Giáo án Địa lý 7 - Tô Thị Hiền

I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS đạt được :

 1. Kiến thức: - Trình bày được quá trình phát triển và tình hình gia tăng dân số thế giới, nguyên nhân và hậu quả của nó.

 2. Kĩ năng:

 - Đọc và hiểu cách xây dựng tháp dân số.

 - Đọc biểu đồ gia tăng dân số thế giới để thấy được tình hình gia tăng dân số trên thế giới.

 - Rèn luyện cho HS một số kỹ năng sống sau: tư duy, tự nhận thức, giải quyết vấn đề, .

 3. Thái độ: - ủng hộ các chính sách và các hoạt động nhằm đạt tỉ lệ gia tăng dân số hợp lí.

 * Các kỹ năng sống cơ bản: tư duy, giao tiếp, làm chủ bản thân.

II. Phương pháp: Nêu vấn đề, trực quan, đàm thoại, thảo luận nhóm.

 

doc 180 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1254Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lý 7 - Tô Thị Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m khoảng 120C ; nóng nhất là tháng 2 khoảng 220C ; tháng lạnh nhất là tháng 7 khoảng 100C => ở nửa cầu Nam)
 + Cho biết từng biểu đồ thuộc kiểu khí hậu nào ? Nêu đặc điểm chung của kiểu khí hậu đó?
 (A : là kiểu khí hậu nhiệt đới ở nửa cầu Nam . Nên mưa từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau)
 (B : là kiểu khí hậu nhiệt đới ở nửa cầu Bắc. Nên mưa từ tháng 5 đến tháng 10)
 (C : là kiểu khí hậu xích đạo ẩm .Nên mưa nhiều và mưa đều quanh năm)
 (D : là kiểu khí hậu hoang mạc . Do có lượng mưa ít )
+ Hãy sắp xếp các biểu đồ nhiệt độ & lượng mưa A, B, C, D vào các vị trí 1, 2, 3, 4 trên hình 27.2 cho phù hợp. 
 ( A với 3 ; B với 2 ; C với 1 ; D với 4 )
 ? em hãy vẽ biểu đồ tròn thể hiện tỉ lệ dân số của 3 thành phố sau :
 - Niu York : 10% dân số Hoa Kì . 
 - Tôkiô : 27% dân số Nhật . 
 - Pari : 21% dân số Pháp .
 Qua biểu đồ em có nhận xét gì ?
 4. Đánh giá giờ thực hành: Nhận xét và tuyên dương nhx học sinh có ý thức học bài, khiển trách đối với những hs chưa chú ý học
 5. Hướng dẫn về nhà
 - Về nhà học bài, chuẩn bị bài 29. 
 6. Rút kinh nghiệm:
Tổ chuyên môn duyệt
Ngày soạn: 29/11/ 2013
Ngày dạy: 7A 6/12/2013; 7B 5/12/2013
Tuần 16 Tiết 31 - Bài 29: DÂN CƯ, XÃ HỘI CHÂU PHI
I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS đạt được.
1. Kiến thức: 
Trình bày một số đặc điểm cơ bản về dân cư, xã hội châu Phi 
- Hiểu rõ những hậu quả của lịch sử để lại qua việc mua bán nô lệ và thuộc địa hoá của các cường quốc phương Tây.
- Hiểu được sự bùng nổ dân số không thể kiểm soát được và sự xung đột sắc tộc triền miên đang cản trở sự phát triển của châu Phi.
2. Kĩ năng:
- Phân tích lược đồ phân bố dân cư và đô thị để rút ra nguyên nhân của sự phân bố đó.
 - Phân tích số liệu thống kê về sự gia tăng dân số của một số quốc gia ở châu Phi.
3. Thái độ:
II. Phương pháp: Đàm thoại, hoạt động nhóm. cặp.
III. Chuẩn bị:
GV: - Bản đồ phân bố dân cư và đô thị châu Phi.
- Bảng số liệu thống kê về tỉ lệ gia tăng dân số ở một số quốc gia châu Phi
- ảnh, tư liệu về xung đột vũ trang và di dân do xung đột vũ trang ở châu Phi.
HS: Tập bản đồ.
IV. Tiến trình dạy học:
 1. Ổn định: 
 2. Kiểm tra:
 3. Bài mới: Giới thiệu : dân cư châu Phi phân bố không đều và gia tăng nhanh. Bùng nổ dân số, và đại dich AIDS, xung đột giữa các tộc người và sự can thiệp của nước ngoài là những nguyên nhân chủ yếu kìm hãm sự phát triển kinh tế-xã hội của châu lục này .
 Hoạt động 1: Hoạt động cả lớp :
? Xem hình 29.1.nhận xét sự phân bố dân cư ở Châu Phi?
? Tại sao sự phân bố dân cư châu Phi không đều ? 
 + ở hoang mạc hầu như không có người sinh sống, mà chỉ tập trung ở các ốc đảo .
 + ở sông Nin có mật độ dân số cao nhất vì ở đây có đồng bằng châu thổ phì nhiêu .
 + ở xavan có mật độ trung bình .
 + Còn ở xích đạo ẩm mật độ dân số khá cao 
? Hãy đọc tên các thành phố châu Phi từ 1 triệu dân trở lên ? Phân bố ở đâu ? (kể tên: Cairô, Angiê và phân bố ở ven biển ).
 Hoạt động 2: HĐ cá nhân/nhóm
 Dựa vào bảng trong sgk hãy cho biết:
? Các quốc gia có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao hơn mức trung bình nằm ở vùng nào của châu Phi 
 (tăng cao hơn mức trung bình (2,4%) : Êtiôpia 2,9% , Tandania 2,8% ở Đông Phi ; Nigiêria 2,7% ở Tây Phi; còn quốc gia tăng tự nhiên thấp nhất là: CH Nam Phi 1,1% ).
? Nguyên nhân của sự bùng nổ dân số? ( khó thực hiện kế hoạch hoá gia đình do ảnh hưởng của tập tục , truyền thống, sự thiếu hiểu biết về khoa học kĩ thuật 
? Nguyên nhân dẫn đến sự xung đột tộc người ở Châu Phi? 
(do mâu thuẫn của sự khác nhau về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, tôn giáo) 
* GV nói thêm hậu quả của xung đột sắc tộc ở châu Phi.
- Có những luồng di cư đến những nơi an toàn .
- Làng mạc bị tàn phá, nhà máy xí nghiệp, hầm mỏ, ruộng đồng bị bỏ hoang, sản xuất bị đình trệ  
- Nạn thất nghiệp, bệnh tật , dịch bệnh, suy dinh dưỡng 
=> Làm cản trở sự phát triển kinh tế của đất nước 
HĐ nhóm 4 nhóm cùng thảo luận nội dung sau:
 ? Nguyên nhân xã hội nào làm cho Châu phi dẫn tới con đường nghèo đói bệnh tật 
Hs các nhóm làm việc 
- Đại diện các nhóm trình bày 
GV chuẩn kiến thức 
1. Lich sử và dân cư :
a. Sơ lược về lịch sử : (Giảm tải) 
b. Dân cư :
 - Dân cư châu Phi phân bố rất không đều. 
Các thành phố có trên 1 triệu dân thường tập trung ở ven biển .
 Đa số dân cư sống ở nông thôn
2. Sự bùng nổ dân số và xung đột tộc người châu Phi :
 - Châu Phi có 818 triệu người(2001) chiếm 13,4% dân số thế giới
- tỷ lệ gia tăng tự nhiên vào loại cao nhất thế giới >2,4%
- Bùng nổ dân số, xung đột tộc người , đại dịch AIDS và sự can thiệp của nước ngoài là những nguyên nhân chủ yếu kìm hãm sự phát triển kinh tế-xã hội ở châu Phi.
 4. Củng cố: - Những nguyên nhân nào đã kìm hãm sự phát triển kinh tế-xã hội các nước châu Phi ? 
 5. Hướng dẫn về nhà: Về nhà học bài, chuẩn bị trước bài 30 
 6. Rút kinh nghiệm :
Ngày soạn: 29/11/2013
 Ngày dạy: 7A 10/12/2013; 7B 6/12/2013
 Tuần 16 Tiết 32- Bài 30: KINH TẾ CHÂU PHI
I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần đạt được:
 1. Kiến thức: 
 Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) đặc điểm kinh tế chung và các ngành kinh tế của châu Phi
 Hiểu được các hoạt động nông nghiệp và công nghiệp với kĩ thuật lạc hậu của châu Phi đã có tác động xấu đến môi trường.
 2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng đọc, phân tích lược đồ để hiểu rõ sự phân bố các ngành nông nghiệp và công nghiệp ở châu Phi.
 - Phấn tích mối quan hệ giữa hoạt động kinh tế của con người với môi trường ở châu Phi.
 - Rèn luyện cho học sinh một số kỹ năng sống như:Tư duy,giải quyết vấn đề, tự nhận thức.....
 3.Thái độ:
II. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, trực quan, hoạt động nhóm, đàm thoại gợi mở.
III. Chuẩn bị:
 GV: - Bản đồ công nghiệp châu Phi.
 - Bản đồ nông nghiệp châu Phi.
 HS: Tập bản đồ
IV. Tiến trình dạy học
 1.Ổn định
 2. Kiểm tra bài cũ : ? Trình bày và giải thích sự phõn bố dân cư châu Phi 
 ? Những nguyên nhân xã hội nào đó kìm hãm sự phátt triển kinh tế xã hội của châu Phi 
 3. Bài mới:
Hoạt động 1 cá nhân /cả lớp
GV: Yêu cầu HS đọc phần “ Trồng trọt” cho biết:
 ? Trong nông nghiệp Châu Phi có những hình thức canh tác phổ biến nào .
HS: Trả lời câu hỏi.
GV: Củng cố và phân tích 2 khu vực sản xuất nông nghiệp khác nhau:
 ? Nêu sự khác nhau trong sản xuất cây công nghiệp và cây lương thực.
GV: cho học sinh quan sát lược đồ 30.1 và cho biết sự phân bố của các cây trồng?
? Cây công nghiệp được phân bố ở những nơi nào 
? Cây ca cao được phân bố ở những nơi nào
? Cây cà phê, cọ dầu được phân bố ở những nơi nào
? Cây lương thực.
HS: Trả lời,kết hợp chỉ bản đồ.
GV: Củng cố bằng bảng phụ.
 ? Dựa SGK cho biết nghành chăn nuôi có đặc điểm gì? Tình hình phân bố và hình thức chăn nuôi có đặc điểm gì nổi bật.
 - Cừu, dê chăn nhiều trong môi trường nào?
 - Lợn nuôi nhiều ở quốc gia nào?
 - Bò nuôi nhiều ở quốc gia nào?
HS: Trả lời câu hỏi và chỉ bản đồ.
GV: Củng cố, kết luận.
Hoạt động 2: Cả lớp 
 ? Công nghiệp ở Châu Phi có điều kiện thuận lợi lớn để phát triển là gi.
 - Quan sát lược đồ 30.2 cho biết ngành khai thác khoáng sản phân bố ở đâu?
? Quan sát lược đồ 30.2 cho nhận xét sự phân bố các nghành công nghiệp ở Châu Phi.
 - Ngành luyện kim màu phân bố ở đâu
 - Nghành cơ khí phân bố ở đâu 
? Nhận xét gì về trình độ phát triển công nghiệp ở Châu Phi.
? Nguyên nhân kìm hãm sự phát triển công nghiệp châu Phi.
Kết luận:
- Phần lớn các quốc gia có kinh tế lạc hậu, chuyên môn hóa phiến diện, chú trọng trồng cây công nghiệp nhiệt đới và khai thác khoáng sản để xuất khẩu. Nguyên nhân.
- Một số nước tương đối phát triển là Cộng hòa Nam Phi, Li-bi, An-giê-ri, Ai Cập.
1. Nông nghiệp :
a. Trồng trọt
- Cây công nghiệp nhiệt đới được trồng trong các đồn điền nhằm mục đích xuất khẩu, đồn điền thuộc chủ sở hữu của các công ti nước ngoài tổ chức sản xuất theo qui mô lớn. 
- Cây ăn quả cận nhiệt : nho, ô liu được trồng trong các khu vực cực bắc và nam châu Phi.
- Cây lương thực chiếm tỉ trong nhỏ trong cơ cấu ngành trồng trọt, hình thức nương rẫy còn phổ biến kỹ thuật lạc hậu thiếu phân bón nên năng suất thấp.
b. Ngành chăn nuôi.
- Ngành chăn nuôi nhìn chung còn kém phát triển chăn thả gia súc là hình thức phổ biến 
- Phụ thuộc vào tự nhiên.
2.Công nghiệp: 
- Nguồn khoáng sản phong phú nhưng phần lớn các nước châu Phi có nền công nghiệp chậm phát triển. Giá trị sản lượng công nghiệp chiếm 2% trên toàn thế giới.
- Châu Phi có ba khu vực có trình độ phát triển công nghiệp khác nhau.
- Các nước có nền công nghiệp tương đối phát triển là : Cộng hoà Nam Phi, An Giê Ri
 4. Củng cố : 
 ? Nêu sự giống nhau trong sản xuất cây công nghiệp và cây lương thực ở châu Phi 
 ? Tại sao công nghiệp châu Phi còn chậm phát triển 
 ? Kể tên một số nước có nền kinh tế tương đối phát triển ở châu Phi. 
5. Hướng dẫn về nhà: - Ôn lại nội dung đã học trong bài vừa học.
 - Làm bài tập 3 : thu nhập bình quân đầu người bằng GDP: dân số ở châu Phi. 
 - Xem trước bài tiếp theo.
 6. Rút kimh nghiệm:
 Tổ chuyên môn duyệt
Ngày soạn: 6/12/2013
 Ngày dạy: 7A 13/12/2013; 7B 12/12/2013
 TIẾT 33- BÀI 31: KINH TẾ CHÂU PHI (tiếp theo)
I. Mục tiêu bài học: Sau bài học HS đạt được:
 1. Kiến thức :
 - Nắm vững cấu trúc đơn giản của nền kinh tế các nước châu Phi.
 - Hiểu rõ sự đô thị hóa nhanh chóng nhưng không tương xứng với trình độ phát triển công nghiệp làm xuất hiện nhiều vấn đề kinh tế xã hội phải giải quyết. 
 2. Kỹ năng :
 - Rèn luyện kĩ năng về quan sát phân tích biểu đồ, lược đồ để phát hiện kiến thức
 - Rèn luyện cho học sinh một số kỹ năng sống như:Tư duy,giải quyết vấn đề, tự nhận thức.....
3.Thái độ:
II. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, trực quan, hoạt động nhóm, đàm thoại gợi mở.
 III. Chuẩn bị:
 GV: - Bản đồ phân bố dân cư và đô thị châu Phi.
 - Bản đồ kinh tế châu Phi.
 - Một số hình ảnh về khu nhà ổ chuột của các nước Bắc Phi, Trung Phi. 
 HS: Sưu tầm tranh, ảnh về khu nhà ổ chuột của các nước châu Phi
IV. Tiến trình dạy học.
 1. Ổn định
 2. Kiểm tra bài cũ: ? Trình bày đặc điểm ngành nông nghiệp Châu Phi
 ? Vì sao công nghiệp châu Phi còn đang phát triển.
 3. Bài mới:
Hoạt động 1 Cá nhân/cả lớp
GV: Yêu cầu HS đọc thuật ngữ “Khủng hoảng kinh tế”
 ? Quan sát hình 31.1, nêu nhận xét để thấy các tuyến đường sắt quan trọng ở châu Phi chủ yếu phục vụ cho hoạt động xuất khẩu.
 ? Quan sát H33.1 kết hợp SGK cho biết hoat động kinh tế đối ngoại Châu Phi có đặc điểm gì nổi bật.
 - Xuất hàng gì chủ yếu?
 - Nhập hàng gì chủ yếu?
? Tại sao phần lớn các nước Châu Phi phải xuất khẩu khoáng sản, nguyên liệu thô và nhập khẩu máy móc.
? Tại sao Châu Phi là châu lục xuất khẩu lớn sản phẩm nông sản nhiệt đới mà vẫn phải nhập lượng lớn lương thực.
 ? Thu nhập ngoại tệ của phần lớn các nước Châu Phi dựa vào nguồn kinh tế nào.
Hoạt động 2: cả lớp
GV: Yêu cầu HS đọc mục 4 SGK cho biết đặc điểm đô thị hoá ở Châu Phi?
 ? Quan sát bảng số liệu kết hợp với hình 29.1 cho biết sự khác nhau về mức độ đô thị hóa giữa các quốc gia ven vịnh Ghi- nê, duyên hải Bắc Phi và duyên hải Đông Phi.
 ? Nguyên nhân, tốc độ đô thị hóa ở châu Phi diễn ra khá nhanh.
? Nêu những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh do sự bùng nổ dân số đô thị ở châu Phi.
1. Dịch vụ:
- Hoạt động kinh tế đối ngoại của các nước châu Phi tương đối đơn giản: chủ yếu là nơi cung cấp nguyên liệu thô, xuất khẩu nông sản nhiệt đới.
- Nơi tiêu thụ hàng hoá cho các nước tư bản.
- Nhập khẩu máy móc, thiết bị, hàng tiêu dùng, lương thực.
- Chiếm khoảng 90% thu nhập ngoại tệ của các nước châu Phi.
- Du lịch cũng đem lại nguồn ngoại tệ lớn lớn cho các nước châu Phi.
2. Đô thị hóa:
- Tốc độ đô thị hóa ở châu Phi khá nhanh nhưng không tương xứng với trình độ phát triển kinh tế..
- Nguyên nhân của bùng nổ đô thị ở Châu Phi do không kiểm soát được sự gia tăng dân số.Thiên tai, sản xuất nông nghiẹp khôngg phát triển, nội chiến liên miên dân tị nạn đổ về thành phố.
- Bùng nổ dân số đô thị làm nảy sinh nhiều vấn đề kinh tế xã hội cần phải giải quyết.
 4. Củng cố: 
 ? Vì sao Châu Phi chủ yếu xuất khẩu khoáng sản và nông sản nhiệt đới và nhập thiết bị máy móc, hàng tiêu dùng.
 ? Kể tên một số nước có nền kinh tế tương đối phát triển ở châu Phi. 
5. Hướng dẫn về nhà
 - Ôn lại nội dung đã học trong bài vừa học.
 - Làm bài tập SGK.
6. Rút kinh nghiệm:
Tổ chuyên môn duyệt
 Ngày soạn: 12/12/2013
 Ngày dạy: 7A 17/12/2013; 7B 13/12/2013 
 7A 17/12/2013(Chạy chương trình T5); 7B 16/12/2013
 TIẾT 34- 35 BÀI 32: CÁC KHU VỰC CHÂU PHI
I. Mục tiêu bài học: Sau bài học HS cần đạt được:
1. Kiến thức:
 - Trình bày và giải thích ( ở mức độ đơn giản) những đặc điểm nổi bật về tự nhiên, dân cư, kinh tế của các khu vực Bắc Phi, Trung Phi.
 - Biết hoạt động kinh tế của khu vực Trung Phi đã làm cho đất nhanh chóng bị thoái hóa suy giảm diện tích rừng 
 2. Kỹ năng:
 - Rèn luyện cho HS kỹ năng phân tích lược đồ tự nhiên ,kinh tế-xã hội để rút ra những kiến thúc địa lý về đặc điểm kinh tế xã hội.
 - Rèn luyện cho HS một số kỹ năng sống:Tư duy .tự nhận thức.,giải quyết vấn đề.quản lý thời gian..
 3.Thái độ: Có ý cải tạo đất tránh làm giảm diện tích rừng
II. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, trực quan, hoạt động nhóm, đàm thoại gợi mở.
III. Chuẩn bị:
 GV:- Bản đồ 3 khu vực kinh tế châu Phi 
 - Bản đồ kinh tế châu Phi 
 HS: Tập bản đồ
IV. Tiến trình dạy học:
 1. Ổn định:
 2. Kiểm tra bài cũ: ? Vì sao Châu Phi chủ yếu xuất khẩu sản phẩm cây công nghiệp nhiệt đới, khoáng sản và nhập khẩu máy móc thiết bị, hàng tiêu dùng, lương thực.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: nhóm/cả lớp
 ? Quan sát lược đồ 32.1,SGK xác định vị trí giới hạn ba khu vực châu Phi 
 ? Các khu vực Châu Phi nằm trong những môi trường khí hậu nào.
? Dựa vào H27.2 và nội dung SGK, em hãy cho biết đặc điểm tự nhiên trường tự nhiên ở Bắc Phi 
HS: trình bày 
GV chuẩn xác 
 HĐ cả lớp 
 ? Hãy giải thích vì sao thiên nhiên ở khu vực trên lại có sự phân hóa như vậy(Do lich sử địa chất để lại)
Hoạt động 2
GV:- Chia thành 2 nhóm thảo luận:
 - Phát phiếu học tập cho 2 nhóm
N1: Nghiên cứu SGK, em hãy điền những thông tin cần thiết vào bảng sau:
Yếu tố
Bắc Phi
Dân cư
người ả -Rập, Bec be. 
Chủng tộc
Ơrôpêôit
Tôn giáo
đạo hồi.
N2: Cho biết sự khác nhau giữa kinh tế khu vực Bắc Phi và Trung Phi 
Ngành
 kinh tế
Bắc Phi
Nông nghiệp
Trồng trọt phát triển
Công nghiệp, dịch vụ
Khai thác dầu khí, phốt phát.
 Du lịch phát triển. 
TIẾT 35
Khu vực Trung Phi
? Dựa vào H27.2 và nội dung SGK, em hãy cho biết đặc điểm tự nhiên ở Trung Phi.
? Dân cư thuộc những chủng tộc nào? Phân bố ?
N2: Cho biết sự khác nhau giữa kinh tế khu vực Bắc Phi và Trung Phi 
Ngành
 kinh tế
Bắc Phi
Trung Phi
Nông nghiệp
Công nghiệp, dịch vụ
HS:Thảo luận hoàn thành phiếu học tập
GV: Nhận xét,củng cố, chốt kiến thức.
? Dựa vào H32.3:
 - Nêu tên các cây công nghiệp chủ yếu ở Trung Phi?
 - Cho biết sản xuất nông nghiệp của Trung Phi phát triển ở những khu vực nào? Tại sao lại phát triển ở đó? 
HS trả lời, GV chuẩn xác
GV: giới thiệu học sinh biết hoạt động kinh tế của khu vực Trung Phi đã làm cho đát nhanh chóng bị thoái hóa suy giảm diện tích rừng
I. Khu vực Bắc Phi 
 1. Khái quát tự nhiên 
* Phía Bắc
 Địa hình: Núi trẻ át lat. ĐB Ven đại tây dương
 Khí hậu địa trung hải Vùng ven biển và các sườn đón gió mưa nhiều vào sâu trong nội địa lượng mưa giảm nhanh chóng -> thực vật có sự thay đổi: Rừng sồi, dẻ mọc rậm rạp -> Xa van, cây bụi lá cứng.
* Phía Nam
 - Môi trường hoang mạc: Khí hậu khô và nóng, thực vật chỉ có cây bụi gai thưa thớt, trong các ốc đảo trồng nhiều cây chà là
2. Khái quát kinh tế - xã hội
 a. Dân cư, xã hội 
- Chủ yếu là người ả -Rập và người Bec-be. Thuộc chủng tộc Ơ- Rô-Pê-Ô-It. Theo đạo hồi.
 b. Kinh tế:
 * Nông nghiệp: - Trồng trọt phát triển
- Các nước ven ĐTH trồng lúa mì, cây ăn quả cận nhiệt đới. Các nước phía nam Xa Ha- ra trồng các cây nhiệt đới.
* Công nghiệp: Khai thác dầu khí, phốt phát.
* Du lịch phát triển. 
II. Khu vựcTrung Phi 
1. Khái quát tự nhiên:
gồm 2 phần: 
 - Phía Tây:Địa hinh ;Bồn địa
 + Khí hậu xích đạo ẩm: nóng ẩm quanh năm , rừng rậm xanh quanh năm phát triển 
 + Khí hậu nhiệt đới: Có 2 mùa (mùa mưa và mùa khô),rừng thưa và xa van
- Phía Đông: Địa hình: Sơn nguyên và hồ kiến tạo
 Khí hậu có khí hậu gió mùa xích đạo, thực vật chủ yếu là xa van, rừng rậm phát triển
2. Khái quát kinh tế - xã hội
 a. Dân cư, xã hội :
- Chủ yếu là người ban tu, là khu vực tập trung đông dân nhất. Thuộc chủng tộc Nê- grô- it. Tín ngưỡng đa dạng
b. Kinh tế :
 - Nông nghiệp: Trồng trọt chăn nuôi theo lối cổ truyền; Khai thác lâm sản, trồng các cây công nghiệp để xuất khẩu.
- Công nghiệp dịch vụ: Xuất khẩu khoáng sản và nông sản
 4. Củng cố:
 ? Nêu những khác nhau cơ bản về dân cư kinh tế của Bắc Phi và Trung Phi. 
 5. Hướng dẫn về nhà:
 - Học bài cũ và làm bài tập SGK.
 - Nghiên cứu trước bài mới: Tiết 38 - Bài 33: Các khu vực Châu Phi (tiếp theo)
 6. Rút kinh nghiệm:
Tổ chuyên môn duyệt
Ngày soạn: 16/12/2013
 Ngày dạy: 7A 19/12/2013; 7B 19/12/2013 
 TIẾT 36 - BÀI 33 CÁC KHU VỰC CHÂU PHI. (Tiếp theo)
I. Mục tiêu bài học: Sau bài học HS cần đạt được:
1. Kiến thức:
- Trình bày và giải thích ( ở mức độ đơn giản) những đặc điểm nổi bật về tự nhiên, dân cư, kinh tế của khu vực Nam phi.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện cho HS kỹ năng phân tích lược đồ tự nhiên, kinh tế- xã hội để rút ra những kiến thúc địa lý về đặc điểm kinh tế xã hội của khu vựcNam Phi.
- Rèn luyện cho HS một số kỹ năng sống:Tư duy. Tự nhận thức, giải quyết vấn đề.
II. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, trực quan, hoạt động nhóm, đàm thoại gợi mở.
III. Chuẩn bị:
GV: Bản đồ các khu vực ở Châu Phi.
HS: Tập bản đồ
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ:
? Nêu sự khác biệt về kinh tế giữa khu vực trung phi và nam phi?
3. Bài mới: Để hiểu được đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của khu vực nam phi như thế nào? Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.
Hoạt động 1 :
HĐ cá nhân/ cặp
? Xác định ranh giới khu vực Nam Phi?
? Đối chiếu với bản đồ tự nhiên Châu Phi nhận xét về độ cao của khu vực này?
(Cao trung bình: 1000m; Phần trung tâm trũng xuống; phần đông nam nâng lên.)
? Quan sát lược đồ cho biết kv Nam phi nằm trong đới khí hậu nào?
? Tên và ảnh hưởng của dòng biển nóng đối với khí hậu phía đông nam Phi?
? Sự thay đổi của lượng mưa khi đi từ tây -> đông của khu vực Nam Phi?
? Vai trò của dãy núi Đrê Ken Xbéc?
? Sự thay đổi của thảm thực vật khi đi từ đông sang tây?
? Nguyên nhân cảu sự thay đổi?
( Ảnh hưởng của địa hình kết hợp dòng biển nóng, lạnh).
? Tại sao hoang mạc Na níp phát triển ra tận biển?
( Do ảnh hưởng của dòng biển lạnh Ben – Gê – La chảy sát bờ hơi nước từ ĐTD vào qua đây gặp lạnh ngưng động thành sương mù -> vào đất liền không khí đã mất hết hơi nước -> mưa hiếm -> hoang mạc phát triển.
Hoạt động 2
? Quan sát H23.1 sgk nêu tên các nước thuộc khu vực nam phi?
? Thành phần chủng tộc của nam phi khác với bắc phi và trung phi như thế nào?
( + Bắc Phi: ả Rập Béc Be ( ơrôphêôit)
+ Trung phi: Nêgrôit.
+ Nam Phi: Nêgrôit, ơrôphêôit, người lai. Man Đa gát xca người Man gát thuộc chủng tộc môn gô lô ít.
? Nêu sự phân bố các loại khoáng sản chính ở nam phi?
? Hãy nêu nhận xét tình hình phát triển kinh tế của khu vực Nam phi?
? Nêu mmột số đặc điểm công nghiệp và nông nghiệp của Nam phi? ( sgk)
3. Khu vực Nam Phi :
a. Khái quát tự nhiên :
* Địa hình
- Khu vực nam phi có độ cao trung bình trên 1000m.
- Phần trung tâm trũng tạo thành bồn địa.
- Phần đông nam được nâng lên rất cao 
* Khí hậu: Nhiệt đới là chủ yếu
phần cực nam có khí hậu địa trung hải.
* Thảm thực vậ thay đổi từ đông sang tây từ rừng nhiệt đới - rừng thưa - xa van
b. Khái quát kinh tế – xã hội:
- Dân cư Nam Phi thuộc chủng tộc Nêgrôit, ơrôphêôit, người lai. Theo đạo thiên chúa.
- KT : trình độ phát triển ko đồng đều
Kinh tế chủ yếu là khai khoáng để xuất khẩu.
Cộng hoà Nam phi là nước công nghiệp phát triển nhất châu phi.
KL : SGK
 4. Củng cố: ? Tại sao phần lớn Bắc Phi và Nam Phi Nằm trong môi trường nhiệt đới nhưng khí hậu nam phi ẩm và dịu hơn Bắc Phi?
( Nam Phi có diện tích nhỏ hơn Bắc Phi, có 3 mặt giáp đại dương, có dòng biển nóng, gió đông nam từ ấn độ dương thổi vào nên thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều hơn Bắc Phi.)
5. Hướng dẫn về nhà: Học bài và làm bài tập 3 sgk.
6. Rút kinh nghiệm:
Tổ chuyên môn duyệt
Ngày soạn: 23/12/2012 
Ngày dạy: 7A 20/12/2012; 7B 20/12/2013
 TIẾT 37 ÔN TẬP HỌC KỲ I
I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức:
Hệ thống hóa kiến thức từ đầu chương đến nay để học sinh có kiến thức tổng quát nhất về chương trình đã học.
Phát triển thêm những kĩ năng đã thực hành về biểu đồ, cách nhận biết biểu đồ, bản đồ phù hợp với ảnh.
2. Kỹ năng
- Rèn cho học sinh kỹ năng thiết lập mối quan hệ giữa các yếu tố địa lý như: mối quan hệ giữa tự nhiên với sự phân bố dân cư. Giữa tự nhiên với sự phân hóa của cảnh quan
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích lược đồ và bảng số liệu
- Vẽ biểu đồ và nhận xét các số liệu trên bản đồ.
3. Thái độ: Giúp học sinh yêu mến môn học và tích cực tìm hiểu những đặc điểm của châu lục này.
II. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, trực quan, hoạt động nhóm, đàm thoại gợi mở.
III. Chuẩn bị:
Giáo viên: Một số bản đồ, biểu đồ đã dạy. 
Học sinh: Ôn lại toàn bộ kiến thức đầu chương năm đến nay.
IV. Tiến trình dạy học.
1. Ổn định tổ chức:
2. Bài cũ : Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà
3. Bài mới 
Chia nhóm cho học sinh làm các bài tập của các chương
Nhóm 1:
câu 1: Hãy ghép đôi các nội dung ở cột A so cho phù hợp với các ý ở cột B và ghi kết quả vào cột C để nêu lên những biện pháp mà nông nghiệp tiên tiến ở đới ôn hoà đã áp dụng nhằm sản xuất ra khối lượng nông sản lớn, có giá trị cao:
A
C
B
1. Để tưới nước
1.......
a. Sử dụng tấm nhựa trong
2. Để hạn chế tuyết trong mùa đông lạnh giá
2.......
b. Trồng cây quanh bờ ruộng
3. Để ngăn gió mạnh
3.......
c. Lai tạo nhiều giống mới
4. Để ngăn ngừa mưa đá, sương giá
4.......
d. Xây dựng nhiều nhà kính
5. Để có giống cây con thích nghi với khí hậu, năng suất cao
5..............
e. Sử dụng hệ thống tự chảy, hoặc tưới nước xoay tròn
Câu 2: Bài tập số 3 trang 58 - SGK
a. Vẽ biểu đô hình cột 

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_1_Dan_so.doc