Giáo án Địa lý 7 - Trường THCS Quế Ninh

I. MỤC TIÊU: Sau bài học này học sinh phải nắm được.

1. Kiến thức:

 Trình bày được quá trình phát triển và gia tăng dân số thế giới, nguyên nhân và hậu quả của nó.

2. Kĩ năng:

- Đọc và hiểu cách xây dựng tháp dân số.

- Đọc biểu đồ gia tăng dân số thế giới để thấy được tình hình gia tăng dân số trên thế giới.

3. Thái độ:

Có ý thức về sự cần thiết phải phát triển dân số một cách có kế hoạch.

4. Định hướng năng lực được hình thành

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tính toán.

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê

II. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Nêu vấn đề, thảo luận nhóm

III. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Tranh tháp dân số; các H1.1, H1.2, H1.3, H1.4 trong sgk phóng to.

2. Học sinh: Đọc trước nội dung bài học và trả lời các câu hỏi in nghiêng trong SGK.

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

 

doc 191 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1598Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lý 7 - Trường THCS Quế Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên môn hóa phiến diện, chú trọng trồng cây công nghiệp nhiệt đới và khai thác khoáng sản để xuất khẩu. Nguyên nhân.
- Một số nước tương đối phát triển là Cộng hòa Nam Phi, Li-bi, An-giê-ri, Ai Cập.
* Các ngành kinh tế:
1. Nông nghiệp.
a. Ngành trồng trọt.
- Cây công nghiệp nhiệt đới (Ca cao, café, cọ dầu,) được trồng trong các đồn điền thuộc các công ti nước ngoài, theo hướng chuyên môn hóa, nhằm mục đích xuất khẩu.
- Cây lương thực chiếm tỉ trọng nhỏ, kĩ thuật canh tác lạc hậu, không đáp ứng nhu cầu trong nước.
- Cây ăn quả cận nhiệt: nho, ôlưu, cam, chanh.
b. Ngành chăn nuôi. 
Nhìn chung kém phát triển, phổ biến là hình thức chăn thả.
2. Công nghiệp.
- Chậm phát triển: chiếm 2 % sản lượng công nghiệp toàn thế giới.
- Ngành phát triển nhất: khai khoáng.
- Các nước có nhiều ngành Công nghiệp phát triển: Cộng hòa Nam Phi, An-giê-ri
Khó khăn:
- Trình độ dân trí thấp
- Thiếu lao động chuyên môn kĩ thuật
- Thiếu vốn nghiêm trọng
- CSVC lạc hậu.
4. Củng cố.
 - Nêu sự khác nhau trong sản xuất cây Công nghiệp và cây lương thực ở Châu Phi?
 - Tại sao Công nghiệp Châu Phi còn chậm phát triển? kể tên một số nước có ngành Công nghiệp tương đối phát triển?
5. Dặn dò: 
 - Làm bài số 3 ( trang 96 sgk).
 - Nghiên cứu trước bài 31. kinh tế Châu Phi (stt)
+ Đặc điểm kinh tế đối ngoại của các nước Châu Phi?
+ Tại sao kinh tế Châu Phi phụ thuộc vào nước ngoài?
+ Kinh tế đối ngoại là gì? khủng hoảng kinh tế là như thế nào?
+ Sự bùng nổ dân số đô thị ở Châu Phi có đặc điểm gì nổi bật?
V/ Rút kinh nghiệm:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần: 17
Tiết: 34
KINH TẾ CHÂU PHI ( TT )
NS : 7/12/2014
ND : 9/12/2014
 I. MỤC TIÊU: Sau bài học này học sinh cần phải:
1.Kiến thức: 
 - Nắm vững cấu trúc đơn giản của nền kinh tế các nước châu Phi.
 - Biết được châu Phi có tốc độ đô thị hoá khá nhanh và sự bùng nổ dân số đô thị. Nguyên nhân và hậu quả
2. Kĩ năng: 
 Rèn luyện kĩ năng phân tích, chỉ bản đồ, so sánh
3. Thái độ: 
 Nhận định đúng hậu quả của quá trình đô thị hoá nhanh mà không gắn với sự phát triển kinh tế hợp lí.
II. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
 Thảo luận, nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở
III. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
 Giáo viên: - Lược đồ phân bố dân cư và đô thị Châu Phi.
 - Một số hình ảnh giao thông trên kênh đào Xuyê.
 Học sinh: Học và đọc trước bài, làm bài tập đầy đủ.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ.
 - Nêu những trở ngại trong việc phát triển Công Nghiệp Châu Phi?
 - Nêu những đặc điểm của ngành Công Nghiệp Châu Phi?
3. Nội dung bài mới:
a. Đặt vấn đề: Ngoài hai ngành kinh tế nông – công nghiệp, thì châu Phi còn phát triển ngành dịch vụ. Vậy dịch vụ gồm những hoạt động 	nào được chú trọng phát triển, tình hình đô thị hoá diễn ra như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài 31.
b. Triển khai bài dạy. 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CHÍNH
 Hoạt động 1: Dịch vụ:
B1. GV: Quan sát hình 31.1. 
?Em có nhận xét gì về sự phân bố mạng lưới đường sắt ở Châu Phi?
? Em hãy nêu đặc điểm kinh tế đối ngoại các nước châu Phi.
Gv nêu vấn đề: 
?Vì sao châu Phi chủ yếu xuất khẩu sản phẩm cây CN nhiệt đới, khoáng sản và nhập khẩu máy móc, thiết bị, hàng tiêu dùng, lương thực?
-> Hs thảo luận theo bàn.
B2. Em hãy kê tên các kì quan nổi tiếng thế giới của châu Phi.
HS: Ai Cập: Kim Tự Tháp kì quan văn hóa thế giới, kênh đào Xuyê.
HS: Kê nia: Có đỉnh KilimangiaRô, Hồ Victoria đẹp như huyền thoại, có Xavan công viên độc đáo.
HS: Các nước ven Địa Trung Hải có khí hậu rất thuận lợi cho hoạt động du lịch.
 Hoạt động 2:Đô thị hóa.
GV: Dựa vào bảng số liệu thống kê trang 98 và kiến thức đã học, em có nhận xét gì về:
? Mức độ đô thị hoá ở Châu Phi.
GV: Quan sát bảng số liệu kết hợp hình 29.1,
? Em hãy cho biết sự khác nhau về mức độ đô thị hoá giữa các quốc gia ven vinh Ghi-nê, duyên hải Bắc Phi và duyên hải Đông Phi.
 ?Theo em tốc độ đô thị hoá nhanh ở châu Phi do những nguyên nhân nào?
? Với tốc độ Đô Thị Hoá nhanh không tương xứng với trình độ phát triển kinh tế gây nên những hậu quả gì?
GV: Hs quan sát hình 31.2- nhà ổ chuột.
3. Dịch vụ:
- GTVT: phát triển các tuyến đường sắt nối với vùng chuyên canh nông sản và khai thác khoáng sản để xuất khẩu.
- Ngoại thương: tương đối đơn giản.
 + Xuất khẩu: nông sản nhiệt đới và khoáng sản.
 + Nhập khẩu: máy móc, thiết bị, hàng tiêu dùng, lương thực.
- Du lịch: phát triển ở Ai Cập, Kênia, ...
4. Đô thị hoá.
- Tỉ lệ dân thành thị trên 33%.
- Tốc độ Đô thị hoá khá nhanh không đi đôi với trình độ phát triển kinh tế, bùng nổ dân số đô thị. Đô thị hóa tự phát.
- Nguyên nhân :
 + GTDSTN cao.
 + Di dân : từ nông thôn ra thành phố (vì thiên tai, xung đột tộc người, xung đột biên giới).
- Hậu quả: Đô thị hóa không tương xứng với trình độ công nghiệp hóa làm xuất hiện nhiều vấn đề kinh tế- xã hội cần phải giải quyết.
 + Khó khăn phát triển KT - XH.
 + Thiếu nhà ở, thiếu việc làm, tệ nạn xã hội, ô nhiếm môi trường.
4. Củng cố.
 a. Dựa vào hình 29.1 và hình 31.1 cho biết:
- Tên một số cảng lớn ở Châu Phi?
- Châu Phi có bao nhiêu đô thị trên 1 triệu dân? Nêu tên các đô thị có trên 5 triệu dân ở Châu Phi?
 b. Sự bùng nổ dân số ở Châu Phi có đặc điểm gì nổi bật?
5. Dặn dò.
- Học và làm bài tập sau bài 32.
- Ôn từ bài 25 đến bài 31.
 V/ Rút kinh nghiệm: 
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần : 18
Tiết : 35
CÁC KHU VỰC CHÂU PHI
Ngày soạn : 18/12/2014
Ngày dạy :16/12/2014
 I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau bài học này học sinh cần phải:
- Trình bày và giải thích ( ở mức độ đơn giản) những đặc điểm nổi bật về tự nhiên, dân cư, kinh tế của các khu vực Bắc Phi, Trung Phi 
2. Kĩ năng: 
- Sử dụng các bản đồ, lược đồ tự nhiên, dân cư, kinh tế để hiểu và trình bày đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế của châu lục và các khu vực ở châu Phi.
- Phân tích một số biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa để hiểu và trình bày đặc điểm khí hậu của các môi trường tự nhiên ở châu Phi.
- Phân tích bảng số liệu về tỉ lệ gia tăng dân số, tỉ lệ dân thành thị ở một số quốc gia châu Phi.
3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
II. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Thảo luận, nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở.
III. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
Giáo viên: - Bản đồ tự nhiên châu Phi.
	 - Bản đồ 3 khu vực kinh tế châu Phi.	
Học sinh: Học và đọc trước bài, làm bài tập đầy đủ.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức. 
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Nội dung bài mới:
a. Đặt vấn đề: Châu Phi có trình độ phát triển kinh tế không đều. Có thể chia châu Phi thành 3 khu vực có mức độ phát triển kinh tế - xã hội khác nhau là Bắc Phi, Trung Phi và Nam Phi. Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu đặc điểm 2 khu vực- Bắc Phi và Trung Phi. 
b. Tiến trình bài dạy. 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CHÍNH
Hoạt động 1
GV: Xác định trên lược đồ các khu vực châu Phi.
HS. Dựa vào lược đồ ba khu vực châu Phi, xác định vị khu vực Bắc Phi và nêu tên một số nước năm trong khu vực này.
GV nêu câu hỏi: Em hãy nêu đặc điểm tự nhiên của khu vực BP.
HS: Dựa vào ảnh em hãy mô tả cảnh quan hoang mạc Xahara: Khắp nơi là cồn cát mênh mông, thực vật gồm những bụi cỏ gai thưa thớt. Ở những chỗ có nước ngầm lộ ra cây cối mọc xanh tốt đó là các ốc đảo chủ yếu cây chà là.
GV: Dựa vào nội dung sgk em hãy cho biết: Thành phần dân cư khu vực Bắc Phi như thế nào? Thuộc chủng tộc gì? Người dân chủ yếu theo đạo gì?
HS: Dựa vào hình 32.3 và nội dung sgk, em hãy nêu các ngành kinh tế chủ yếu ở Bắc Phi.
Hoạt động 2:
*B1.
HS: Xác định khu vực Trung Phi và nêu một số nước trong khu vực này.
GV: Về phương diện tự nhiên có sự phân hoá rỏ rệt giữa phía Tây và phía Đông Trung Phi.
GV: Yêu cầu học sinh thảo luận:
- Chia nhóm: 2 bàn một nhóm.
- Thời gian: 4 phút.
- Nội dung câu hỏi:+Dựa vào bản đồ tự nhiên Châu Phi và kiến thức đã học em hãy: Lập bảng so sánh sự khác biệt giữa phía Tây và phía Đông khu vực Trung Phi.(Địa hình, khí hậu, thực vật) 
HS: Báo cáo kết quả. Gv chuẩn lại kiến thức.
*B2. Em hãy nêu đặc điểm dân cư và kinh tế của Trung Phi.
1. Khu vực Bắc Phi.
a. Khái quát tự nhiên
Thiên nhiên thay đổi từ ven biển phía tây bắc vào nội địa theo sự thay đổi của lượng mưa. Hoang mạc Xa-ha-ra – Hoang mạc nhiệt đới lớn nhất thế giới (đặc điểm của hoang mạc).
b. Kinh tế - xã hội.
- Dân cư: Chủ yếu là người Ả Rập và người Béc - be (thuộc chủng tộc Ơ rô-pê-ô-it) theo đạo Hồi.
- Kinh tế:
+ Chủ yếu dựa vào khai thác, xuất khẩu dầu mỏ, khí đốt, phốt phát và du lịch(Ai cập).
+ Trồng lúa mì, ô lưu, nho, cam, chanh, lạc, bông.
2. Khu vực Trung Phi.
a. Khái quát tự nhiên :
* Phần phía Tây:
- Nhiều bồn địa.
- Gồm hai môi trường tự nhiên:
 + Môi trường xích đạo ẩm có rừng rậm phát triển.
 + Môi trường nhiệt đới có cảnh quan xavan .
* Phần phía đông:
- Là sơn nguyên và hồ kiến tạo.
- Khí hậu : gió mùa xích đạo có Xa van công viên phát triển trên các cao nguyên và rừng rậm trên sườn đón gió.
b. Kinh tế - xã hội:
- Dân cư: Chủ yếu người Ban- tu thuộc chủng tộc Nê-grô-ít.
- Tôn giáo: Đa dạng.
- Kinh tế chủ yếu dựa vào trồng trọt, chăn nuôi theo lối cổ truyền, khai thác lâm sản, khoáng sản, trồng cây công nghiệp xuất khẩu.
4. Củng cố
 - So sánh thành phần dân cư giữa khu vực Bắc Phi và Trung Phi?
 - Nêu các ngành kinh tế chính giữa khu vực Bắc Phi và Trung Phi?
 - Nêu những nết chính về đặc điểm địa hình, khí hậu của khu vực Bắc Phi?
5. Dặn dò: 
 - Về nhà soạn các câu hỏi trong bài 33 – Các khu vực Châu Phi ( tt). 
 - Đọc và học bài đầy đủ. Chú ý các đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội Nam Phi.
V.RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ DẠY :	
Tuần : 19
Tiết  : 36
CÁC KHU VỰC CHÂU PHI(tt)
NS :27/12/2014
ND:29/12/2014
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau bài học này học sinh cần phải:
 - Nắm được đặc điểm tự nhiên kinh tế - xã hội khu vực Nam Phi.
	- Nắm vững những nét khác nhau giữa các khu vực Bắc – Trung – Nam Phi.
	- Biết CH Nam Phi là nước có nền kinh tế phát triển nhất Châu Phi.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, chỉ bản đồ.
3. Thái độ: Có thái độ lên án nạn phân biệt chủng tộc ở đất nước nói riêng và thế giới nói chung.
II. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Thảo luận. Nêu vấn đề. Đàm thoại gợi mở
III. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
Giáo viên: - Bản đồ tự nhiên Châu Phi.
	 - Bản đồ kinh tế Châu Phi.
Học sinh: Học và làm bài tập đầy đủ.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ 
2. Kiểm tra bài cũ: - Em hãy nêu đặc điểm tự nhiên khu vực Bắc Phi?
	 - Khu vực Trung Phi có đặc điểm kinh tế - xã hội như thế nào?
3. Nội dung bài mới:
a. Đặt vấn đề: Trong 3 khu vực Châu Phi, khu vực Nam Phi nhỏ nhất, song lại có ý nghĩa quan trọng tạo nên diện mạo của một Châu Phi đang đổi mới và phát triển. Hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu các đặc điểm tự nhiên – kinh tế - xã hội của Nam Phi.
b. Triển khai bài dạy. 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CHÍNH
Hoạt động 1:
GV: Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm.Thời gian: 4 phút.
 * Dựa vào hình 32.1, lược đồ tự nhiên Châu Phi ( hình 26.1) và nội dung sgk, em hãy:
- Xác định phạm vi khu vực Nam Phi? Nêu tên một số quốc gia thuộc khu vực này?
- Nêu tên những đặc điểm chính địa hình khu vực Nam Phi?
HS: Trả lời.
GV: Chuẩn xác kiến thức.
GV: Nêu những đặc điểm chính của khí hậu khu vực Nam Phi? Giải thích tại sao Nam Phi có khí hậu nhiệt đới ẩm hơn Bắc Phi?
HS: Nguyên nhân dịu và ẩm hơn.
- Diện tích nhỏ hơn nhiều so với Bắc Phi.
- Có 3 mặt giáp đại dương lớn.
- Chịu ảnh hưởng của các dòng biển nóngMôdămbích, mũi kim và gió đông Nam thổi từ biển vào.
GV: Em có nhận xét gì về sự phân bố lượng mưa và thực vật ở khu vực Nam Phi?
GV: Tại sao thực vật và lượng mưa ở Nam Phi có sự phân hoá theo chiều từ Đông sang Tây?
HS: Nguyên nhân chính là sự kết hợp giữa địa hình, dòng biển nóng và dòng biển lạnh.
- Địa hình: có dãy Đrêcenbéc. Phía Đông có gió Đông thổi từ AĐD vào. Phía Tây có khí hậu chí tuyến khô nóng lại được tác động khắc nghiệt bởi dòng biển lạnh Benghêla.
Hoạt động 2:
GV: Quan sát nội dung sgk, em hãy cho biết thành phần chủng tộc ở khu vực Nam Phi có đặc điểm gì?
GV: So sánh thành phần chủng tộc ở khu vực Băc và Trung Phi?
HS: Thành phần chủng tộc ở khu vực Nam Phi đa dạng hơn.
GV: Ở Nam Phi trước đây còn tồn tại vấn đề gì mang tính toàn cầu?
HS: CHNPhi có chế độ phân biệt chủng tộc ( Chế độ HS: - pac – thai) nặng nề nhất Thế Giới và phong trào đấu tranh của người da đên giành thắng lợi với cuôc tổng tuyển cử không phân biệt chủng tộc đầu tiên vào cuối tháng 4 năm 1994.
GV: Dựa vào hìh 32.3 và sự hiểu biết của mình em hãy cho biết cơ cấu kinh tế khu vực Nam Phi có các ngành kinh tế chủ yếu nào?
GV: Xác định các ngành kinh tế trên bản đồ kinh tế chung?
HS: Chăn nuôi theo phương pháp cổ truyền, mặc dù có trình độ phát triển cao nhất Châu Phi nhưng kinh tế cơ bản vẫn mang những đặc điểm chung như các khu vực khác.
GV: Em có nhận xét gì về trình độ phát triển kinh tế của các quốc gia thuộc khu vực Nam Phi?
GV: Em hãy nêu một số đặc điểm Công nhiệp và nông nghiệp CH Nam Phi?
HS: Các ngành Công nghiệp chính: khai khoáng, luyện kim màu, cơ khí, hoá chất
3. Khu vực Nam Phi.
a. Khái quát tự nhiên:
 Địa hình:
- Cao trung bình >100m.
- Giữa: bồn địa Calahari.
- Phía Đông Nam: Dãy Đrêcenbéc cao đồ sộ ( trên 3000m).
* Khí hậu, thực vật:
- Phần lớn có khí hậu chí tuyến, dịu và ẩm hơn Bắc Phi.
- Khí hậi Cận Nhiệt Địa Trung Hải ( cực Nam).
- Lượng mưa và thực vật phân hoá theo chiều Đông – Tây.
+ Phía Đông: ẩm, mưa khá. Rừng rậm nhiệt đới phát triển.
+ Phía Tây và nội địa: khô, rừng thưa, Xavan phát triển.
b. Khái quát Kinh tế - xã hội.
* Xã hội.
- Chủng tộc: đa dạng.
+ Nêgrôit.
+ Ỏrôpêôit.
+ Môngôlôit.
+ Người lai.
- Tôn giáo: Đạo thiên chúa.
* Kinh tế:
- Chủ yếu khai thác khoáng sản, trồng cây công nghiệp xuất khẩu.
- Trình độ phát triển kinh tế rất chênh lệch:
+ Nước Công nghiệp phát triển: CHN Phi.
+ Nước Nông nghiệp lạc hậu: Môdămbích, Malauy
4. Củng cố
 - Tại sao người ta gọi thập niên 60 của thế kỉ 20 là “thập niên Châu Phi”, tại sao? ( Thập niên 60 của thế kỉ 20 là năm nhiều quốc gia thuộc địa châu Phi giành được độc lập từ các nước thực dân Châu Âu, nhất là thuộc địa của Pháp).
 - Nêu đặc điểm tự nhiên của khu vực Nam Phi?
 - Chế độ HS:-pac-thai là gì ? Nó được xoá bỏ từ lúc nào ? (Chế độ A-pac-thai là chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi do chính quyền thiểu số người da trắng dựng lên để đàn áp đại đa số dân chúng da đen người bản xứ. Chế độ A-pac-thai được xoá bỏ từ sau cuộc đấu tranh chống chế độ này của nhân dân Nam Phi thắng lợi và cuộc tổng tuyển cử không phân biệt chủng tộc đầu tiên tổ chức vào tháng 4 năm 1994.)
5. Dặn dò: 	- Học và làm bài tập đầy đủ.
	 - Soạn các câu hỏi sau bài thực hành. 
V. RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ DẠY: 
.. 
Tuần :20
Tiết :39
THỰC HÀNH SO SÁNH NỀN KINH TẾ CỦA 3 KHU VỰC CHÂU PHI
Ngày soạn :3/1/2015
Ngày dạy :5/1/2015
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau bài học này học sinh cần phải:
	- Nắm được ChâuPhi có trình độ phát triển kinh tế rất không đồng đều, thu nhập bình quân đầu người của các nước Châu Phi rất chênh lệch.
	- Nắm được những nét chính của nền kinh tế 3 khu vực Châu Phivà của Châu Phi trong bảng so sánh các đặc điểm kinh tế của 3 khu vực Châu Phi.
2. Kĩ năng:
	- Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, khai thác kiến thức qua lược đồ.
3. Thái độ:
	- Đánh giá đúng mức thu nhập của các nước Châu Phi, so sánh với nước ta.
 - Giáo dục kĩ năng sống 
II. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
	-Thảo luận 
	- Nêu vấn đề.
	- Đàm thoại gợi mở
III. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
 Giáo viên: Lược đồ thu nhập bình quân đầu người của các nươớc Châu Phi (năm 2000).
 Học sinh: Học và đọc trước bài, làm bài tập đầy đủ.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ: 
	- Em hãy nêu những nét chính về địa hình, khí hậu, thực vật của khu vực Nam Phi?
	- Tại sao khu vực Nam Phi có khí hậu dịu và ẩm hơn Bắc Phi?
3. Nội dung bài mới:
a. Đặt vấn đề: Trong hai bài trước, chúng ta đã tìm hiểu đặc điểm tự nhiên và kinh tế của 3 khu vực này. Nhằm củng cố kiến thức về 3 khu vực này, hôm nay chúng ta tiếp tục nghiên cứu bài thực hành.
b. Triển khai bài dạy
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CHÍNH
Hoạt động 1:
Quan sát hình 34.1
GV: Giải thích chú thích hình 34.1.
GV: Cho học sinh thảo luận:
- Chia lớp làm 6 nhóm ( 2 bàn một nhóm).
- Thời gian: 4 phút.
- Nội dung câu hỏi:
* Nhóm 1;2: Nêu tên các quốc gia ở Châu Phi có thu nhập bình quân đầu người 1000USD/năm. Các quốc gia này nằm ở khu vực nào Châu Phi? 
HS: Đại diện nhóm trình bày kết quả, học sinh các nhóm khác bổ sung, cuối cùng Giáo viên chuẩn xác.
* Nhóm 3;4: Nêu tên các quốc gia Châu Phi có thu nhập bình quân đầu người dưới 200USD/năm. Các quốc gia này nằm khu vực nào của Châu Phi?
HS: Trả lời: học sinh nhóm khác bổ sung, giáo viên chuẩn xác.
* Nhóm 5;6: Nêu nhận xét về sự phân hoá thu nhập bình quân đầu người giữa ba khu vực kinh tế Châu Phi?
HS: Trả lời, học sinh nhóm khác bổ sung, giáo viên chuẩn xác.
* Tên các quốc gia có thu nhập bình quân đầu người trên 1000USD/năm gồm: 
- Marốc, Angiêri, Tuynidi, Libi, Aicập ( khu vực Bắc Phi).
- Namibia, Bôtxoana, Nam Phi ( khu vực Nam Phi).
* Tên các quốc gia ở Châu Phi có thu nhập bình quân dưới 200USD/năm gồm:
- Nigiê, Sát ( Phía Nam khu vực Bắc Phi).
- Êtiôpia, Xômali, Buốckinâphxô ( thuộc khu vực Trung Phi).
* Mức thu nhập bình quân đầu người có sự phân hoá cao giữa các khu vực và các nước Châu Phi.
+ Các nước thuộc cực Nam Châu Phi và ven ĐTH thuộc Châu Phi có mức thu nhập bình quân đầu người lớn hơn so với các nướcnằm giữa hai vùng lãnh thổ này?
+ Mức chênh lệch thu nhập bình quân đầu người giữa các nước có thu nhập cao ( >2500USD/năm) và các nước có thu nhập thấp ( <200USD/năm) đạt trên 12 lần.
+ Nhìn chung khu vực Trung Phi có mức thu nhập bình quân đầu người thấp nhất trong 3 khu vực kinh tế Châu Phi.
Hoạt động2:
Lập bảng so sánhđặc điểm kinh tế của 3 khu vực Châu Phi theo mẫu sau.
Khu vực
Đặc điểm chính của nền kinh tế
Bắc Phi
- Các nước ven ĐTH có kinh tế phát triển, thu nhập bình quân khá cao ( >1000USD/năm). 
+ Công nghiệp: phát triển ngành khai thác- xuất khẩu dầu mỏ, khí đốt, phốt phát.
+ Nông nghiệp: SX lúa mì, ôlưu, cây ăn quả nhiệt đới.
+ Dịch vụ du lịch phát triển.
Trung Phi
- Hầu hết các nước có nên kinh tế kém phát triển, thu nhập bình quân đầu người thấp ( <1000USD/năm). 
+ Nông nghiệp: chủ yếu dựa vào trồng trọt và chăn nuôi theo lối cổ truyền. 
+ Công nghiệp chủ yếu khai thác lâm Sản, khoáng sản.
Nam Phi
- Kinh tế khá phát triển, nhất là Nam Phi, nhưng cũng có nước kém phát triển. 
+ Công nghiệp chính là khai khoáng, luyện kim màu, cơ khí
+ Nông nghiệp: Sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là hoa quả cận nhiệt khô, ngô
 4. Củng cố
 - Dựa vào kiến thức đã học em hãy cho biết quốc gia nào phát triển nhất Châu Phi? quốc gia đó nằm ở khu vực nào của Châu Phi và có đặc điểm gì tiêu biểu trong nền kinh tế?
 - Nêu tên một số quốc gia có nền kinh tế kém phát triển nhất Châu Phi mà em biết? nền kinh tế của họ có những nét gì tiêu biểu?
 5. Dặn dò: 
	- Nghiên cứu trước bài 35 khái quát Châu Mĩ.
	- Trả lời bài 34 trong tập bản đồ thực hành.
V.RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ DẠY:
.
Tuần 20
Tiết 40
 KHÁI QUÁT CHÂU MĨ
Ngày soạn : 4/1/2015
Ngày dạy : 6/1/2015
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau bài học này học sinh cần phải:
- Biết được vị trí địa lí, giới hạn của châu Mĩ trên bản đồ	
- Trình bày được những đặc điểm khái quá về lãnh thổ, dân cư, chủng tộc của châu Mĩ
2. Kĩ năng: 
- Xác định trên bản đồ, lược đồ châu Mĩ hoặc bản đồ Thế giới về vị trí địa lí của châu Mĩ.
- Đọc lược đồ các luồng nhập cư vào châu Mĩ để biết dân cư châu Mĩ hiện nay có nguồn gốc chủ yếu là người nhập cư, nguyên nhân làm cho châu Mĩ có thành phần chủng tộc đa dạng
3. Thái độ : Có thái độ yêu qúi nòi giống, yêu qúi người khác màu da.
II. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
	 Thảo luận (*)nêu vấn đề trực quan 
III. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
Giáo viên: Bản đồ thế giới, lược đồ tự nhiên Châu Mĩ.
Học sinh: Học và học bài, làm bài tập đầy đủ.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Nội dung bài mới:
a. Đặt vấn đề: Nói về sự kiện Crixtốp Côlôm tìm ra Châu Mĩ, F Anghen nhận định “ Việc phát hiện ra Châu Mĩ đã đẩy lùi hàng rào nhân loại”. Hàm ý sâu xa của nhận định này nối lên tiềm năng phong phú của Châu Mĩ. Có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với nền kinh tế - xã hội Thế Giới. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiêu châu lục này .
b. Triển khai bài dạy 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CHÍNH
Hoạt động 1:
GV:Yêu cầu HS thảo luận: (Thời gian: 4 phút )
1. Dựa vào hình 35.1 và SGK em hãy xác định vị trí của Châu Mĩ ?
2. Cho biết vị trí của Châu Mĩ có gì khác so với Châu Phi ?
HS: Vị trí Châu Mĩ kéo dài hơn về phía cực 
GV: Bổ sung:Vị trí Châu Mĩ nằm riêng biệt ở Bán Cầu Tây và bao bọc ở các đại dương xung quanh nên chậm đựơc phát hiện.
- Yêu cầu HS thảo luận, Thời gian :5 phút .
1. Dựa vào hình 35.1 và nội dung SGK em hãy cho biết: Châu Mĩ có diện tích bao nhiên ? Hẹp nhất là nơi nào? ở Việt Nam hẹp nhất (về chiều ngang )thuộc tỉnh nào ?
2. Kênh đào pa na ma ở Trung Mĩ nối liền hai đại dương nào? Ý nghĩa của kênh đào panama ?
HS: *Trả lời :
1. Là eo đất panama rộng không đến 50km.Việt Nam Quảng Bình cũng không quá 50 km(bề ngang)
2. Nối TBD và ĐTD
- Ý nghĩa: Rút ngắn thời gian di chuyển. Tiết kiệm nguồn nhiên liệu ,tăng thu nhập (thu thuế qua kênh đào )
Hoạt động 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_dia_7_ca_nam_theo_dinh_huong_phat_trien_nang_luc.doc