Giáo án Địa lý 7 - Chủ đề: Môi trường hoang mạc

I .Mục tiêu bài học:

Sau bài học HS cần đạt được:

1. Kiến thức

- Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường hoang mạc

- Phân tích được sự khác nhau về chế độ nhiệt giữa hoang mạc ở đới nóng và hoang mạc ở đới ôn hòa

- Biết được sự thích nghi của thực vật và động vật ở môi trường hoang mạc.

- Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại của con người ở hoang mạc

- Biết được nguyên nhân làm cho hoang mạc ngày càng mở rộng và biện pháp hạn chế sự phát triển hoang mạc

- Biết một số biện pháp nhằm cải tạo ngăn chặn sự phát triển của hoang mạc.

 

doc 8 trang Người đăng trung218 Lượt xem 6938Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý 7 - Chủ đề: Môi trường hoang mạc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :....................................
TIẾT 21: HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở HOANG MẠC
I .Mục tiêu bài học: 
Sau bài học HS cần đạt được:
1. Kiến thức
- Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường hoang mạc
- Phân tích được sự khác nhau về chế độ nhiệt giữa hoang mạc ở đới nóng và hoang mạc ở đới ôn hòa
- Biết được sự thích nghi của thực vật và động vật ở môi trường hoang mạc.
- Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại của con người ở hoang mạc
- Biết được nguyên nhân làm cho hoang mạc ngày càng mở rộng và biện pháp hạn chế sự phát triển hoang mạc
- Biết một số biện pháp nhằm cải tạo ngăn chặn sự phát triển của hoang mạc.
2. Kĩ năng
- Đọc và phân tích lược đồ Phân bố hoang mạc trên thế giới để biết đặc điểm phân bố và nguyên nhân hình thành các hoang mạc.
- Đọc và phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của một số địa điểm ở môi trường hoang mạc để hiểu và trình bày đặc điểm khí hậu hoang mạc, sự khác nhau về nhiệt độ của hoang mạc đới nóng và hoang mạc đới ôn hòa.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích ảnh địa lí về một số biện pháp cải ngăn chặn sự phát triển của hoang mạc.
- Rèn luyện cho HS một số kỹ năng sống như: tư duy, giải quuyết vấn đề, tự nhận thức...
3. Thái độ
- Thông cảm, chia sẻ với khó khăn nhân dân vùng hoang mạc
- Rút ra nhiều kinh nghiệm sản xuất trong điều kiện tự nhiên khó khăn.
II . Phương tiện dạy học: 
- Bản đồ khí hậu hay bản đồ cảnh quan thế giới .
- Lược đồ các đai khí áp trên thế giới .
- Ảnh chụp các hoang mạc ở châu Á, châu Phi, châu Mĩ, Ôxtrâylia .
- Ảnh về các hoạt động kinh tế cổ truyền và kinh tế hiện đại trên các hoang mạc
- Ảnh về các thành phố hiện đại trong hoang mạc ở các nước Ảrập hay Bắc Mĩ
- Ảnh về phòng chống hoang mạc hóa trên thế giới
III . Năng lực hướng tới: 
1. Năng lực chung:
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực hợp tác
- Năng lực giao tiếp
2. Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ
- Năng lực sử dụng bản đồ, biểu đồ
- Năng lực sử dụng hình ảnh
IV. Bảng mô tả
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
VD thấp
VD cao
Môi trường hoang mạc
- Trình bày được sự phân bố của các hoang mạc trên thế giới
- Trình bày được đặc điểm khí hậu của môi trường hoang mạc
- Biết được những đặc điểm thích nghi của thực động vật với môi trường hoang mạc
- Trình bày được các hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc.
- Biết được những nguyên nhân khiến hoang mạc đang ngày càng mở rộng trên thế giới
- Nêu được một số biện pháp nhằm hạn chế sự mở rộng của hoang mạc
- Giải thích được nguyên nhân sự phân bố các hoang mạc trên thế giới
- Giải thích được đặc điểm khí hậu của môi trường hoang mạc
- Giải thích được tại sao giới sinh vật có thể thích nghi với môi trường hoang mạc
- Phân tích một số biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa để trình bày được đặc điểm khí hậu của môi trường hoang mạc
- So sánh sự khác nhau giữa khí hậu hoang mạc đới nóng và đới ôn hòa
- Liên hệ với quá trình hoang mạc hóa ở Việt Nam 
V. Hệ thống câu hỏi
1. Câu hỏi ở mức độ nhận biết.
Câu 1: Quan sát lược đồ phân bố các hoang mạc trên thế giới, cho biết các hoang mạc trên thé giới thường phân bố ở đâu?
Câu 2: Em hãy nêu đặc điểm chung của khí hậu hoang mạc?
Câu 3: Dựa vào thông tin trong sách giáo khoa, kết hợp với hiểu biết của bản thân cho biết thực, động vật ở hoang mạc thích nghi với môi trường khắc nghiệt, khô hạn như thế nào? 
Câu 4: Trình bày các hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc?
Câu 5: Trình bày nguyên nhân khiến diện tích hoang mạc ngày càng mở rộng?
Câu 6: Nêu một số biện pháp để hạn chế sự mở rộng diện tích các hoang mạc.
2. Câu hỏi mức độ thông hiểu.
Câu 1: Dựa vào kiến thức đã học giải thích sự phân bố của các hoang mạc trên thế giới?
Câu 2: Giải thích tại sao môi trường hoang mạc lại có khí hậu khô hạn, khắc nghiệt như vậy?
Câu 3: Tại sao giới sinh vật lại có thể thích nghi với môi trường khô hạn, khắc nghiệt của hoang mạc?
3. Câu hỏi mức độ vận dụng thấp.
 Câu 1: Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa Hình 19.2 và Hình 19.3 rút ra đặc điểm của khí hậu môi trường hoang mạc
4. Câu hỏi mức độ vận dụng cao.
Câu 1: So sánh sự khác nhau giữa đặc điểm khí hậu hoang mạc đới nóng và khí hậu hoang mạc đới lạnh?
Câu 2: Bằng kiến thức và hiểu biết của bản thân hãy cho biết quá trình hoang mạc hóa ở Việt Nam diễn ra như thế nào?
VI. Tiến trình dạy học 
TIẾT 20: MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC
1. Ổn định tổ chức:
7C
7D
Ngày dạy
Sĩ số
Học sinh vắng
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kể tên các kiểu môi trường ở đới nóng và đới ôn hòa? Kiểu môi trường nào có cả ở đới nóng và đới ôn hòa? 
- Trình bày sự phân bố và đặc điểm chung khí hậu môi trường hoang mạc?
3. Bài mới : 
	Ở những giờ học trước cô trò chúng ta đã cùng nhau đi tìm hiểu đới nóng và đới lạnh mà ở hai đới này đều tồn tại chung một kiểu môi trường đó là môi trường hoang mạc. Vậy môi trường hoang mạc có đặc điểm gì thì chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu qua chủ đề ngày hôm nay.
	Trước tiên cô giáo sẽ giới thiệu cho các em biết những nội dung chính của chủ đề. Chủ đề của chúng ta được thực hiện trong hai tiết đó là tiết 20 và tiết 21.
Tiết 20 chúng ta sẽ tìm hiểu về đặc điểm của môi trường cũng như sự thích nghi của động thực vật với môi trường; Tiết 21 chúng ta sẽ tìm hiểu về các hoạt động kinh tế của con người ở môi trường hoang mạc cũng như hiện trạng hoang mạc đang mở rộng trên thế giới. Sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu từng nội dung.
TIẾT 20: MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG CHÍNH
GV: Yêu cầu HS quan sát lược đồ 19.1.
? Các hoang mạc trên thế giới thường phân bố ở đâu?
HS: Trả lời 
GV: Yêu cầu học sinh quan sát lược đồ hình 19.1
? Cho biết hoang mạc Xahara thuộc đới nào?
Hoang mạc Gôbi thuộc đới nào?
HS: Thuộc đới nóng và đới ôn hòa 
GV: Ngay sau đây chúng ta cùng đi tìm hiểu về đặc điểm khí hậu của hai hoang mạc này.
- Chia lớp thành 2 nhóm: (Thảo luận theo ND phiếu học tập phần phụ lục)
+ Nhóm 1: Phân tích nhiệt độ và lượng mưa của tháng cao nhất và tháng thấp nhất Hình 19.2 Hoang mạc Xahara ở 190B. Rút ra nhận xét về đặc điểm khí hậu hoang mạc.
+ Nhóm 2: Phân tích nhiệt độ và lượng mưa của tháng cao nhất và tháng thấp nhất Hình 19.3 Hoang mạc Goobi ở 430B. Rút ra nhận xét về đặc điểm khí hậu hoang mạc.
HS: Thảo luận theo nhóm, cử đại diện trình bày.
? Từ kết quả vừa phân tích trình bày đặc điểm chung của khí hậu hoang mạc?
HS: Đặc điểm chung của khí hậu hoang mạc : mưa ít ở Xahara 21 mm, GôBi 140 mm ; biên độ nhiệt năm lớn Xahara 24oC, Mông cổ 40oC. 
GV mở rộng: Biên độ nhiệt ngày đêm của hoang mạc rất lớn có lúc giữa trưa lên đến 40oC đêm hạ xuống 0oC.
? Sự khác nhau về khí hậu giữa hoang mạc ở đới nóng và hoang mạc ở ôn hoà?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, chốt ý
GV: Yêu cầu HS quan sát 2 ảnh 19.4 Xahara và 19.5 Ariđôna(Hoa Kì) 
? Mô tả quang cảnh hoang mạc châu Phi và hoang mạc Bắc Mĩ ?
HS: Quan sát và mô tả
 (Hoang mạc Xahara ở châu Phi như một biển cát mênh mông từ Tây sang Đông 4500 km , từ Bắc xuống Nam 1800 km, với những đụn cát di động ; một số nơi là ốc đảo với các cây chà là có dáng như cây dừa)
 (Hoang mạc Ariđôna ở Bắc Mĩ là vùng đất sỏi đá với các cây bụi gai và các cây xương rồng nến khổng lồ cao 5m, mọc rải rác).
? Quan sát 2 hình ảnh trên nêu đặc điểm bề mặt địa hình các hoang mạc? 
? Nhận xét về giới sinh vật ở hoang mạc
GV: Chia lớp thành 2 nhóm:
- Nhóm 1: Cho biết thực vật thích nghi với môi trường hoang mạc bằng cách nào?
- Nhóm 2: Cho biết động vật thích nghi với môi trường hoang mạc bằng cách nào?
Học sinh các nhóm làm việc đại diện các nhóm trình bày 
GV: Chuẩn kiến thức
(Tự hạn chế sự mất nước: thân lá bọc sáp hay biến thành gai; bò sát và côn trùng vùi xuống cát, chỉ ra ngoài kiếm ăn vào ban đêm, lạc đà ít đổ mồ hôi khi hoạt động, người mặc áo choàng nhiều lớp chùm kín đầu để tránh mất nước vào ban ngày và chống rét vào ban đêm).
(Tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể : cây có bộ rễ sâu và toả rộng, cây xương rồng khổng lồ và cây có thân hình chai để dự trữ nước trong thân cây, lạc đà ăn và uống nhiều để dự trữ mỡ trên bứu)
? Quan sát H20.1, H20.2 xác định các hoạt động kinh tế cổ truyền ở môi trường hoang mạc.
H20.1: Trồng trọt trong các ốc đảo 
H20.2: Chuyên chở và buôn bán hàng hoá xuyên hoang mạc
? Tại sao lại trồng trọt được trong các ốc đảo?
GV nhấn mạnh: tính chất khô hạn của khí hậu nên chỉ có thể trồng trọt được ở các ốc đảo. 
GV giới thiệu cho HS biết chăn nuôi du mục là hoạt động kinh tế cổ truyền ở hầu hết các hoang mạc trên thế giới với các vật nuôi phổ biến là dê, cừu, lạc đà, lừa, ngựa... 
? Tại sao lại phải chăn nuôi du mục?
? Một số dân tộc sống chở hàng hoá qua hoang mạc bằng phương tiện gì? 
-> GV tổng kết các hoạt động kinh tế cổ truyền trong hoang mạc.
 ? Quan sát các H20.3, H20.4 phân tích vai trò của kỹ thuật khoan sâu trong việc làm biến đổi bộ mặt của hoang mạc. 
 GV: Yêu cầu HS mô tả H20.3, H20.4
+ H20.3: Là cảnh trồng trọt ở những nơi có dàn tưới tự động xoay tròn của Li- Bi, cây cối chỉ mọc ở những nơi có nước tưới, hình thành nên những vòng tròn xanh, bên ngoài vòng toàn là hoang mạc. Để có được nước tưới như vậy phải khoan đến các mạch nước ngầm rất sâu nên rất tốn kém. 
+ H20.4: Là các dàn khoan dầu mỏ với các cột khói của khí đông hành đang bốc cháy. Các guồng dầu này thường nằm rất sâu. Các nguồn lợi từ dầu mỏ, khí đốt... đã giúp cho con người có đủ khả năng chi trả rất đắt cho việc khoan sâu.
Làm biến đổi bộ mặt của hoang mạc).
? Quan sát H20.5, em có nhận xét gì ?
(Khu dân cư đông nhưng ít cây xanh và cát đang lấn chiếm dần vào một vài khu dân cư ở vùng rìa)
? Em hãy cho biết nguyên nhân làm cho hoang mạc ngày càng mở rộng? 
? Với 2 nguyên nhân này thì nơi nào thường bị hoang mạc hoá trước nhất? 
HS: Rìa hoang mạc
? Cho biết hậu quả của quá trình hoang mạc hóa ngày càng mở rộng. 
 GV liên hệ với thực tế: Bản thân em cần làm gì để góp phần giảm tình trạng hoang mạc hóa?
1. Đặc điểm của môi trường 
* Phân bố: ở hầu hết các châu lục, chiếm 1/3 diện tích đất nổi của thế giới.
- Thưởng ở: 
+ Nằm dọc theo đường chí tuyến bởi ở 2 chí tuyến có 2 dải khí áp cao hơi nước khó ngưng tụ thành mây -> ít mưa
+ Nằm sâu trong nội địa xa ảnh hưởng của biển.
+ Có dòng biển lạnh ngoài khơi ngăn hơi nước từ biển vào
* Khí hậu
- Đặc điểm chung
 + Lượng mưa ít.
 + Biên độ nhiệt năm rất lớn.
 + Biên độ nhiệt ngày đêm cũng rất lớn.
=> Khí hậu khô hạn và vô cùng khắc nghiệt 
- Sự khác nhau
+ Hoang mạc nóng:
∙ Biên độ nhiệt năm rất lớn ( 280C)
∙ Mùa hè rất nóng (400C)
∙ Mùa đông ấm ( 120C)
∙ Lượng mưa ít
+ Hoang mạc lạnh: 
∙ Biên độ nhiệt năm rất cao (400C)
∙ Mùa hè không quá nóng (200C)
∙ Mùa đông rất lạnh
∙ Lượng mưa ít nhưng nhiều hơn hoang mạc đới nóng.
=> một bên là hoang mạc nóng, một bên là hoang mạc lạnh.
* Cảnh quan
 - Bề mặt cát hay sỏi đá bao phủ
 - Thực vật cằn cõi, thưa thớt.
 - Động vật rất hiếm
 - Dân cư tập trung ở các ốc đảo.
2. Sự thích nghi của thực, động vật với môi trường.
Giới sinh vật thích nghi theo 2 cách:
+ Tự hạn chế sự mất nước.
+ Tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể. 
- Đối với thực vật: cây rút ngắn chu kì sinh trưởng, lá bọc sáp, dày bóng hoặc biến thành gai, bộ rễ dài và to, dự trữ nước trong thân . 
 - Đối với động vật: chạy nhanh, vùi mình trong cát, hốc đá, chịu đói khát giỏi, dự trữ nước trong thân. 
 KL: SGK
3. Hoạt động kinh tế:
- Hoạt động kinh tế cổ truyền 
+ Trồng trọt: chà là, cam, chanh, lúa mạch... 
-> trong các ốc đảo.
+ Chăn nuôi du mục: dê, cừu, lạc đà, ngựa, lừa....
+ Chuyên chở hàng hoá qua hoang mạc
- Hoạt động kinh tế hiện đại
+ Với sự tiến bộ kĩ thuật khoan sâu:
∙ Phát hiện các mỏ khoáng sản, mở dầu khí, phát triển công nghiệp khai thác
∙ Phát hiện các túi nước ngầm do đó có thể trồng trọt trong các hoang mạc.
+ Du lịch hành trình qua hoang mạc đang phát triển
4. Hoang mạc đang ngày càng mở rộng
- Hiện trạng: Diện tích hoang mạc trên thế giới ngày càng mở rộng.
- Nguyên nhân
+ Một phần do cát lấn hoặc do biến đổi của khí hậu toàn cầu. 
+ Do con người khai thác rừng quá mức.
- Biện pháp
+ Khai thác nguồn nước ngầm để cải tạo hoang mạc.
+ Trồng cây gây rừng 
4. Củng cố: 
- GV khái quát nội dung chính của bài 
5. Hướng dẫn về nhà 
 - Về nhà học bài, chuẩn bị trước bài 20. 
 ***************************************************
TIẾT 21: HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở HOANG MẠC
1. Ổn định tổ chức:
7C
7D
Ngày dạy
Sĩ số
Học sinh vắng
2. Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày sự phân bố và đặc điểm chung khí hậu môi trường hoang mạc?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG CHÍNH
? Quan sát H20.1, H20.2 xác định các hoạt động kinh tế cổ truyền ở môi trường hoang mạc.
H20.1: Trồng trọt trong các ốc đảo 
H20.2: Chuyên chở và buôn bán hàng hoá xuyên hoang mạc
? Tại sao lại trồng trọt được trong các ốc đảo?
GV nhấn mạnh: tính chất khô hạn của khí hậu nên chỉ có thể trồng trọt được ở các ốc đảo. 
GV giới thiệu cho HS biết chăn nuôi du mục là hoạt động kinh tế cổ truyền ở hầu hết các hoang mạc trên thế giới với các vật nuôi phổ biến là dê, cừu, lạc đà, lừa, ngựa... 
? Tại sao lại phải chăn nuôi du mục?
? Một số dân tộc sống chở hàng hoá qua hoang mạc bằng phương tiện gì? 
-> GV tổng kết các hoạt động kinh tế cổ truyền trong hoang mạc.
 ? Quan sát các H20.3, H20.4 phân tích vai trò của kỹ thuật khoan sâu trong việc làm biến đổi bộ mặt của hoang mạc. 
 GV: Yêu cầu HS mô tả H20.3, H20.4
+ H20.3: Là cảnh trồng trọt ở những nơi có dàn tưới tự động xoay tròn của Li- Bi, cây cối chỉ mọc ở những nơi có nước tưới, hình thành nên những vòng tròn xanh, bên ngoài vòng toàn là hoang mạc. Để có được nước tưới như vậy phải khoan đến các mạch nước ngầm rất sâu nên rất tốn kém. 
+ H20.4: Là các dàn khoan dầu mỏ với các cột khói của khí đông hành đang bốc cháy. Các guồng dầu này thường nằm rất sâu. Các nguồn lợi từ dầu mỏ, khí đốt... đã giúp cho con người có đủ khả năng chi trả rất đắt cho việc khoan sâu.
Làm biến đổi bộ mặt của hoang mạc).
? Quan sát H20.5, em có nhận xét gì ?
(Khu dân cư đông nhưng ít cây xanh và cát đang lấn chiếm dần vào một vài khu dân cư ở vùng rìa)
? Em hãy cho biết nguyên nhân làm cho hoang mạc ngày càng mở rộng? 
? Với 2 nguyên nhân này thì nơi nào thường bị hoang mạc hoá trước nhất? 
HS: Rìa hoang mạc
? Cho biết hậu quả của quá trình hoang mạc hóa ngày càng mở rộng. 
GV liên hệ với thực tế: Bản thân em cần làm gì để góp phần giảm tình trạng hoang mạc hóa?
3. Hoạt động kinh tế:
- Hoạt động kinh tế cổ truyền 
+ Trồng trọt: chà là, cam, chanh, lúa mạch... 
-> trong các ốc đảo.
+ Chăn nuôi du mục: dê, cừu, lạc đà, ngựa, lừa....
+ Chuyên chở hàng hoá qua hoang mạc
- Hoạt động kinh tế hiện đại
+ Với sự tiến bộ kĩ thuật khoan sâu:
∙ Phát hiện các mỏ khoáng sản, mở dầu khí, phát triển công nghiệp khai thác
∙ Phát hiện các túi nước ngầm do đó có thể trồng trọt trong các hoang mạc.
+ Du lịch hành trình qua hoang mạc đang phát triển
4. Hoang mạc đang ngày càng mở rộng
- Hiện trạng: Diện tích hoang mạc trên thế giới ngày càng mở rộng.
- Nguyên nhân
+ Một phần do cát lấn hoặc do biến đổi của khí hậu toàn cầu. 
+ Do con người khai thác rừng quá mức.
- Biện pháp
+ Khai thác nguồn nước ngầm để cải tạo hoang mạc.
+ Trồng cây gây rừng 
4. Củng cố:
- GV khái quát lại toàn bộ nội nội dung của chủ đề
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài, trả lời các câu hỏi trong SGK, chuẩn bị trước bài mới

Tài liệu đính kèm:

  • docCHU_DE_MOI_TRUONG_HOANG_MAC.doc