Giáo án Địa lý 7 - Hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Sau bài học này học sinh cần phải:

 - Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại của con người ở đới lạnh.

 - Biết một số vấn đề lớn cần phải giải quyết ở đới lạnh.

2. Kĩ năng: - Quan sát tranh ảnh, nhận xét về một số cảnh quan, hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh. (kinh tế cổ truyền và kinh tế hiện đại)

 - Lập sơ đồ về mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên, giữa tự nhiên và hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh

3. Thái độ: Biết được các khó khăn về khí hậu, sự vươn lên vượt qua khó khăn của con người, từ đó các em có ý thức vượt qua khó khăn và thử thách trong học tập và cuộc sống

 

doc 5 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2710Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý 7 - Hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 23 – Bài 22: 	HOẠT ĐỘNG KINH TẾ 
 CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI LẠNH
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau bài học này học sinh cần phải:
 - Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại của con người ở đới lạnh.
 - Biết một số vấn đề lớn cần phải giải quyết ở đới lạnh.
2. Kĩ năng: - Quan sát tranh ảnh, nhận xét về một số cảnh quan, hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh. (kinh tế cổ truyền và kinh tế hiện đại)
 - Lập sơ đồ về mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên, giữa tự nhiên và hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh 	
3. Thái độ: Biết được các khó khăn về khí hậu, sự vươn lên vượt qua khó khăn của con người, từ đó các em có ý thức vượt qua khó khăn và thử thách trong học tập và cuộc sống
II. CHUẨN BỊ 
Giáo viên: Máy chiếu
Học sinh: Học và đọc bài trước, làm bài tập đầy đủ. 
 SGK các môn Địa lý 7, Sinh học 7.
Âm nhạc, Mỹ Thuật.
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ:
 Câu 1: Dựa vào H 21.1 và H 21.2 hãy nêu vị trí địa lý và đặc điểm khí hậu của môi trường đới lạnh?
 Câu 2: Động vật và thực vật thích nghi với khí hậu đới lạnh như thế nào?
3. Nội dung bài mới:
a. Vào bài: Mặc dù đới lạnh có điều kiện tự nhiên vô cùng khắc nghiệt, nhưng từ ngàn đời nay các dân tộc phương Bắc đã chinh phục, khai thác và cải tạo xứ tuyết trắng mênh mông này như thế nào? Ta tìm hiểu câu trả lời trong bài học hôm nay.
b. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
Hoạt đông I:
- Quan sát H 2.1: Lược đồ phân bố dân cư trên thế giới ,em có nhận xét gì về đặc điêm phân bố dân cư ở đới lạnh? ( phương Bắc; phương Nam)
NHÓM:
- HS quan sát H 22.1, H22.2, H22.3 cho biết:
+Có các dân tộc nào sinh sống ở đới lạnh phương Bắc?
+Địa bàn cư trú và hoạt động kinh tế của họ.
 HS lên xác định: 
- Địa bàn sinh sống của các dân tộc sống bằng nghề chăn nuôi.
- Địa bàn cư trú của các dân tộc sống bằng nghề săn bắt.
? Tại sao con người chỉ sinh sống ở ven biển Bắc Âu, Bắc Mĩ, Bắc Ắ,...mà không sống gần cực?
- GV cho HS quan sát thêm một số tranh ảnh
- GV: Do quá lạnh nên một số dân tộc phương Bắc sống trong các ngôi nhà băng, phương tiện đi lại và vận chuyển hàng hoá của người dân chủ yếu là xe trượt tuyết dùng chó kéo hoặc tuần lộc kéo.
* Chuyển ý: Bên cạnh những hoạt động kinh tế cổ truyền thì cũng có những hoạt động kinh tế hiện đại và những vấn đề nảy sinh cần giải quyết ở môi trường đới lạnh. 
Hoạt động II: 
+ Em hãy cho biết môi trường đới lạnh có các nguồn tài nguyên chính nào? 
? Theo em việc khai thác các loại tài nguyên ở đới lạnh như thế nào? Tại sao?
-GV đưa ra thêm một số thông tin về điều kiện khai thác khó khăn.
- Quan sát H 22.4 và H 22.5 cho biết: 
Hiện nay nhờ các phương tiện hiện đại con người việc nghiên cứu và khai thác tài nguyên ở đới lạnh như thế nào?
- GV cho học sinh xem một số hình ảnh về : khai thác dầu , trạm nghiên cứu của các nhà khoa học, nuôi gấu ở Bắc cực, chế biến cá voi
? Vậy hiện nay các hoạt động kinh tế chủ yếu ở đới lạnh là gì?
+ Thăm dò và khai thác khoáng sản
+ Chăn nuôi thú có lông quý
+ Đánh bắt và chế biến cá voi
- GV cho HS xem hình ảnh về một số loài động vật ở đới lạnh có nguy cơ bị tuyệt chủng
? Nguyên nhân vì sao một số loài động vật quý hiếm ở đới lạnh có nguy cơ bị tuyệt chủng?
? Những vấn đề cấp thiết hiện nay cần giải quyết ở đới lạnh?
? Để bảo vệ các loài động vật quý theo em chúng ta cần phải làm gì? ( Tích hợp môn Sinh 7- bài 60: Động vật quý hiếm)
? Trong quá trình sinh sống và khai thác môi trường , có các vấn đề quan tâm rất lớn của môi trường phải giải quyết ngay ở đới lạnh, đới nóng, đới ôn hoà là gì? 
GV: + chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm thảo luận vấn đề quan tâm về môi trường của một đới:
+ Thời gian thảo luận : 1 phút 30 giây
+ Nhóm 1: Đới nóng? ( xói mòn đất, suy giảm diện tích rừng)
+Nhóm 2: Đới ôn hòa ?( ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước)
+ Nhóm 3: Đới lạnh? (Thiếu nhân lực và nguy cơ tuyệt chủng của một số động vật quý hiếm)
Hs trả lời và nhận xét bổ sung.
GV chuẩn xác kiến thức
1. Hoạt đông kinh tế của các dân tộc ở phương Bắc:
=> Đới lạnh là nơi có ít người sinh sống nhất trên Trái Đất. 
Gồm người Ianuc, Exkimo, Xamoiet,... sống trong các đài nguyên ven biển phía Bắc Âu, Bắc Á, Bắc Mĩ.
- Hoạt động kinh tế cổ truyền:
+ Chăn nuôi tuần lộc
+ Đánh bắt cá 
+ Săn thú có lông quý để lấy lông, thịt, mỡ, da...
2. Việc nghiên cứu và khai thác môi trường.
- Đới lạnh có tài nguyên thiên nhiên phong phú: Hải sản, khoáng sản, thú có lông quýnhưng điều kiện khai thác còn rất khó khăn.
- Ngày nay, nhờ phương tiện vận chuyển hiện đại và kĩ thuật tiên tiến, con người đã tiến sâu vào vùng cực để nghiên cứu khoa học và khai thác tài nguyên.
- Vấn đề cấp thiết hiện nay của đới lạnh:
+ Bảo vệ một số loài động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng.
+ Giải quyết việc thiếu nhân lực
4. Củng cố.
 ? Vậy qua bài học ngày hôm nay, các em cần nắm được những nội dung chính nào?
* Bài tập:
Bài 2: ( Bài 3- SGK/ 73): Cho những cụm từ: (khí hậu rất lạnh, băng tuyết phủ quanh năm, thực vật nghèo nàn, rất ít người sinh sống), hãy lập sơ đồ theo mẫu để thể hiện mối quan hệ giữa môi trường và con người ở đới lạnh.
BĂNG TUYẾT PHỦ QUANH NĂM
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Học bài
- Trả lời câu hỏi 1,2 SGK/73
- Chuẩn bị bài mới: Môi trường vùng núi
+ Chú ý sự thay đổi thực vật theo độ cao và theo hướng của sườn núi? 
+Liên hệ vùng núi nước ta.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_22_Hoat_dong_kinh_te_cua_con_nguoi_o_doi_lanh.doc