I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt được:
1.Kiến thức:
- Củng cố kiến thức về các kiểu môi trường ở đới nóng.
2. Kĩ năng:
- Kĩ năng nhận biết các môi trường của đới nóng qua ảnh địa lí và qua biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa.
3. Thái độ: Có ý thức tự giác, học tập nghiêm túc
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ; sử dụng số liệu thống kê; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video, clip
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên
Bản đồ các môi trường địa lí
2. Chuẩn bị của học sinh: Sgk, thước kẻ,
Tuần 6 Ngày soạn: 27/09/ 2015 Tiết 12 Ngày dạy: 01/ 10/ 2015 Bài 12 : THỰC HÀNH: NHẬN BIẾT ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG ĐỚI NÓNG I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt được: 1.Kiến thức: - Củng cố kiến thức về các kiểu môi trường ở đới nóng. 2. Kĩ năng: - Kĩ năng nhận biết các môi trường của đới nóng qua ảnh địa lí và qua biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa. 3. Thái độ: Có ý thức tự giác, học tập nghiêm túc 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán - Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ; sử dụng số liệu thống kê; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video, clip II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Chuẩn bị của giáo viên Bản đồ các môi trường địa lí 2. Chuẩn bị của học sinh: Sgk, thước kẻ, III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1.Ổn định (1 phút): Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp 7A1, 7A2. 7A3, 7A47A5.., 2. Kiểm tra 15 phút: Đề bài: Câu 1: Em hãy nêu đặc điểm khí hậu của môi trường xích đạo ẩm và môi trường nhiệt đới gió mùa ? ( 7 điểm) Câu 2: Hậu quả của việc gia tăng dân số quá nhanh ở đới nóng là gì? ( 3 điểm) Đáp án: Câu 1: ( 7 đ) * Đặc điểm khí hậu môi trường xích đạo ẩm: + Nắng nóng, mưa nhiều quanh năm. Lượng mưa tb: 1500mm – 2500mm + Nhiệt độ và độ ẩm cao: Nhiệt độ trung bình: trên 25oC, Độ ẩm trên 80% * Đặc điểm môi trường nhiệt đới gió mùa: - Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió. + Mùa hạ: nóng ẩm, mưa nhiều. + Mùa đông: khô và lạnh. - Thời tiêt diễn biến thất thường. Câu 2: ( 3đ) Dân số gia tăng nhanh đã đẩy nhanh tốc độ khai thác tài nguyên làm suy thoái môi trường, diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, đất bạc màu, khoáng sản cạn kiệt, thiếu nước sạch 3.Tiến trình bài học: Khởi động: Các em vừa tìm hiểu xong môi trường đới nóng, để nắm vững và củng cố, vận dụng kiến thức phần đặc điểm tự nhiên của môi trường đới này hôm nay các em sẽ phân tích trong bài thực hành. Hoạt động 1: Hệ thống hóa kiến thức đã học (7 phút): * Hình thức tổ chức hoạt động:Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; *Phương pháp dạy học : Giải quyết vấn đề, pp sử dụng bản đồ, pp sử dụng số liệu thống kê và biểu đồ, tự học, * Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, KT học tập hợp tác, Bước 1: - GV treo bản đồ các môi trường địa lí, nhắc lại vị trí đới nóng và các môi trường trong đới nóng - HS lên bảng xác định lại trên bản đồ. ( học sinh yếu) Bước 2: - Em hãy nhắc lại đặc điểm khí hậu, cảnh quan các môi trường thuộc đới nóng ( môi trường xích đạo ẩm, môi trường nhiệt đới, môi trường nhiệt đới gió mùa) ? - Hs trả lời, Gv chuẩn xác kiến thức, chuyển ý. Hoạt động 2: Nhận biết các kiểu môi trường đới nóng qua tranh ảnh (5 phút) * Hình thức tổ chức hoạt động:Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; nhóm *Phương pháp dạy học : Đàm thoại, diễn giảng, giải quyết vấn đề, pp sử dụng bản đồ, pp sử dụng số liệu thống kê và biểu đồ, thảo luận, tự học, * Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, KT khăn phủ bàn, KT học tập hợp tác, Bước 1: - HS đọc nôi dung yêu cầu bài tập 1. - GV hướng dẫn HS các bước quan sát ảnh: - Mô tả quang cảnh trong bức ảnh. - Chủ đề của ảnh phù hợp với đặc điểm của môi trường nào ở đới nóng? - Xác định tên của kiểu môi trường trong ảnh? Bước 2: - GV chia lớp làm 3 nhóm, mỗi nhóm phân tích 1 ảnh theo kĩ tuật khăn phủ bàn, sau đó đại diện nhóm báo cáo kết quả - GV nhận xét, kết luận: Ảnh A: Hoang mạc Xa-ha-ra thuộc môi trường hoang mạc. Ảnh B: Xavan đồng cỏ cao thuộc môi trường nhiệt đới. Ảnh C: Rừng rậm xanh quanh năm thuộc môi trường xích đạo ẩm. Hoạt động 3: Nhận biết môi trường đới nóng qua phân tích biểu đồ khí hậu (15 phút) * Hình thức tổ chức hoạt động:Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; cặp *Phương pháp dạy học : Đàm thoại, diễn giảng, giải quyết vấn đề, pp sử dụng bản đồ, pp sử dụng số liệu thống kê và biểu đồ, thảo luận, tự học, * Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, KT khăn phủ bàn, KT học tập hợp tác, Bước 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu, phân tích xác định các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa nào thuộc đới nóng và loại bỏ biểu đồ không thuộc đới nóng bằng phương pháp loại trừ theo cặp đôi ngồi gần nhau. Bước 2: - GV yêu cầu HS phân tích biểu đồ khí hậu B - HS : Nhiệt độ quanh năm >250C, lượng mưa trung bình 1500 mm, mưa nhiều vào muà hè - Đó là đặc điểm khí hậu gì? - HS trả lời. GV chuẩn xác kiến thức: + Biểu đồ A: Có nhiều tháng nhiệt độ xuống thấp dưới 150C vào mùa hạ nhưng lại là mùa mưa à Không phải là đới nóng (loại bỏ) + Biểu đồ B: Nóng quanh năm trên 200C và có 2 lần nhiệt độ lên cao trong năm, mưa nhiều vào mùa hạ à Thuộc đới nóng + Biểu đồ C: Nhiệt độ tháng cao nhất vào mùa hạ không quá 200, mùa đông ấm áp không xuống dưới quá 50C, mưa quanh năm à Không phải là đới nóng (loại bỏ) + Biểu đồ D: Có mùa đông lạnh dưới -50C à Không phải là đới nóng (loại bỏ) + Biểu đồ E: Có mùa hạ nóng trên 250C, mùa đông mát dưới 150C, mưa rất ít và mưa vào thu đông à Không phải là đới nóng (loại bỏ) Kết luận: Biểu đồ B là biểu đồ khí hậu nhiệt đới gió mùa thuộc môi trường đới nóng IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP 1. Tổng kết (1 phút) GV nhận xét tiết thực hành, ghi điểm cho các HS tích cực trong giờ học, nhắc nhở những HS còn chưa tập trung chú ý. 2. Hướng dẫn học tập (1 phút) - Ôn lại ranh giới và đặc điểm của đới nóng - Chuẩn bị tiết ôn tập. V. PHỤ LỤC: VI. RÚT KINH NGHIỆM:
Tài liệu đính kèm: