1. MỤC TIÊU:
1.1.Kiến thức:
*HĐ 1 : Học sinh biết phân biệt được lục địa và châu lục. Biết tên sáu lục địa và sáu châu lục trên thế giới.
*HĐ 2: Hiểu được một số tiêu chí ( chỉ số phát triển con người) để phân loại các nước trên thế giới thành hai nhóm nước: phát triển và đang phát triển.
1.2.Kỹ năng
- HS thực hiện được: Xác định các lục địa và các châu lục, 4 đại dương.
- HS thực hiện thành thạo: Phân tích bảng số liệu, lược đồ các nhóm nước thông qua thu nhập bình quân đầu người.
1.3.Thái độ:
PHẦN BA Thiªn nhiªn vµ con ngêi ë c¸c ch©u lôc Tuần 14 Tiết CT 28 Ngaøy daïy: THEÁ GIÔÙI ROÄNG LÔÙN VAØ ÑA DAÏNG 1. MỤC TIÊU: 1.1.Kiến thức: *HĐ 1 : Học sinh biết phân biệt được lục địa và châu lục. Biết tên sáu lục địa và sáu châu lục trên thế giới. *HĐ 2: Hiểu được một số tiêu chí ( chỉ số phát triển con người) để phân loại các nước trên thế giới thành hai nhóm nước: phát triển và đang phát triển. 1.2.Kỹ năng - HS thực hiện được: Xác định các lục địa và các châu lục, 4 đại dương. - HS thực hiện thành thạo: Phân tích bảng số liệu, lược đồ các nhóm nước thông qua thu nhập bình quân đầu người. 1.3.Thái độ: - Thói quen: Thấy được các nước trên thế giới đều có mức thu nhập khác nhau và Việt Nam có mức thu nhập thấp. - Tính cách: Qua bài học, học sinh có ý thức cố gắng vươn lên trong học tập để trở thành người có ích cho xã hội. 2. NỘI DUNG HỌC TẬP: - Các lục địa và các châu lục . - Các nhóm nước trên thế giới 3. CHUẨN BỊ: 3.1. Gi¸o viªn: - B¶n ®å tù nhiªn thÕ giíi, qu¶ ®Þa cÇu - Phóng to lược đồ thu nhập bình quân đầu người của các quốc gia trên thế giới. 3.2.Học sinh : Xem và chuẩn bị bài mới theo nội dung đã dăn. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 1phút -Lớp 7a1 : -Lớp 7a2 : -Lớp 7a3 : 4.2. Kiểm tra miệng: 5 phút 1. Nêu tên các môi trường mà em đã học? Cho biết nước ta nằm trong môi trường nào?(8đ) 2.Cho biết trên thế giới có mấy lục địa? Mấy châu lục? ( 2đ) ĐÁP ÁN : 1)Các môi trường đã học: Môi trường đới nóng Môi trường đới ôn hòa Môi trường đới lạnh Môi trường hoang mạc Môi trường vùng núi - Nước ta nằm trong môi trường đới nóng. 2) - Có 6 lục địa: Á- Âu, Phi, Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Nam Cực, Ô-Xtrây –li-a. - Có 6 châu lục: Á, Âu, Phi, Mĩ, Đại Dương, Nam Cực. 4.3 Tiến trình bài học - Hoạt động 1: Học sinh biết phân biệt được lục địa và châu lục. Biết tên sáu lục địa và sáu châu lục trên thế giới. Xác định được vị trí của sáu lục địa, sáu châu lục trên bản đồ. Xác định được vị trí của 4 đại dương và vị trí bao quanh của từng đại dương đối với lục địa.( từ slide 6 đến slide 14; 14 phút ). - Hoạt động 2. Hiểu được một số tiêu chí ( chỉ số phát triển con người) để phân loại các nước trên thế giới thành hai nhóm nước: phát triển và đang phát triển. Biết sắp xếp các nước thành hai nhóm nước phát triển và đang phát triển. Biết Việt Nam thuộc nhóm nước đang phát triển Biết nhận định thế giới chúng ta đang sống thật rộng lớn và đa dạng thông qua các hình ảnh (từ slide 15 đến slide 30; 15 phút ). 4.4. Tổng kết : (từ slide 31 đến slide 34; 6 phút ). 1) Trên thế giới có mấy lục địa? Lục địa nào có hai châu lục? - Có 6 lục địa: Á- Âu, Phi, Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Nam Cực, Ô-Xtrây –li-a. - Lục địa có hai châu lục : Á- Âu. 2) Trên thế giới có mấy châu lục? Châu lục nào có hai lục địa? Chúng ta đang ở châu lục nào? - Có 6 châu lục: Á, Âu, Phi, Mĩ, Đại Dương, Nam Cực. - Châu lục có hai lục địa là châu Mĩ. - Chúng ta đang ở châu Á. 3) Tại sao nói thế giới chúng ta đang sống thật rộng lớn và đa dạng ? - Rộng lớn: + Con người có mặt tất cả các châu lục, các đảo, quần đảo + Vươn tới tầng cao . + Xuống dưới thềm lục địa. - Đa dạng: +Hành chính: > 200 quốc gia khác nhau về chế độ chính trị xã hôi. + Có nhiều dân tộc, mỗi dân tộc có bản sắc riêng, khác nhau về phong tục, tập quán, tiếng nói văn hoá tính ngưỡng. + Mỗi môi trường có kiến trúc, tổ chức sản xuất khác nhau, dịch vụ khác nhau, trong thời đại thông tin phát triển tăng thêm tính đa dạng của thế giới. 4) Hướng dẫn học sinh thiết lập sơ đồ tư duy tổng kết nội dung bài học. 4.5.Hướng dẫn học tập : slide 35; 4 phút . * Đối với bài học này : Học bài, hoàn thành bài tập bản đồ. * Đối với bài học sau : Xem trước bài 26: THIÊN NHIÊN CHÂU PHI . + Châu Phi tiếp giáp với các biển và đại dương nào? + Đường xích đạo đi qua phần nào của châu lục? + Dạng địa hình nào là chủ yếu ở châu lục này ? + Kể tên nguồn tài nguyên khoáng sản ở châu lục? + Phân tích H26.1 SGK. 5.PHỤ LỤC : *Tài liệu tham khảo : - Sách giáo viên Địa lí 7. - Đổi mới phương pháp dạy học và những bài dạy minh họa Địa lí 7. - Dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng Địa lí 7.
Tài liệu đính kèm: