I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Học sinh nắm được những điều kiện tự nhiên thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đới nóng.
- Học sinh biết một số cây trồng, vật nuôi chủ yếu ở đới nóng
- Học sinh biết được những biểu hiện của biến đổi khí hậu và cách ứng phó, thích ứng để giảm thiểu thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra.
2. Kĩ năng:
- Kĩ năng phân tích mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên, giữa hoạt động kinh tế của con người và môi trường ở đới nóng.
- Kĩ năng quan sát, nhận xét tranh ảnh địa lí .
- Kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng diễn đạt.
BÀI 9 HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở ĐỚI NÓNG I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: - Học sinh nắm được những điều kiện tự nhiên thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đới nóng. - Học sinh biết một số cây trồng, vật nuôi chủ yếu ở đới nóng - Học sinh biết được những biểu hiện của biến đổi khí hậu và cách ứng phó, thích ứng để giảm thiểu thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra. 2. Kĩ năng: - Kĩ năng phân tích mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên, giữa hoạt động kinh tế của con người và môi trường ở đới nóng. - Kĩ năng quan sát, nhận xét tranh ảnh địa lí . - Kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng diễn đạt. 3. Thái độ : - Ý thức được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường. - Có hành vi tích cực góp phần giảm thiểu những tác động của biến đổi khí hậu chung với cộng đồng. 4. Định hướng các năng lực hình thành: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, - Năng lực chuyên biệt: sử dụng số liệu thống kê; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình. II. Thiết bị dạy học: + Lược đồ các kiểu môi trường trong đới nóng + Lược đồ phân bố đàn gia súc trên thế giới + Lược đồ phân bố các cây công nghiệp chủ yếu trên thế giới + Hình ảnh về sản xuất nông nghiệp ở đới nóng, một số tranh ảnh về sản phẩm cây trồng, vật nuôi ở đới nóng như bông, cừu, dê, heo, lạc, + Sách giáo khoa, thước, giấy A0 III. Hoạt động dạy học: Khởi động : (3-5 phút) GV giới thiệu bài mới: Đới nóng bao gồm 4 kiểu khí hậu chính là xích đạo ẩm, nhiệt đới, nhiệt đới gió mùa và hoang mạc.Đới nóng là nơi có khí hậu nóng quanh năm và lượng mưa dồi dào. Thiên nhiên tạo điều kiện cho sự sống sinh sôi phát triển tươi tốt, đa dạng. Đới nóng cũng là nơi có hoạt động sản xuất nông nghiệp vô cùng phong phú. Để tìm hiểu kĩ về những sản phẩm và những đặc điểm trong sản xuất nông nghiệp ở đới này, chúng ta cùng đi nghiên cứu bài 9: Hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đới nóng. Thời gian Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính 20 phút HĐ1: Làm nhóm( theo kĩ thuật khăn phủ bàn) Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đới nóng Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát lại lược đồ các kiểu môi trường trong đới nóng để HS nắm được các kiểu khí hậu của đới nóng. Bước 2: GV chia HS thành 4 nhóm và phát giấy A0, GV phân công nhiệm vụ cho từng nhóm cụ thể Nhóm 1+3: Môi trường xích đạo ẩm có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sản xuất nông nghiệp? giải pháp? Nhóm 2: Môi trường nhiệt đới có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sản xuất nông nghiệp? giải pháp? Nhóm 4: Môi trường nhiệt đới gió mùa có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sản xuất nông nghiệp? giải pháp? Sau khi HS thảo luận xong GV cho các nhóm dán kết quả lên bảng và yêu cầu từng nhóm cử 1 HS báo cáo, các nhóm còn lại quan sát, thảo luận, nhận xét và bổ sung. GV nhận xét và chuẩn lại kiến thức cho HS về mối quan hệ giữa môi trường đến sản xuất nông nghiệp ở đới nóng( đất, nước, khí hậu,..) (GV giảng thêm: Hệ đất trồng quy định các loại cây trồng, tùy vào từng loại đất để có thể canh tác loại cây phù hợp, ví dụ đất phù sa thì trồng lúa, đất cát pha thì trồng lạc,.. nước cung cấp tưới tiêu cho các sản phẩm cây trồng, Khí hậu quy định nhóm cây, sự sinh trưởng của nhóm cây trồng, vật nuôi: tùy từng kiểu khí hậu mà cây cối sinh trưởng khác nhau. Ví dụ ở đới nóng sẽ không có các loại lá kim hay rừng tai-ga như vùng ôn đới( trừ một số vùng núi cao). Là những chủ nhân tương lai của đất nước, các em có trách nhiệm học tập và nghiên cứu để tìm ra những giải pháp phù hợp để cải thiện những khó khan do điều kiện tự nhiên mang đến.) Bước 3: GV yêu cầu HS quan sát hình 9.1 và hình 9.2 (SGK), GV đặt câu hỏi: - Nêu nguyên nhân dẫn đến xói mòn đất ở môi trường xích đạo ẩm? - Lấy ví dụ để thấy sự ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới và khí hậu nhiệt đới gió mùa đến sản xuất nông nghiệp? Liên hệ Việt Nam. -HS trả lời, giáo viên chuẩn lại kiến thức và giảng thêm: Sản xuất và canh tác nông nghiệp ở đới nóng ngày càng khó khăn khi khí hậu và thời tiết ngày càng thất thường: các hiện tương lũ lụt, hạn hán liên tục xảy ra như nắng nóng ở Ninh Thuận từ tháng 3 năm 2015 làm 10ha lúa chết khô đã ảnh hưởng xấu đến đời sống và sản xuất của người dân. Vấn đề đặt ra là cần phải có những biện pháp canh tác hợp lí, bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng đầu nguồn, ứng phó với những ảnh hưởng xấu từ thiên tai để hạn chế thiệt hại và mang lại hiệu quả trong sản xuất. 1. Đặc điểm sản xuất nông nghiệp Thuận lợi: Nhiệt độ, độ ẩm cao, lượng mưa lớn nên có thể sản xuất quanh năm, xen canh, tăng vụ Khó khăn: Đất dễ bị thoái hóa, nhiều sâu bệnh, khô hạn, bão lũ, 15- 17 phút HĐ2: Cả lớp Tìm hiểu một số cây trồng, vật nuôi chủ yếu ở đới nóng. Bước 1: Tìm hiểu về cây lương thực - Kể tên các cây lương thực chủ yếu ở đới nóng? Liên hệ ở Việt Nam? HS trả lời, GV chuẩn lại kiến thức và giảng thêm: Một số loại cây như: Lúa nước, ngô, khoai, sắn được trồng nhiều ở đới nóng. Ở Việt Nam có rất nhiều loại cây lương thực như: Ngô, khoai lang, sắn, lúa nước,) Tại sao những vùng rồng lúa nước lại là thường trùng với những vùng đông dân bậc nhất của thế giới? HS trả lời, GV chuẩn lại kiến thức và giảng thêm Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, nhu cầu lương thực lớn của người dân và chính sách của Nhà Nước. Bước 2: Tìm hiểu về cây công nghiệp GV đặt câu hỏi: - Em hãy kể tên những vùng tập trung các loại cây công nghiệp ở đới nóng? Kể tên những loại cây công nghiệp được trồng nhiều ở nước ta. Sau khi HS trả lời, GV giảng giải: + Những vùng tập trung: Cà phê( Nam Mĩ, Tây Phi, Đông Nam Á), cao su ( Đông Nam Á), bông ( Nam Á), mía( Nam Mĩ),.. + Những loại cây công nghiệp trồng nhiều ở nước ta: Cao su, chè, cà phê, tiêu, Trong đó những loại cây công nghiệp mang lại giá trị kinh tế cao như: cà phê, tiêu, điều. Bước 3: Tìm hiểu ngành chăn nuôi GV đặt câu hỏi: - Ngành chăn nuôi ở đới nóng có những đặc điểm gì? Học sinh trả lời, giáo viên chuẩn lại kiến thức và giảng thêm: Chăn nuôi nói chung chưa phát triển bằng trồng trọt. Hình thức chăn thả đồng cỏ còn phổ biến. Chăn nuôi lợn và gia cầm tập trung ở vùng có nhiều ngũ cốc do nguồn thức ăn lớn. 2. Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu - Cây lương thực: Lúa gạo ngô, sắn, khoai lang, - Cây công nghiệp nhiệt đới phong phú, có giá trị kinh tế cao. Chăn nuôi: trâu, bò, dê, lợn, IV. Đánh giá ( 3-5 phút) Nêu những thuận lợi và khó khăn của sản xuất nông nghiệp ở đới nóng? V. Hoạt động nối tiếp GV dặn dò HS về nhà và hoàn thành hết nội dung học tập. TP. HCM Ngày 12/07/2015 Người soạn: Giáo viên ứng tuyển Phan Thị Phượng
Tài liệu đính kèm: