I. MỤC TIÊU : Qua bài học, HS cần đạt được:
1. Kiến thức:
- Biết vị trí đới ôn hòa trên bản đồ Tự nhiên thế giới
- Trình bày và giải thích( ở mức độ đơn giản) về 2 đặc điểm tự nhiên cơ bản của các môi trường đới ôn hòa
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ địa lí,xác định vị trí, các kiểu môi trường của đới ôn hòa trên bản đồ tự nhiên.
3. Thái độ:
- Ý thức học tập nghiêm túc, yêu thiên nhiên.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo,
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video, clip
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bản đồ các môi trường địa lí trên thế giới.
- Tranh ảnh các cảnh quan ở môi trường đới ôn hoà
2. Chuẩn bị của học sinh:
Tuần 8 Ngày soạn: 10/10/2015 Tiết 15 Ngày dạy: 13/10/2015 CHƯƠNG II. MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HÒA. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI ÔN HÒA Bài 13. MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HOÀ I. MỤC TIÊU : Qua bài học, HS cần đạt được: 1. Kiến thức: - Biết vị trí đới ôn hòa trên bản đồ Tự nhiên thế giới - Trình bày và giải thích( ở mức độ đơn giản) về 2 đặc điểm tự nhiên cơ bản của các môi trường đới ôn hòa 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ địa lí,xác định vị trí, các kiểu môi trường của đới ôn hòa trên bản đồ tự nhiên. 3. Thái độ: - Ý thức học tập nghiêm túc, yêu thiên nhiên. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, - Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video, clip II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên - Bản đồ các môi trường địa lí trên thế giới. - Tranh ảnh các cảnh quan ở môi trường đới ôn hoà 2. Chuẩn bị của học sinh: - Sgk, tài liệu tìm hiểu tự nhiên đới ôn hòa. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Ổn định (1 phút) : Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp 7A1, 7A2..,7A3., 7A4., 7A5.., 2. Kiểm tra bài cũ (2 phút): GV nhận xét bài kiểm tra 1 tiết của HS 3. Tiến trình bài học: Khởi động: Đới ôn hòa chiếm một nửa diện tích đất nổi trên Trái Đất, và nằm ở vị trí trung gian giữa đới nóng và dới lạnh nên có nhiều nét khác biệt so với đới nóng. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1:Tìm hiểu vị trí đới ôn hòa ( 5 phút) * Hình thức tổ chức hoạt động:Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; *Phương pháp dạy học : giải quyết vấn đề, pp sử dụng bản đồ, tự học, * Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, , Bước 1: - GV treo bản đồ các môi trường địa lí, hướng dẫn HS quan sát H.13.1/ Tr.43 SGK - Yêu cầu 1 HS lên xác định vị trí đới ôn hoà. + Đới ôn hòa nằm giữa hai đới nào ? + Xác định giới hạn vĩ độ ?( HS yếu kém) - So sánh diện tích đất nổi ở cả 2 bán cầu của đới ôn hoà ? Bước 2: - HS lên bảng xác định, gv chuẩn xác kiến thức. Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm khí hậu đới ôn hòa ( 15 phút) * Hình thức tổ chức hoạt động:Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; *Phương pháp dạy học : Đàm thoại, diễn giảng, pp sử dụng bản đồ, pp sử dụng số liệu thống kê và biểu đồ, tự học, * Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, T học tập hợp tác, Bước 1: - Quan sát vào bản đồ em hãy cho biết đới ôn hòa nằm ở vị trí như thế nào so với đới nóng và đới lạnh ? - Phân tích bảng số liệu để thấy tính chất trung gian của đới ôn hoà ? - HS trả lời, GV nhận xét, kết luận Bước 2: - GV hướng dẫn HS quan sát luợc đồ hình 13.1/ Tr.43, sgk - Dựa vào lược đồ, phân tích những yếu tố gây nên sự biến động thời tiết ở đới ôn hoà? +Tìm các khối khí di chuyển tới đới ôn hòa, ảnh hưởng của các khối khí này ? +Các loại gió và dòng hải lưu ảnh hưởng đến khí hậu như thế nào ? - Thời tiết đới ôn hòa có đặc điểm gì nổi bật ? - HS trả lời, GV chuẩn xác kiến thức. . Hoạt động 3: Tìm hiểu về sự phân hóa thiên nhiên ở đới ôn hòa (15 phút) * Hình thức tổ chức hoạt động:Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; nhóm *Phương pháp dạy học :Giải quyết vấn đề, pp sử dụng bản đồ, pp sử dụng số liệu thống kê và biểu đồ, thảo luận, tự học, * Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, KT KT học tập hợp tác, Bước 1: - Dựa vào thực tế em hãy cho biết thời tiết ở nước ta có mấy mùa ? - Thiên nhiên ở đới ôn hòa có mấy mùa? - Hs trả lời.GV chuẩn xác kiến thức Bước 2: - GV yêu cầu HS quan sát H.13.1/ Tr.43 SGK - Xác định các kiểu môi trường trong đới ôn hoà - Nêu vai trò của dòng biển nóng và gió Tây ôn đới với khí hậu ở đới ôn hòa? Bước 3: - GV chia lớp làm 6 nhóm thảo luận phân tích các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của các kiểu khí hậu trong đới ôn hoà và xác định các thảm thực vật tương ứng với từng kiểu khí hậu đó? ( SGK trang 44) + Nhóm 1- 2: Biểu đồ 1 + Nhóm 3- 4: Biểu đồ 2 + Nhóm 5- 6 : Biểu đồ 3 Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận, GV nhận xét,chuẩn xác kiến thức. - GV hướng dẫn HS quan sát các H 13.2; 13.3; 13.4/ Tr.44 SGK và đối chiếu với các biểu đồ nhiệt độ lượng mưa tương ứng. - Em có nhận xét gì về rừng ở môi trường ôn đới so với rừng ở môi trường đới nóng ? - HS trả lời, gv kết luận. - Nhận xét chung về sự phân hoá của môi trường đới ôn hoà? 1.Vị trí : - Khoảng từ chí tuyến đến vòng cực ở cả hai bán cầu. - Phần lớn diện tích đất nổi của đới ôn hòa nằm ở bán cầu Bắc 2. Khí hậu: - Mang tính chất trung gian giữa khí hậu đới nóng và khí hậu đới lạnh. - Biểu hiện: + Không nóng và mưa nhiều như đới nóng, không lạnh và ít mưa như đới lạnh. + Thời tiết thay đổi thất thường. - Nguyên nhân: do nằm ở vị trí trung gian 3. Sự phân hoá của môi trường . Thiên nhiên phân hóa theo thời gian và không gian: - Phân hóa theo thời gian: một năm có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. - Phân hóa theo không gian: + Thiên nhiên thay đổi từ Bắc xuống Nam theo vĩ độ:rừng lá kim => rừng hỗn giao => thảo nguyên = > rừng cây bụi gai. + Từ Đông sang Tây theo ảnh hưởng của dòng biển và gió Tây ôn đới: rừng lá kim => rừng hỗn giao => rừng lá rộng. IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP 1. Tổng kết (5 phút) - Gọi HS lên bảng xác định vị trí đới ôn hòa. - Cho HS trả lời CH 1,2 SGK trang 45. 2. Hướng dẫn học tập (2 phút) - HS học bài cũ - Xem trước bài mới “ Hoạt động nông nghiệp ở đới ôn hòa” - Chuẩn bị tranh, ảnh về hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đới ôn hòa - Tìm tài liệu về sản xuất chuyên môn hóa cao ở các nước kinh tế phát triển. V. PHỤ LỤC: VI. RÚT KINH NGHIỆM:
Tài liệu đính kèm: