I. MỤC TIÊU : Qua bài học, HS cần đạt được :
1.Kiến thức:
- Trình bày được vấn đề di dân, sự bùng nổ đô thị ở đới nóng; nguyên nhân và hậu quả.
- Biết được sự di dân tự do làm tăng dân số và đô thị hóa nhanh , không theo quy hoạch dẫn đến những hậu quả nặng nề cho môi trường.
2. Kĩ năng:
- Phân tích các sự vật, hiện tượng địa lí :các nguyên nhân di dân.
- Phân tích ảnh địa lý về vấn đề môi trường đô thị ở đới nóng.
3.Thái độ :
- Ủng hộ các chính sách dân số,các vấn dề di dân có tổ chức ở đới nóng .
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác,
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video, clip
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bản đồ phân bố dân cư và đô thị thế giới
2. Chuẩn bị của học sinh:
Tuần 6 Ngày soạn: 26/09/ 2015 Tiết 11 Ngày dạy: 29 /09/ 2015 Bài 11: DI DÂN VÀ SỰ BÙNG NỔ ĐÔ THỊ Ở ĐỚI NÓNG. I. MỤC TIÊU : Qua bài học, HS cần đạt được : 1.Kiến thức: - Trình bày được vấn đề di dân, sự bùng nổ đô thị ở đới nóng; nguyên nhân và hậu quả. - Biết được sự di dân tự do làm tăng dân số và đô thị hóa nhanh , không theo quy hoạch dẫn đến những hậu quả nặng nề cho môi trường. 2. Kĩ năng: - Phân tích các sự vật, hiện tượng địa lí :các nguyên nhân di dân. - Phân tích ảnh địa lý về vấn đề môi trường đô thị ở đới nóng. 3.Thái độ : - Ủng hộ các chính sách dân số,các vấn dề di dân có tổ chức ở đới nóng . 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, - Năng lực chuyên biệt: sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video, clip II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên - Bản đồ phân bố dân cư và đô thị thế giới 2. Chuẩn bị của học sinh: - SGK, tranh ảnh về hậu quả đô thị hoá ở đới nóng III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1. Ổn định (1 phút) : Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp 7A1......................................, 7A2........................... 7A3....................................., 7A4....................................... 7A5.................................., 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút): - Em hãy nêu hậu quả của việc gia tăng dân số quá nhanh ở đới nóng? Biện pháp khắc phục? - Vẽ sơ đồ thể hiện tác động tiêu cực của việc gia tăng dân số quá nhanh ở đới nóng đối với tài nguyên, môi trường? 3. Tiến trình bài học: Khởi động: Dân số gia tăng quá nhanh ở đới nóng đã ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế, đời sống chậm được cải thiện làm xuất hiện các luồng di dân và thúc đẩy quá trình đô thị hóa phát triển.Để tìm hiểu rõ hơn nguyên nhân, hậu quả của các hiện tượng này các em cùng phân tích trong bài học hôm nay. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1:Tìm hiểu về sự di dân ở đới nóng (15 phút) * Hình thức tổ chức hoạt động:Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; *Phương pháp dạy học : Đàm thoại, giải quyết vấn đề, pp hình thành kĩ năng xác lập mối quan hệ nhân quả, tự học, * Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, Bước 1: - Gọi HS đọc thuật ngữ “Di dân” trang 186 SGK. - GV nhắc lại tình hình gia tăng dân số quá nhanh dẫn tới việc cần phải di chuyển để tìm việc làm, tìm đất canh tác. Bước 2: - HS đọc sgk mục 1. - Tình trạng di dân ở đới nóng diễn ra như thế nào? - Nguyên nhân dẫn đến làn sóng di dân ở đới nóng? - HS trả lời. GV chuẩn xác kiến thức. - Sự di dân tự do làm tăng dân số dẫn đến những hậu quả nặng nề cho môi trường như thế nào? Bước 3: - Cần có những biện pháp di dân như thế nào để tác động tốt đến phát triển kinh tế, xã hội ? - Liên hệ vấn đề di dân ở Việt Nam. - Ở địa phương em có tình trạng di dân không? Hoạt động 2: Tìm hiểu quá trình đô thị hóa ở đới nóng (20 phút) * Hình thức tổ chức hoạt động:Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; *Phương pháp dạy học : Vấn đáp, giải quyết vấn đề, pp hình thành kĩ năng xác lập mối quan hệ nhân quả, thảo luận, tự học, * Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, KT học tập hợp tác, Bước 1: - HS đọc thuật ngữ “Đô thị hoá” trang 187, nghiên cứu SGK mục 2. - Tình hình đô thị hoá ở đới nóng diễn ra như thế nào? Bước 2: - Yêu cầu HS xác định các siêu đô thị ở đới nóng trên bản đồ? Châu lục nào có nhiều siêu đô thị nhất? - GV hướng dẫn HS làm bài tập 3/38, rút ra nhận xét về vấn đề đô thị hoá ở đới nóng? - Tốc độ đó được biểu thị như thế nào? - HS : Tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh và số siêu đô thị ngày càng nhiều Bước 3: - GV hướng dẫn HS quan sát hình 11.1 và 11.2/ Tr.37: Miêu tả nội dung 2 bức ảnh? - HS : Hình 11.1 cuộc sống người dân ổn định, thu nhập cao, đủ tiện nghi, môi trường đô thị xanh sạch; Hình 111.2: khu nhà ổ chuột Bước 4: - Tốc độ đô thị hóa cao diễn ra ở đới nóng gây ra những hậu quả gì? - Nêu những tác động xấu tới môi trường do đô thị hóa tự phát ở đới nóng gây ra? - HS : Ô nhiễm môi trường, huỷ hoại cảnh quan, ùn tắt giao thông, tệ nạn xã hội, thất nghiệp - Giải pháp gì đối với việc đô thị hoá ở đới nóng và ở Việt Nam? - GV chuẩn xác kiến thức. 1. Sự di dân - Đới nóng là nơi có tình trạng di dân cao. - Nguyên nhân di dân rất đa dạng: + Di dân tự do :do thiên tai, chiến tranh, kinh tế chậm phát triển, nghèo đói và thiếu việc làm . + Di dân có kế hoạch :nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng núi, ven biển . 2. Đô thị hoá - Đới nóng có tốc độ đô thị hoá cao - Hậu quả: sự bùng nổ đô thị ở đới nóng chủ yếu do di dân tự do đã tạo ra sức ép lớn đối với việc làm, nhà ở, môi trường, phúc lợi xã hội ở các đô thị. IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP 1. Tổng kết (3 phút) - Em hãy nêu các nguyên nhân dẫn đến các làn sóng di dân ở đới nóng? - Hậu quả quá trình đô thị hóa ở đới nóng? 2. Hướng dẫn học tập (1 phút) - Gv dặn dò học sinh về nhà học bài,làm BT 2 và 3 sgk / tr.38 - Chuẩn bị bài mới “ Thực hành : Nhận biết đặc điểm môi trường đới nóng” Ôn lại đặc điểm của 3 kiểu khí hậu trong môi trường đới nóng V. PHỤ LỤC: VI. RÚT KINH NGHIỆM:
Tài liệu đính kèm: