Giáo án Địa lý 8 (cả năm)

I-Mục tiêu cần đạt:

1- Kiến thức:

- Biết được vị trí địa lí, giới hạn của châu Á trên bản đồ

- Trình bày được đặc điểm về kích thước lãnh thổ địa hình và khoáng sản châu Á

2- Kĩ năng :

- Củng cố phát triển đọc , phân tích , so sánh các yếu tố địa lý trên bản đồ.

- Phát triển tư duy địa lý giải thích mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên .

3- Thái độ: Tự hào về sự đa dạng, giàu có về thiên nhiên của châu lục mình đang sinh sống .

II-Chuẩn bị của GV & HS :

GV: Bản đồ tự nhiên thế giới ,tự nhiên châu Á,tranh ảnh về các dạng địa hình châu Á.

HS: Xem lại kiến thức các châu lục đã học để so sánh với châu Á.

III- Tổ chức hoạt động dạy và học :

1/ Kiểm tra bài cũ : Không

2/ Bài mới :

Mở bài: Châu Á có diện tích như thế nào ? Điều kiện tự nhiên châu Á phức tạp và đa dạng thể hiện qua cấu tạo địa hình và sự phân bố khoáng sản ra sao chúng ta cùng tìm hiểu qua bài 1

 

doc 80 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1513Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lý 8 (cả năm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g thuộc chủ quyền nước ta mở rất rộng về phía Đông và Đông Nam. 
- Có rất nhiều đảo và quần đảo 
- Biển Đông có ý nghĩa chiến lược cả về mặt an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế 
 IV- Thực hành/ luyện tập
- Học bài làm các bài tập 2, 3 tr 86 SGK
-Xem bài 24 phân tích lược đồ H24 .1 
Bài 24: Vùng biển Việt Nam (tiếp theo)
	Bài đọc thêm :VÙNG BIỂN CHỦ QUYỀN CỦA NƯỚC VIỆT NAM 
I- Mục tiêu cần đạt :
1/Kiến thức :HS cần 
- Biết về tài nguyên biển phong phú, đa dạng; một số thiên tai thường xảy ra trên vùng biển nước ta, sự cần thiết phải bảo vệ môi trường vùng biển VN
 -Nắm được vị trí giới hạn của vùng biển Việt Nam. Bao gồm các vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
2/ Kĩ năng
- Sử dụng bản đồ, lược đồ khu vực Đông Nam Á, bản đồ ĐL tự nhiên VIỆT NAM để xác định và nhận xét vị trí giới hạn vùng biển VN dòng biển theo mùa
* Kĩ năng sống
- Tư duy: Thu thập và xử lý thông tin từ lược đồ, bản đồ, bài viết vùng biển Việt Nam
- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng lắng nghe/ phản hồi tích cực, giao tiếp và hợp tác khi làm việc cặp đôi nhóm
- Làm chủ bản thân: ứng phó với các thiên tai xảy ra trên vùng biển nước ta; cógiữ gìn và bảo vệ vùng biển của quê hương, đất nước
- Tự nhận thức: thể hiện sự tự tin khi trình bày và viết thông tin 
- Xác định được đường cơ sở 
- Biết tính chiều rộng của biển Việt Nam
3/ Thái độ : Xây dựng lòng yêu biển. Nhận thức được giá trị vùng biển chủ quyền VN
Có ý thức bảo vệ vùng biển cho trong lành 
* Tích hợp môi trường: Nhận biết thế nào là ô nhiễm biển, nguyên nhân của sự ô nhiễm.
4/ Định hướng năng lực: Thảo luận nhóm/ trình bày 1 phút/ Chúng em biết. 
II-Chuẩn bị của GV và HS :
G: Bản đồ khu vực Đông Nam Á, lược đồ khu vực biển Đông, vùng biển Việt Nam .
Sơ đồ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải ven bờ lục địa Việt Nam; Sơ đồ mặt cắt khái quát các vùng biển Việt Nam phóng lớn
H: Phân tích sơ đồ 24.5 và 24.6
III-Tổ chức hoạt động dạy và học
1/ Kiểm tra bài cũ : kiểm tra 15 phút 
 2/ Baøi môùi :
Khởi động: Vùng biển của nước ta có những tài nguyên nào? Nguồn tài nguyên đó là cơ sở phát triển ngành KT nào ? Vấn đề khai thác KT từ biển ảnh hưởng ra sao đến môi trường biển? Từ đó chúng ta phải có kế hoạch như thế nào ? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta giải quyết vấn đề trên.
Kết nối:
Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
Hoạt động 1 :
Tìm hiểu tài nguyên biển, môi trường biển 
Thảo luận nhóm/ trình bày 1 phút
HS thảo luận nhóm nội dung :
Tìm hiểu: Tài nguyên biển, thiên tai trên biển hiện trạng môi trường biển và bảo vệ 
 Các nhóm trình bày thảo luận theo yêu 
cầu 1HS trình bày về 3 điểm nói trên, các nhóm bổ sung GV chuẩn xác kiến thức ==> ghi bài cho HS 
-Nêu những tài nguyên của biển mà em biết ?
-Những tài nguyên đó giúp phát triển các ngành kinh tế nào ?
- Nêu những thiên tai thường xảy ra trên vùng biển nước ta
-Những nguyên nhân nào làm cho biển bị ô nhiễm ( thủy triều đen, thủy triểu đỏ , rác . . . )
- Biển bị ô nhiễm gây ra những hậu quả gì ?
- Cách khắc phục tình trạng ô nhiễm biển ?
Hoạt động 2
Tìm hiểu vùng biển chủ quyền của nước Việt Nam vị trí giới hạn của vùng biển Việt Nam. 
 Chúng em biết / trình bày 1 phút
 HS đọc đoạn SGK 
-Việt Nam ra tuyên bố vùng biển chủ quyền vào ngày nào ? 
- Vùng biển chủ quyền của Việt Nam gồm những bộ phận nào ? ( bao gồm các vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
Quan sát kết hợp H 24.5 và H 24.6
-Xác định đường cơ sở trên H 24.6 và H. 24.6 
- Đường cơ sở là đường qui định như thế nào ?
1 hải lí bằng bao nhiêu mét ? ( 1852 m)
- Thềm lục địa có đặc điểm gì ?
Chúng ta có quyền gì đối với vùng biển 
của nước mình ?
(Có quyền thực hiện các biện pháp để đảm bảo an ninh, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường, di cư, nhập cư
 Vùng này nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế )
2.Tài nguyên biển và bảo vệ môi trường biển Việt Nam:
a) Tài nguyên biển: 
- Nguồn tài nguyên biển phong phú, đa dạng :
+Khoáng sản: dầu khí, kim loại quý hiếm, muối, cát, thủy tinh
+ Thuỷ hải sản : dồi dào phong phú cá, tôm,cua
+ Du lịch: nhiều phong cảnh đẹp.
+ Giao thông vận tải thuận lợi
- Một số thiên tai thường xảy ra trên vùng biển nước ta (mưa, bão, sóng lớn, triều cường)
b) Môi trường biển:
- So với thế giới biển nước ta còn khá trong lành. 
- Một số nơi ven bờ bị ô nhiễm do chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt , nguồn lợi hải sản có nguy cơ giảm sút.
-Cần có kế hoạch khai thác hợp lý và bảo vệ môi trường biển tốt hơn
2. Vùng biển chủ quyền của nước Việt Nam
Ngày 12/5/1977 Việt Nam ra tuyên bố vùng biển chủ quyền của Việt Nam gồm : vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 
- Đường cơ sở là đường nối liền các điểm nhỏ ra nhất của bờ biển và các điểm ngoài cùng của các đảo ven bờ tính từ ngăn nước thủy triều thấp nhất trở ra 
1) Vùng nội thủy là vùng nước ở phía trong đường cơ sở và tiếp giáp với bờ biển 
2) Lãnh hải : nước ta có chiều rộng 12 hải lý 
3) Vùng tiếp giáp lãnh hải: rộng 12 hải lý là vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của đất nước
4) Vùng đặc quyền kinh tế tiếp liền lãnh hải tạo thành 1 vùng biển rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở 
5) Thềm lục địa gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam .
 IV- Thực hành/ luyện tập
- Xác định các vùng vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế 
- Xác định các đảo và quần đảo thuộc chủ quyền nước ta ? 
- Hoïc baøi vaø kết hợp quan sát hình 24 .5 và 24.6
- Xem baøi 25 chú ý đọc kết hợp hình 25.1 và bảng 25.1 
Bài 24: Vùng biển Việt Nam (tiếp theo)
	Bài đọc thêm :VÙNG BIỂN CHỦ QUYỀN CỦA NƯỚC VIỆT NAM 
I- Mục tiêu cần đạt :
1/Kiến thức :HS cần 
- Biết về tài nguyên biển phong phú, đa dạng; một số thiên tai thường xảy ra trên vùng biển nước ta, sự cần thiết phải bảo vệ môi trường vùng biển VN
 -Nắm được vị trí giới hạn của vùng biển Việt Nam. Bao gồm các vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
2/ Kó naêng :
- Sử dụng bản đồ, lược đồ khu vực Đông Nam Á, bản đồ ĐL tự nhiên VIỆT NAM để xác định và nhận xét vị trí giới hạn vùng biển VN dòng biển theo mùa
* Kĩ năng sống:
- Tư duy: Thu thập và xử lý thông tin từ lược đồ, bản đồ, bài viết vùng biển Việt Nam
- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng lắng nghe/ phản hồi tích cực, giao tiếp và hợp tác khi làm việc cặp đôi nhóm
- Làm chủ bản thân: ứng phó với các thiên tai xảy ra trên vùng biển nước ta; cógiữ gìn và bảo vệ vùng biển của quê hương, đất nước
- Tự nhận thức: thể hiện sự tự tin khi trình bày và viết thông tin 
- Xác định được đường cơ sở 
- Biết tính chiều rộng của biển Việt Nam
3/ Thái độ : Xây dựng lòng yêu biển. Nhận thức được giá trị vùng biển chủ quyền VN
Có ý thức bảo vệ vùng biển cho trong lành 
* Tích hợp môi trường: Nhận biết thế nào là ô nhiễm biển, nguyên nhân của sự ô nhiễm.
4/ Định hướng năng lực: Thảo luận nhóm/ trình bày 1 phút/ Chúng em biết. 
II-Chuẩn bị của GV và HS :
G: Bản đồ khu vực Đông Nam Á, lược đồ khu vực biển Đông, vùng biển Việt Nam .
Sơ đồ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải ven bờ lục địa Việt Nam; Sơ đồ mặt cắt khái quát các vùng biển Việt Nam phóng lớn
H: Phân tích sơ đồ 24.5 và 24.6
III-Tổ chức hoạt động dạy và học
1/ Kiểm tra bài cũ : kiểm tra 15 phút 
 2/ Bài mới
Khởi động: Vùng biển của nước ta có những tài nguyên nào? Nguồn tài nguyên đó là cơ sở phát triển ngành KT nào ? Vấn đề khai thác KT từ biển ảnh hưởng ra sao đến môi trường biển? Từ đó chúng ta phải có kế hoạch như thế nào ? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta giải quyết vấn đề trên.
Kết nối:
 Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
Hoạt động 1 :
Tìm hiểu tài nguyên biển, môi trường biển 
Thảo luận nhóm/ trình bày 1 phút
HS thảo luận nhóm nội dung :
Tìm hiểu: Tài nguyên biển, thiên tai trên biển hiện trạng môi trường biển và bảo vệ 
 Các nhóm trình bày thảo luận theo yêu 
cầu 1HS trình bày về 3 điểm nói trên, các nhóm bổ sung GV chuẩn xác kiến thức ==> ghi bài cho HS 
-Nêu những tài nguyên của biển mà em biết ?
-Những tài nguyên đó giúp phát triển các ngành kinh tế nào ?
- Nêu những thiên tai thường xảy ra trên vùng biển nước ta
-Những nguyên nhân nào làm cho biển bị ô nhiễm ( thủy triều đen, thủy triểu đỏ , rác . . . )
- Biển bị ô nhiễm gây ra những hậu quả gì ?
- Cách khắc phục tình trạng ô nhiễm biển ?
Hoạt động 2
Tìm hiểu vùng biển chủ quyền của nước Việt Nam vị trí giới hạn của vùng biển Việt Nam. 
 Chúng em biết / trình bày 1 phút
 HS đọc đoạn SGK 
-Việt Nam ra tuyên bố vùng biển chủ quyền vào ngày nào ? 
- Vùng biển chủ quyền của Việt Nam gồm những bộ phận nào ? ( bao gồm các vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
Quan sát kết hợp H 24.5 và H 24.6
-Xác định đường cơ sở trên H 24.6 và H. 24.6 
- Đường cơ sở là đường qui định như thế nào ?
1 hải lí bằng bao nhiêu mét ? ( 1852 m)
- Thềm lục địa có đặc điểm gì ?
Chúng ta có quyền gì đối với vùng biển 
của nước mình ?
(Có quyền thực hiện các biện pháp để đảm bảo an ninh, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường, di cư, nhập cư
 Vùng này nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế )
2.Tài nguyên biển và bảo vệ môi trường biển Việt Nam:
a) Tài nguyên biển: 
- Nguồn tài nguyên biển phong phú, đa dạng :
+Khoáng sản: dầu khí, kim loại quý hiếm, muối, cát, thủy tinh
+ Thuỷ hải sản : dồi dào phong phú cá, tôm,cua
+ Du lịch: nhiều phong cảnh đẹp.
+ Giao thông vận tải thuận lợi
- Một số thiên tai thường xảy ra trên vùng biển nước ta (mưa, bão, sóng lớn, triều cường)
b) Môi trường biển:
- So với thế giới biển nước ta còn khá trong lành. 
- Một số nơi ven bờ bị ô nhiễm do chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt , nguồn lợi hải sản có nguy cơ giảm sút.
-Cần có kế hoạch khai thác hợp lý và bảo vệ môi trường biển tốt hơn
2. Vùng biển chủ quyền của nước Việt Nam
Ngày 12/5/1977 Việt Nam ra tuyên bố vùng biển chủ quyền của Việt Nam gồm : vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 
- Đường cơ sở là đường nối liền các điểm nhỏ ra nhất của bờ biển và các điểm ngoài cùng của các đảo ven bờ tính từ ngăn nước thủy triều thấp nhất trở ra 
1) Vùng nội thủy là vùng nước ở phía trong đường cơ sở và tiếp giáp với bờ biển 
2) Lãnh hải : nước ta có chiều rộng 12 hải lý 
3) Vùng tiếp giáp lãnh hải: rộng 12 hải lý là vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của đất nước
4) Vùng đặc quyền kinh tế tiếp liền lãnh hải tạo thành 1 vùng biển rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở 
5) Thềm lục địa gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam .
 IV- Thực hành/ luyện tập
- Xác định các vùng vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế 
- Xác định các đảo và quần đảo thuộc chủ quyền nước ta ? 
- Học bài và kết hợp quan sát hình 24 .5 và 24.6
- Xem bài 25 chú ý đọc kết hợp hình 25.1 và bảng 25.1 
Bài 25: Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam
I- Mục tiêu cần đạt :
1/Kiến thức :H cần nắm 
Sơ lược quá trình hình thành lãnh thổ nước ta qua ba giai đoạn chính và kết quả của mỗi giai đoạn.
2/ Kĩ năng :
- Đọc hiểu sơ đồ các vùng địa chất kiến tạo( phần đất liền), bản đồ địa chất Việt Nam để: 
+ Xác định các mảng nền hình thành qua các giai đoạn Tiền Cambri, Cổ sinh, Trung sinh, vùng sụt võng Tân sinh: các đứt gãy lớn 
+ Nhận biết những nơi hay xảy ra động đất của VN
- Đọc bảng niên biểu địa chất, sơ đồ các vùng địa chất kiến tạo
3/ Thái độ giáo dục: Ý thức được lịch sử phát triển lâu dài của lãnh thổ.
4/ Định hướng năng lực: Thảo luận nhóm / trình bày 1 phút/ Cặp đôi / thuyết trình tích cực/ Cá nhân
II-Chuẩn bị của GV và HS :
G: Bản niên biểu địa chất (phóng to);Sơ đồ địa chất Việt Nam;Bản đồ trống Việt Nam.
H: Sưu tầm tài liệu có liên quan vận động địa chất như động đất, sóng thần, tạo núi 
III-Tổ chức hoạt động dạy và học:
1/ Kiểm tra bài cũ : Trình bày đặc điểm tài nguyên biển và môi trường nước ta hiện nay?
2/ Bài mới :
Mở bài :Lãnh thổ Việt Nam đã được hình thành qua quá trình lâu dài và phức tạp.Xu hướng chung của sự phát triển lãnh thổ ngày càng mở rộng như thế nào? Sinh vật và cảnh quan thay đổi khác trước ra sao ? chúng ta cùng tìm hiểu qua bài 25
Bài mới:
 Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
Hoạt động 1
Tìm hiểu giai đoạn tiền Cambri 
 Đặc điểm tiêu biểu của giai đoạn tiền Cambri và ảnh hưởng của nó tới địa hình và tài nguyên thiên nhiên nước ta.
Thảo luận nhóm / trình bày 1 phút
GV chia 6 nhóm thảo luận: hai nhóm tìm hiểu chung 1 giai đoạn theo nội dung thời gian, đặc điểm chính, ảnh hưởng tới địa hình , khoáng sản và sinh vật.
GV chuẩn xác kiến thức 
-Quan sát H25.1 “Sơ đồ các vùng địa chất kiến tạo” Kể tên các vùng địa chất kiến tạo trên lãnh thổ Việt Nam.Các vùng địa chất đó thuộc những nền móng kiến tạo nào?
-Quan sát H25.1 “ Niên biểu địa chất ” cho biết Các đơn vị nền móng (đại địa chất) xảy ra cách đây bao nhiêu năm? Mỗi đại địa chất kéo dài trong thời gian bao lâu?
Hoạt động 2 :
Tìm hiểu đặc điểm tiêu biểu của giai đoạn cổ kiến tạo và ảnh hưởng của nó tới địa hình và tài nguyên thiên nhiên nước ta ngày nay.
Cặp đôi / thuyết trình tích cực/trình bày 1 phút
-Giai đoạn Cổ kiến tạo, sự hình thành các bể than cho thấy khí hậu và thực vật ở nước ta giai đoạn này có đặc điểm như thế nào?
Hoạt động 3 
Tìm hiểu đặc điểm tiêu biểu của các giai đoạn Tân kiến tạo và ảnh hưởng của nó tới địa hình và tài nguyên thiên nhiên nước ta ngày nay.
Cá nhân/ trình bày 1 phút
-Vận động Tân kiến tạo còn kéo dài đến ngày nay không?
-Biểu hiện như thế nào?
- Địa phương em đang ở thuộc thuộc đơn vị nền móng nào?
Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam có thể chia làm 3 giai đoạn:
1.Giai đoạn tiền Cambri (tạo lập nền móng sơ khai của lãnh thổ)
- Cách ngày nay khoảng 542 triệu năm.
- Đại bộ phận lãnh thổ nước ta lúc đó còn là biển
- Phần đất liền là những mảng nền cổ: Vòm sông Chảy, Hoàng Liên Sơn, Sông Mã, Kon Tum
-Các loài sinh vật còn rất ít và đơn giản.
- Khí quyển rất ít oxi
2.Giai đoạn cổ kiến tạo :tạo (phát triển, mở rộng và ổn định lãnh thổ)
- Cách ngày nay khoảng 65 triệu năm
- Có nhiều vận động tạo núi lớn làm thay đổi hình thể nước ta so với trước. Phần lớn lãnh thổ nước ta đã trở thành đất liền
- Một số dãy núi hình thành do các vận động tạo núi
- Xuất hiện các khối núi đá vôi và các bể than đá lớn tập trung ở miền Bắc và rải rác ở một số nơi
- Sinh vật phát triển mạnh mẽ
- Cuối giai đoạn này, địa hình nước ta bị ngoài lực bào mòn, hạ thấp
3.Giai đoạn tân kiến tạo (tạo nên diện mạo hiện tại của lãnh thổ và còn đang tiếp diễn)
- Địa hình được nâng cao (dãy Hoàng Liên Sơn với đỉnh Phan-xi-păng)
- Hình thành :
+Các cao nguyên ba dan (ở Tây Nguyên)
+Các đồng bằng phù sa (đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long),
+Các bể dầu khí ở thềm lục địa 
- Sinh vật phát triển phong phú và hoàn thiện, xuất hiện loài người trên Trái Đất.
 IV-Tổng kết hướng dẫn HS tự học ở nhà:
- Dựa vào bảng 2.1 và hình 25 .1 trình bày khái quát 3 giai đoạn kiến tạo lãnh thổ VN
- Làm các bài tập 1 ,2 ,3 tr 30 STK
- Học bài và làm bài tập 1, 2, 3 tr 95
- Xem trước bài 26 kết hợp kiến thức bài 25 
Bài 26: Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam
I- Mục tiêu cần đạt:
1/ Kiến thức: H cần nắm 
- Nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng 
- Sự hình thành các vùng mỏ chính ở nước ta qua các giai đoạn địa chất
2/ Kĩ năng: Đọc bản đồ địa chất- khoáng sản VN
+ Nhận xét sự phân bố khoáng sản nước ta
+Xác định các mỏ khoáng sản lớn và các vùng mỏ khoáng sản trên bản đồ 
Tích hợp bảo vệ môi trường 
3/ Thái độ: Xây dựng ý thức tiết kiệm, tính hiệu quả và sự phát triển bền vững trong khai thác sử dụng các tài nguyên khoáng sản quý giá của nước ta.
Tiết kiệm năng lượng Khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản tiết kiệm và hợp lí đặc biệt khoáng sản năng lượng.
4/ Định hướng năng lực: Thảo luận nhóm / trình bày 1 phút/ Cặp đôi / thuyết trình tích cực/ Cá nhân
II-Chuẩn bị của GV và HS :
G: Bản đồ địa chất – khoáng sản Việt Nam; Mẫu một số khoáng sản tiêu biểu, tranh ảnh tư liệu về khoáng sản; Ảnh khai thác than, dầu khí, apatít;Bảng 26.1 trang 99 SGK (phóng to)
H: Kết hợp bài 25 và bài 26 để thấy mối quan hệ giữa các mỏ khoáng sản với lịch sử phát triển tự nhiên 
III-Tổ chức hoạt động dạy và học:
1/ Kiểm tra bài cũ :Trình bày lịch sử phát triển của tự nhiên nước ta.Nêu ý nghĩa của giai đoạn Tân Kiến tạo đối với sự phát triển lãnh thổ nước ta hiện nay?
2/ Bài mới : 
Mở bài : Đất nước ta có lịch sử phát triển qua hàng trăm triệu năm, cấu trúc địa chất phức tạp nước ta lại nằm ở khu vực giao nhau của 2 vành đai sinh khoáng lớn của thế giới là Địa Trung Hải và Thái Bình Dương .Điều đó có ảnh hưởng đến tài nguyên khoáng sản nước ta như thế nào?Bài 26 giúp ta hiểu rõ hơn
 Hoạt động của GV và HS Nội dung chính 
Hoạt động 1 :
Tìm hiểu đặc điểm khoáng sản của Việt Nam 
 Thuyết trình tích cực/ cá nhân
- Khoáng sản là gì ?
- Mỏ khoáng sản là ?
- Thế nào là quặng khoáng sản ?
- Vai trò của khoáng sản trong đời sống và sự tiến hóa nhân loại?
Khoáng sản có tầm quan trọng như thế nào trong sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước?
- Dấu hiệu đầu tiên của việc sử dụng khoáng sản ở nước ta từ bao giờ ?
-Nhắc lại diện tích lãnh thổ nước ta so với thế giới ?
- Quan sát trên bản đồ cho nhận xét số lượng và mật độ các mỏ trên diện tích lãnh thổ?
- Tìm trên hình 26.1 một số mỏ khoáng sản lớn, quan trọng của nước ta ?
- Tại sao Việt Nam là nước giàu có về khoáng sản ?
( Vị trí tiếp giáp 2 đại sinh khoáng ĐTH & TBD; 
Nhiều chu kì kiến tạo sản sinh hệ khoáng sản đặc trưng ; Lịch sử địa chất kiến tạo lâu dài , phức tạp; Sự phát hiện thăm dò có hiệu quả )
- Chứng minh rằng nước ta có nguồn tài nguyên, khoáng sản phong phú và đa dạng. 
 Hoạt động 2 :
Tích hợp bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng 
Tìm hiểu vấn đề khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng sản cần nắm giá trị của tài nguyên khoáng sản để có ý thức bảo vệ 
- Tại sao phải khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản?
- Nước ta đã có biện pháp nào để bảo vệ tài nguyên- khoáng sản ?
- Nêu các nguyên nhân làm cạn kiệt nhanh chóng các tài nguyên khoáng sản của nước ta ?
( Quản lí lỏng, khai thác tự do ; kĩ thuật khai thác ,chế biến còn lạc hậu; thăm dò đánh giá chưa chuẩn xác về trữ lượng, hàm lượng ; phân bố rải rác, đầu tư lãng phí.) 
- Bằng kiến thức thực tế của bản thân qua các phương tiện thông tin, cho biết hiện trạng sinh thái quanh khu vực khai thác ? 
Rèn luyện kĩ năng, ý thức bỏ vệ môi trường
- Dẫn chứng -> Kết luận 
1.Việt Nam là nước giàu tài nguyên khoáng sản :
- Khoáng sản nước ta phong phú về loại hình, đa dạng về chủng loại 
- Phần lớn có trữ lượng vừa và nhỏ. - - Một số khoáng sản có trữ lượng lớn là sắt, than, thiếc, crôm, dầu mỏ, bôxit, đá vôi .
2.Vấn đề khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng sản: 
- Khoáng sản là tài nguyên không thể phục hồi nhưng có ý nghĩa lớn lao trong sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước 
 - Hiện nay , một số khoáng sản ở nước ta có nguy cơ bị cạn kiệt, sử dụng còn lãng phí .
-Việc khai thác, vận chuyển và chế biến khoáng sản ở một số vùng đã làm ô nhiễm môi trường sinh thái .
 - Cần thực hiện tốt luật khoáng sản 
để khai thác hợp lí, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản
IV-Tổng kết, hướng dẫn HS tự học ở nhà: 
- Làm các bài tập 1 , 2 ,3 tr 37 STK
- Học bài và làm bài tập 1, 2, tr 98 SGK
- Xem bài 27 kẻ bảng 1 & 2 vào tập chuẩn bị cho bài thực hành 
Bài 27: THỰC HÀNH
Đọc bản đồ Việt Nam ( Phần hành chính và khoáng sản )
I- Mục tiêu cần đạt :
1/Kiến thức : Củng cố các kiến thức về vị trí địa lí , phạm vi lãnh thổ , tổ chức hành chính của nước ta;Củng cố các kiến thức về tài nguyên khoáng sản , nhận xét sự phân bố khoáng sản ở VN 
 2/ Kĩ năng : Đọc bản đồ , xác định vị trí các điểm cực, các điểm chuẩn trên đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải biển Việt Nam; Nắm vững các ký hiệu và chú giải của bản đồ hành chính, bản đồ khoáng sản Việt Nam. 
3/ Thái độ giáo dục: Yêu quê hương, tự hào về nguồn tài nguyên của đất nước
4/ Định hướng năng lực: Trình bày 1 phút/ Cặp đôi / thuyết trình tích cực/ Cá nhân
II-Chuẩn bị của GV và HS :
G: Bản đồ hành chính Việt Nam; Bản đồ khoáng sản Việt Nam; Mỗi HS chuẩn bị các bản đồ trên (kích thước nhỏ) để làm thực hành; Bảng phụ: 10 loại khoáng sản (tr100) phóng to, 10 ký hiệu khoáng sản vẽ sẵn cắt rời.
H: Xem lại kiến thức bài 23, 26 
Đọc bài 27 kẻ bảng 1 & 2 vào tập chuẩn bị cho bài thực hành 
III-Tổ chức hoạt động dạy và học:
1/ Kiểm tra bài cũ: Trình bày đặc điểm tài nguyên khoáng sản và vấn đề khai thác và bảo vệ khoáng sản nước ta hiện nay như thế nào? Nêu 1 số biện pháp giải quyết 
2/ Bài mới :
G hướng dẫn H làm bài thực hành 
a) Xác định vị trí địa phương:
 Dựa trên bản đồ hành chính Việt Nam, xác định vị trí địa phương tỉnh Long An 
 GV hướng dẫn xác định tọa độ của địa phương, hoặc tọa độ của điểm trung tâm ở địa phương.Vị trí tỉnh Long An :
Vĩ độ :Trải dài từ 10023’40’’B (Thanh Vĩnh Đông- Châu Thành) đến 11002’B(Lộc Giang- Đức Hoà)
Kinh độ : Trải rộng từ 105030’30’’Đ(Hưng Điền A-Vĩnh Hưng) đến 106047’02’’Đ (Tân Tập -Cần Giuộc)
- Phía Đông giáp Thành phố Hồ Chí Minh và cửa sông Soài Rạp 
- Phía Tây Nam giáp tỉnh Đồng Tháp 
- Phía Nam giáp tỉnh Tiền Giang 
- Phía Bắc giáp tỉnh Tây Ninh và tỉnh Svây-riêng của Cam-pu-Chia 
 HS phải tự tìm tọa độ trên bản đồ nhỏ đã chuẩn bị sẵn.
 b) Xác định tọa độ các điểm cực Bắc, cực Nam, cực Đông, cực Tây của lãnh thổ phần đất liền nước ta.
Hoạt động nhóm / cặp
 Sử dụng bảng 23.2(tr 84) để tìm các điểm cực trên bản đồ hành chính Việt Nam
 Yêu cầu từng HS lên xác định từng điểm cực trên bản đồ
 HS tự đánh dấu các điểm cực trên phần đất liền Việt Nam sau khi đã xác định vào bản đồ cá nhân nhỏ.
 GV giúp HS ghi nhớ các địa danh của các điểm cực với các đặc trưng riêng.
+ Điểm cực Bắc – H23.1 : Lá cờ Tổ quốc tung bay (H23.1)
+ 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an DL 8.doc