I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt được:
1. Kiến thức:
- Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường nhiệt đới gió mùa.
- Biết được tính chất thất thường của khí hậu nhiệt đới gió mùa ảnh hưởng tới sự biến đổi khí hậu.
2. Kĩ năng:
- Rèn cho HS kĩ năng đọc bản đồ, ảnh địa lí, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa, nhận biết khí hậu nhiệt đới gió mùa qua biểu đồ.
3.Thái độ:
- Có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường tự nhiên; phê phán các hoạt động làm ảnh hưởng xấu đến môi trường
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung:
Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề,năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác,năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ; sử dụng số liệu thống kê; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video, clip
Tuần 4 Ngày soạn: 14 /09/ 2015 Tiết 8 Ngày dạy: 18 /09/2015 Bài 7: MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI GIÓ MÙA I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt được: 1. Kiến thức: - Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường nhiệt đới gió mùa. - Biết được tính chất thất thường của khí hậu nhiệt đới gió mùa ảnh hưởng tới sự biến đổi khí hậu. 2. Kĩ năng: - Rèn cho HS kĩ năng đọc bản đồ, ảnh địa lí, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa, nhận biết khí hậu nhiệt đới gió mùa qua biểu đồ. 3.Thái độ: - Có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường tự nhiên; phê phán các hoạt động làm ảnh hưởng xấu đến môi trường 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề,năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác,năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán - Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ; sử dụng số liệu thống kê; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video, clip II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên - Bản đồ các môi trường địa lí. - Tranh ảnh về các loại cảnh quan nhiệt đới gió mùa. 2. Chuẩn bị của học sinh: - SGK III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Ổn định (1 tiết) :Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp 7A1.................................., 7A2........................................... 7A3..............................................., 7A4............................................ 7A5....................................................., 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút) : - Xác định vị trí môi trường nhiệt đới?Trình bày đặc điểm khí hậu nhiệt đới ? 3. Tiến trình bài học: Khởi động: Em hãy xác định Việt Nam nằm trong kiểu môi trường nào? Môi trường nhiệt đới gió mùa có đặc điểm gì, các em cùng tìm hiểu. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1:Tìm hiểu vị trí, đặc điểm khí hậu môi trường nhiệt đới gió mùa (20 phút) * Hình thức tổ chức hoạt động:Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; cặp * Phương pháp dạy học : Đàm thoại, diễn giảng, pp sử dụng bản đồ, pp sử dụng số liệu thống kê và biểu đồ, tự học,thảo luận * Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi,KT hợp tác Bước 1: xác định vị trí của môi trường nhiệt đới gió mùa - GV treo bản đồ các môi trường địa lí, yêu cầu HS quan sát và xác định vị trí của môi trường nhiệt đới gió mùa. Vị trí đó thuộc khu vực nào ? - HS xác định trên bản đồ, gv kết uận Bước 2: Tìm hiểu về gió mùa - GV giải thích về gió mùa. - Hướng dẫn HS quan sát hình 7.1 và 7.2 sgk/ Tr.23: Nhận xét về hướng gió thổi vào mùa hạ và mùa đông ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á ? Giải thích tại sao lượng mưa ở các khu vực này lại có sự chênh lệch lớn giữa mùa hạ và mùa đông ? - HS: Do ảnh hưởng của địa hình và gió mùa nên có sự chênh lệch về lượng mưa ở 2 mùa. - GV nhận xét và khắc sâu kiến thức về đặc điểm của 2 mùa gió. Bước 3: Tìm hiểu đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa - Quan sát các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội và Mum-bai (Ấn Độ), nêu nhận xét về diễn biến nhiệt độ, lượng mưa trong năm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ? Diễn biến nhiệt độ ở Hà Nội có gì khác ở Mum-bai ? Giải thích tại sao ? - HS làm việc theo nhóm bàn.Đại diện HS các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. - GV nhận xét, chuẩn xác kiến thức. - Nhận xét về đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa? - Tính thất thường của khí hậu nhiệt đới gió mùa được thể hiện như thế nào? ( Năm mưa nhiều, năm mưa ít, năm mưa sớm, năm mưa muộn,) - HS trả lời, GV lưu ý cho hs về biến đổi khí hậu à tăng tính thất thường của khí hậu ở môi trường nhiệt đới gió mùa.Liên hệ Việt Nam - Khí hậu nhiệt đới gió mùa có thuận lợi và khó khăn gì đối với sản xuất nông nghiệp ?Liên hệ Việt Nam Hoạt động 2: Tìm hiểu về thảm thực vật của môi trường nhiệt đới gió mùa ( 15 phút) * Hình thức tổ chức hoạt động:Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; *Phương pháp dạy học : Đàm thoại, diễn giảng, tự học, * Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, Bước 1: Tìm hiểu đặc điểm thảm thực vật - Nhận xét về sự thay đổi của cảnh sắc thiên nhiên qua hình 7.5 và hình 7.6 ? Nguyên nhân của sự thay đổi đó ? - Em có nhận xét gì về cảnh quan của môi trường nhiệt đới gió mùa?. Liên hệ Việt Nam. Bước 2: Ảnh hưởng của đặc điểm khí hậu tới sinh vật và con người GV: Thiên nhiên nhiệt đới gió mùa biến đổi theo không gian tuỳ thuộc vào lượng mưa và sự phân bố mưa trong năm với các cảnh quan: rừng mưa XĐ , rừng nhiệt đới mưa mùa, rừng ngập mặn, đồng cỏ cao nhiệt đới. - Với đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa tạo điều kiện cho thực vật, cây trồng phát triển như thế nào? - Tại sao dân cư lại tập trung đông ở môi trường nhiệt đới gió mùa? - HS trả lời, Gv chuẩn xác kiến thức, giáo dục HS ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường tự nhiên 1.Vị trí địa lí: Nằm ở khu vực Nam Á, Đông Nam Á. 2. Khí hậu. - Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió. + Mùa hạ: nóng ẩm, mưa nhiều. + Mùa đông: khô và lạnh. - Thời tiêt diễn biến thất thường. 3.Các đặc điểm khác của môi trường. Thảm thực vật phong phú và đa dạng, có sự thay đổi theo không gian và thời gian. IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP 1. Tổng kết ( 3 phút) - HS nhắc lại nội dung bài học - Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi 1,2 SGK trang 25 2. Hướng dẫn học tập (1 phút) - GV yêu cầu HS về nhà học bài, trả lời các CH trong Sgk. - Sưu tầm các tranh ảnh về thâm canh lúa nước, đốt phá rừng. - Tìm hiểu về các hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đới nóng. V. PHỤ LỤC VI. RÚT KINH NGHIỆM:
Tài liệu đính kèm: