Giáo án Địa lý 7 - Trường THCS Liêng Trang - Bài 5: Đới nóng . môi trường xích đạo ẩm (tiết 2)

I.MỤC TIÊU Qua bài học, HS cần đạt được:

1. Kiến thức:

 - Trình bày và giải thích một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường xích đạo ẩm.

2. Kĩ năng:

 - Đọc sơ đồ lát cắt rừng rậm xanh quanh năm.

 - Nhận biết được môi trường xích đạo ẩm qua một đoạn văn và qua ảnh chụp.

3. Thái độ:

HS có ý thức trong việc bảo vệ rừng

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác,

- Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video, clip

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Chuẩn bị của giáo viên

 - Bản đồ các môi trường địa lí.

- Tranh ảnh rừng rậm xanh quanh năm, tư liệu về rừng ngập mặn Cần Giờ của Việt Nam.

 2. Chuẩn bị của HS

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1579Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý 7 - Trường THCS Liêng Trang - Bài 5: Đới nóng . môi trường xích đạo ẩm (tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3 Ngày soạn:06 /09/2015
Tiết 6 Ngày dạy: 09 /09/2015
Bài 5: ĐỚI NÓNG . MÔI TRƯỜNG XÍCH ĐẠO ẨM ( T2) .
I.MỤC TIÊU Qua bài học, HS cần đạt được:
1. Kiến thức:
 - Trình bày và giải thích một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường xích đạo ẩm.
2. Kĩ năng:
 - Đọc sơ đồ lát cắt rừng rậm xanh quanh năm.
 - Nhận biết được môi trường xích đạo ẩm qua một đoạn văn và qua ảnh chụp.
3. Thái độ: 
HS có ý thức trong việc bảo vệ rừng
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác,  
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video, clip
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
 - Bản đồ các môi trường địa lí.
- Tranh ảnh rừng rậm xanh quanh năm, tư liệu về rừng ngập mặn Cần Giờ của Việt Nam.
 2. Chuẩn bị của HS
- SGK, tài liệu sưu tầm về rừng rậm xanh quanh năm.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định (1 phút) : Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp 7A1.,7A2.,7A3, 7A4.,7A5., 
2. Kiểm tra bài cũ (7 phút): 
- Xác định vị trí đới nóng, môi trường xích đạo ẩm trên bản đồ? Nêu đặc điểm khí hậu của môi trường xích đạo ẩm?
3. Tiến trình bài học:
	Khởi động: Môi trường xích đạo ẩm có khí hậu nóng ẩm quanh năm, có độ ẩm và nhiệt độ cao. Đó là điều kiện cho rừng rậm xanh quanh năm phát triển.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung 
Hoạt động 1:Tìm hiểu sinh vật môi trường xích đạo ẩm (15 phút)
* Hình thức tổ chức hoạt động:Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; 
*Phương pháp dạy học : Đàm thoại, diễn giảng, pp sử dụng bản đồ, hình ảnh, tự học,
* Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, KT học tập hợp tác, 
 Bước 1:
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh ảnh “ Rừng rậm xanh quanh năm”( hình 5.3sgk/ Tr.17):
-Em có nhận xét gì về thành phần, mật độ và trạng thái lá cây trong môi trường xích đạo ẩm?
 Bước 2:
- Quan sát hình 5.4 cho biết: Rừng có mấy tầng ? Giới hạn của các tầng? Tại sao rừng ở đây lại có nhiều tầng?
- Đặc điểm của thực vật rừng có ảnh hưởng như thế nào đến giới động vật ở đây?
- HS trả lời 
- Gv chuẩn xác kiến thức
 Bước 3:
- GV giới thiệu thêm về rừng ngập mặn H.5.5/ Tr18, SGK. Liên hệ rừng ngập mặn Cần Giờ của Việt Nam ( phụ lục)
- Liên hệ địa phương.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập (15 phút)
* Hình thức tổ chức hoạt động:Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; 
*Phương pháp dạy học : Đàm thoại, giải quyết vấn đề, thảo luận, tự học, pp sử dụng bản đồ 
* Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, KT học tập hợp tác, 
 Bước 1:
- HS trả lời câu hỏi 1,2 sgk: xác định giới hạn của môi trường đới nóng,các kiểu môi trường của đới nóng trên bản đồ.
- HS nhận xét. Gv chuẩn xác kiến thức trên bản đồ.
 Bước 2:
- HS đọc bài tập 3 sgk trang 18.
- GV hướng dẫn HS xác định các từ thể hiện đặc điểm rừng rậm xanh quanh năm.
- HS làm việc theo cặp, đứng dậy trình bày kết quả, các HS khác nhận xét, bổ sung.
- Gv chuẩn xác kiến thức. Lưu ý HS về sự cần thiết phải bảo vệ rừng hiện nay.
3. Rừng rậm xanh quanh năm:
- Độ ẩm và nhiệt độ cao tạo điều kiện cho rừng rậm xanh quanh năm phát triển. 
- Cây rừng rậm rạp, xanh tốt quanh năm, nhiều tầng, nhiều dây leo, chim thú,
4. Bài tập:
Bài tập 3:
 Đặc điểm rừng rậm xanh quanh năm:
rừng cây rậm rạp, cây cối và dây leo bao quanh bốn phía, không khí ngột ngạt, oi bức.
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
1. Tổng kết (5 phút)
GV hướng dẫn học sinh tổng kết bài học trên bản đồ các môi trường địa lí
 2. Hướng dẫn học tập (2 phút)
 - HS về nhà học bài cũ.
 - Nghiên cứu bài 6 “Môi trường nhiệt đới”
+ Phân tích 2 biểu đồ khí hậu H 6.1 và 6.2, sgk / tr 20
+ Tìm hiểu về cảnh quan thiên nhiên ở môi trường nhiệt đới
 V . PHỤ LỤC:
Tìm hiểu hệ sinh thái rừng ngập mặn Việt Nam
Theo GS. TS Phan Nguyên Hồng và TS Lê Xuân Tuấn (Trường Đại học Thủy lợi), rừng ngập mặn (RNM) có 5 tác dụng lớn đối với môi trường, đó là: Làm chậm dòng chảy và phát tán rộng nước triều, làm giảm mạnh độ cao của sóng khi triều cường, bảo vệ đê biển, hạn chế xâm nhập mặn và bảo vệ nước ngầm. Ngoài ra. RNM còn là nơi bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ các động vật khi nước triều dâng và sóng lớn.
Năm 2000 UNESCO đã công nhận rừng ngập mặn Cần Giờ là Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn của Thế giới và cũng là Khu Dự trữ sinh quyển đầu tiên ở Việt Nam. Giờ đây, rừng ngập mặn Cần Giờ đã thực sự trở thành “lá phổi xanh” của hơn 7 triệu dân Tp. Hồ Chí Minh và là bộ máy lọc tự nhiên khổng lồ có chức năng làm sạch không khí và nước thải từ các khu công nghiệp gần thượng nguồn sông Đồng Nai - Sài Gòn trước khi đổ ra Biển Đông. Không những thế, Cần Giờ còn trở thành một địa chỉ du lịch hấp dẫn, mỗi năm thu hút khoảng 500 ngàn du khách đến tham quan các cảnh đẹp và di tích nổi tiếng như: Khu du lịch Vàm Sát, Khu Bảo tồn Thiên nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ, Lâm Viên (đảo khỉ) 
 BDN (Theo báo chí quốc nội) – Biendong.net
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
.........

Tài liệu đính kèm:

  • docDia_7_tuan_3_tiet_6.doc