Giáo án Địa lý 8 năm 2010

I.Mục tiêu bài học: Sau bài học HS cần:

 - Hiểu rõ đặc điểm, vị trí địa lý, kích thước, đặc điểm địa hình và khoáng sản của Châu Á.

- Củng cố và phát triển kỹ năng đọc, phân tích và so sánh các đối tượng trên lược đồ.

II. Các thiết bị dạy học:

- Bản đồ tự nhiên thế giới. Bản đồ tự nhiên Châu Á.

III. Tiến trình bài dạy :

 

doc 68 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1479Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lý 8 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng Nam Á theo chiều giảm dần về diện tích, dân số.
D. Hướng dẫn về nhà: 
- Tìm hiểu kinh tế các nước Đông Nam Á.
- Xác định vị trí 11 nước Đông Nam Á. 
- Trả lời câu hỏi SGK, tập bản đồ. 
--------—–&—–--------
Ngày soạn 8/1/2011 Ngày dạy
Tiết 20. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS cần biết
- Phân tích số liệu, lược đồ, tư liệu để nhận biết mức tăng trưởng đạt khá cao trong thời gian tương đối dài. Nông nghiệp (mà trồng trọt là chủ đạo) vẫn giữ vị trí quan trọng. Công nghiệp mới trở thành ngành kinh tế quan trọng ở 1 số nước. Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc.
- Giải thích được những đặc điểm trên của kinh tế Châu Á.
II. Chuẩn bị: 
- Bản đồ kinh tế Châu Á.
- Các số liệu về kinh tế của các nước Đông Nam Á. 
III. Tiến trình bài dạy:
A. Kiểm tra bài cũ: 
? Dân cư Đông Nam Á có đặc điểm gì?
B. Bài mới:
HS đọc đoạn đầu mục 1.
HS quan sát bảng 16.1.
? Hãy cho biết tình hình tăng trưởng kinh tế qua các giai đoạn và so với Thế giới (trung bình 3%).
? Nguyên nhân của quá trình tăng trưởng đó?
? Tại sao 1998: Mức tăng trưởng giảm (khủng hoảng kinh tế).
? Vấn đề môi trường ở Đông Nam Á như thế nào?
HS đọc bảng 16.2.
? Cho biết tỷ trọng của các ngành trong tổng sản phẩm?
? Sự thay đổi cơ cấu như thế nào? Chứng tỏ điều gì?
HS quan sát H16.1.
? Nhận xét sự phân bố cây lương thực, cây công nghiệp.
? Sự phân bố các ngành công nghiệp.
1. Nền kinh tế của các nước Đông Nam Á phát triển khá nhanh song chưa vững
Trước kia: Kinh tế lạc hậu.
Gần đây: Kinh tế của các nước Đông Nam Á tăng trưởng khá nhanh (Việt Nam: 6,7% năm 2000 so với 1999).
1997 – 1998: Mức tăng trưởng giảm do khủng hoảng tài chính.
Môi trường: Chưa được quan tâm đúng mức.
2. Cơ cấu kinh tế đang có những thay đổi
Các nước đang tiến hành công nghiệp hoá.
Cơ cấu thay đổi theo hướng tích cực. Tỷ trọng nông nghiệp giảm, dịch vụ tăng.
Các ngành sản xuất tập trung nhiều ở Đồng bằng và ven biển.
C. Củng cố: 
? Vì sao các nước Đông Nam Á tiến hành công nghiệp hoá nhưng kinh tế phát triển chưa vững chắc.
D. Hướng dẫn về nhà:
- Trả lời các câu hỏi SGK.
- GV hướng dẫn HS vẽ biểu đồ hình tròn (câu 2). 
--------—–&—–--------
Ngày soạn 15/1/2011 Ngày dạy
Tiết 21. HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (ASEAN)
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS cần biết.
- Phân tích tư liệu, số liệu, ảnh để biết được: Sự ra đời và phát triển về số lượng các thành viên hiệp hội các nước Đông Nam Á, mục tiêu hoạt động của hiệp hội.
- Các nước đạt được những thành tích đáng kể một phần do có sự hợp tác.
- Những thuận lợi và 1 số thách thức của Việt Nam khi gia nhập hiệp hội.
II. Chuẩn bị: Bản đồ các nước Đông Nam Á (hoặc bản đồ các nước Châu Á).
III. Tiến trình bài dạy:
A. Kiểm tra bài cũ: 
? Xác định vị trí các quốc gia, tên thủ đô của các nước Đông Nam Á trên bản đồ.
? Các nước Đông Nam Á có những nét cơ bản nào về đặc điểm dân cư – xã hội? 
B. Bài mới:
HS quan sát H17.1.
? 5 nước đầu tiên tham gia vào hiệp hội các nước Đông Nam Á?
? Việt Nam gia nhập năm nào?
? Nước nào vào sau Việt Nam?
HS đọc SGK.
? Nêu rõ mục tiêu của hiệp hội qua từng giai đoạn.
? Các nước Đông Nam Á có những điều kiện thuận lợi gì để hợp tác phát triển kinh tế.
? Nêu những biểu hiện của sự hợp tác.
GV: Xuất khẩu lao động.
Trong khu vực → 2 bên đều có lợi.
? Khi gia nhập ASEAN, Việt Nam có những thuận lợi, thách thức gì?
1. Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)
Ngày 8/8/1967: Hiệp hội các nước Đông Nam Á được thành lập gồm 5 nước.
Việt Nam gia nhập ASEAN ngày 28/7/1995.
Hiện có 10 nước thành viên (Đông Timo chưa gia nhập).
Mục tiêu: Hợp tác toàn diện để phát triển.
2. Hợp tác để phát triển kinh tế xã hội
Thuận lợi: Các nước có những nét tương đồng về tự nhiên, xã hội, vị trí gần nhau.
Các biểu hiện của sự hợp tác:
Nước phát triển giúp đỡ nước chậm phát triển.
Tăng cường trao đổi hàng hoá.
Xây dựng các tuyến giao thông.
Phối hợp khai thác, bảo vệ sông Mêkông.
3. Việt Nam trong ASEAN
Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế xã hội (buôn bán, xuất nhập khẩu ).
Việt Nam cũng những thách thức lớn (sự khác biệt về thể chế chính trị, bất đồng ngôn ngữ ) cần phải vượt qua.
C. Củng cố:
? Kể tên các thành viên trong hiệp hội ASEAN.
? Em có biết biểu tượng của ASEAN? Ý nghĩa? (Bó lúa với 10 rẻ lúa).
? Nêu những mục tiêu hợp tác của ASEAN.
D. Hướng dẫn về nhà: - Vẽ bản đồ hình cột (3).
- Tìm hiểu thêm về ASEAN đặc biệt là Việt Nam, Lào, Campuchia.
--------—–&—–--------
Ngày soạn 15/1/2011 Ngày dạy
Tiết 22. TÌM HIỂU LÀO VÀ CAM PU CHIA
I. Mục tiêu: HS cần
- Tập hợp các tư liệu, sử dụng chúng để tìm hiểu về địa lý của một quốc gia.
- Trình bày lại kết quả làm việc bằng văn bản.
II. Chuẩn bị: Bản đồ tự nhiên Châu Á.
III. Nội dung thực hành:
A. Ổn định lớp:
Chia nhóm, 2 nhóm lớn A, B. Mỗi nhóm lớn lại chia thành các nhóm nhỏ: Mỗi bàn 1 nhóm.
B. GV nêu nội dung, yêu cầu:
Nhóm A: Tìm hiểu về Lào:
Nhóm B: Tìm hiểu về Campuchia.
Tìm hiểu theo dàn ý: Vị trí địa lý.
 	 Điều kiện tự nhiên.
 Đặc điểm dân cư, xã hội.
 Đặc điểm kinh tế
 (Thời gian tìm hiểu là 25 phút).
C. Các kiến thức cơ bản:
CAMPUCHIA
Vị trí: Thuộc bản đồ Đông Dương, giáp vịnh Thái Lan → thuận lợi cho giao thông đường biển, đường sông, đường bộ.
Điều kiện tự nhiên: Địa hình chủ yếu là đồng bằng. 
Khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng, giàu nguồn nước (sông Mekông, biển hồ Tônglêsáp). Rừng nhiều.
Dân cư: 12,3 triệu người, tăng trưởng nhanh (1,7%), chủ yếu là người Khơ Me. Chất lượng cuộc sống thấp.
Kinh tế: Phát triển cả nông nghiệp, công nghiêp, dịch vụ.
LÀO
Vị trí: Thuộc bản đồ Đông Dương, hoàn toàn nằm trong nội địa khó khăn cho giao thông đường biển.
Điều kiện tự nhiên: Địa hình chủ yếu là núi, cao nguên.
Khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Dân cư: 5,5 triệu người, tỷ lệ tăng cao (2,3%). Chủ yếu là người Lào, Thái, Mông. Trình độ phát triển chưa cao, cuộc sống còn nghèo.
Kinh tế: Là nước nông nghiệp, công nghiệp chưa được phát triển.
Các nhóm nhỏ trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV chuẩn xác các kiến thức cơ bản.
D. Hướng dẫn về nhà: Ôn tập.
--------—–&—–--------
Ngày soạn 22/1/2011 Ngày dạy
Tiết 23. TỔNG KẾT
ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ ĐỊA LÝ CÁC CHÂU LỤC
ĐỊA HÌNH VỚI TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC, NGOẠI LỰC
I. Mục tiêu: - HS cần có những kiến thức khái quát về các nội dung sau:
- Bề mặt Trái đất có những hình dạng vô cùng phong phú với các dãy núi cao, sơn nguyên đồ sộ, những đồng bằng, bồn địa 
- Nguyên nhân: Do tác động của nội lực, ngoại lực.
II. Chuẩn bị: Bản đồ tự nhiên Thế giới.
III. Tiến trình bài dạy:
A. Kiểm tra bài cũ:
? Địa hình của Lào và Campuchia có gì khác biệt? 
B. Bài mới:
HS quan sát bản đồ tự nhiên Thế giới.
? Chỉ các sơn nguyên, dãy núi cao, các đồng bằng rộng, những vực biển?
HS quan sát H19.2.
? Các địa mảng có những cách di chuyển nào? kết quả?
? Núi cao, núi lửa xuất hiện ở vị trí nào của mảng kiến tạo?
? Tác hại của động đất núi lửa.
GV: 26/12/2004: Sóng thần ở Đông Nam Á làm 2600 người chết và mất tích.
? Quan sát H19.3: Mô tả hậu quả của động đất.
? H19.4, 19.5: Nội lực còn sinh ra những hiện tường gì?
? Ngoại lực là gì? kết quả? So sánh với nội lực.
? Mô tả ảnh a, b, c, d và cho biết chúng được hình thành do tác động nào của ngoại lực.
? Nêu nguyên nhân hình thành các đồng bằng Sông Hồng, đồng bằng Sông Cửu Long ở Việt Nam.
1. Tác động của nội lực lên bề mặt Trái đất
Nội lực: Làm cho bề mặt Trái đất thêm gồ ghề.
Nội lực → động đất, núi lửa.
VD: dải núi lửa bờ Tây Châu Mỹ, bờ Đông Nam Á.
Sóng thần . gây nhiều tổn thất về người và của.
Nội lực → Đảo núi lửa, các lớp đất đá bị xô lệch.
2. Tác động của ngoại lực lên bề mặt Trái đất
Ngoại lực: gió, mưa, sóng, nước chảy → phong hoá, bào mòn, bồi tụ → làm cho bề mặt Trái đất bằng phẳng hơn.
Ngoại lực tạo nên các dạng địa hình Phi-o ở bờ biển, Nấm đá, đồng bằng, thung lũng, sông.
C. Củng cố:
? Lấy các ví dụ về địa hình do tác động của nội lực, ngoại lực.
D. Hướng dẫn về nhà: 
- Tìm hiểu các dạng địa hình ở địa phương em, nguyên nhân hình thành.
- Trả lời các câu hỏi SGK, tập bản đồ.
--------—–&—–--------
Ngày soạn 22/1/2011 Ngày dạy
Tiết 24. TỔNG KẾT: KHÍ HẬU VÀ CÁC CẢNH QUAN TRÊN 
TRÁI ĐẤT
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng
- Nhận xét, phân tích ảnh, lược đồ, bản đồ, nhận biết, mô tả lại các cảnh quan chính trên Trái đất, các sông, các thành phần của vỏ Trái đất.
- Phân tích các mối quan hệ để giải thích các hiện tượng địa lý tự nhiên.
II. Chuẩn bị: Bản đồ tự nhiên Thế giới
III. Tiến trình bài dạy:
A. Kiểm tra bài cũ:
? Tại sao nói nội lực và ngoại lực là 2 lực đối nghịch nhau.
? Chỉ trên bản đồ các dạng địa hình do tác động của nội lực, ngoại lực.
B. Bài mới:
? Trên Trái đất có mấy đới khí hậu.
HS quan sát bản đồ tự nhiên Thế giới.
? Ở Châu Á có những đới khí hậu nào? Vì sao?
? Ở Châu Phi, Mỹ có những đới khí hậu nào? Vì sao?
Biểu đồ khí hậu cho ta biết những gì?
HS hoạt động nhóm: 4 nhóm, mỗi nhóm phân tích biểu đồ a, b, c, d. Cho biết kiểu khí hậu, đới khí hậu.
? H20.3: Trên Thế giới có những loại gió chính nào?
HS quan sát các ảnh a, b, c, d, đ.
? Em có nhận xét gì về cảnh quan trên Trái đất (phong phú).
? Mỗi ảnh thuộc đới khí hậu nào?
1. Khí hậu trên Trái đất
Trên Trái đất có 5 đới khí hậu (1 đới nóng, 2 đới ôn hoà, 2 đới lạnh).
Biểu đồ khí hậu: Nhiệt độ, lượng mưa cho biết kiểu khí hậu, đới khí hậu của địa điểm đó.
VD: Biểu đồ a (SGK): mưa nhiều, mưa theo mùa, nhiệt độ cao, có 2 lần nhiệt độ cao → Đây là kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Các loại gió chính: Gió mậu dịch nóng (đới nóng), gió Tây ôn đới (đới ôn hoà), gió đông địa cực (đới lạnh).
2. Các cảnh quan trên Trái đất
Cảnh quan vô cùng phong phú (VD: Cảnh quan đới lạnh khác đới nóng).
Mỗi đới lại có những cảnh quan khác nhau.
VD: Rừng rậm
Đới nóng có Rừng thưa
 Xavan
 Hoang mạc
C. Củng cố:
? HS hoàn thành sơ đồ 20.5.
? Trình bày mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên theo sơ đồ 20.5.
D. Hướng dẫn về nhà: 
- GV hướng dẫn HS quan sát H20.1, ghi vào vở, tên các Châu lục, đảo lớn, các sông.
- HS điền vào bảng mẫu SGK.
--------—–&—–--------
Ngày soạn 29/1/2011 Ngày dạy
Tiết 25. CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐỊA LÝ
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS cần
- Nhận xét, phân tích ảnh, lược đồ, bản đồ để nhận biết sự đa dạng của các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp.
- Nắm được các hoạt động của con người đã tác động và làm thiên nhiên thay đổi mạnh mẽ.
II. Chuẩn bị: 
Một số tranh ảnh về các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp có ảnh hưởng đến môi trường.
III. Tiến trình bài dạy:
A. Kiểm tra bài cũ:
? Vì sao trên Trái đất lại có những cảnh quan khác nhau.
? Con người trên Trái đất có những hoạt động gì?
B. Bài mới:
HS quan sát, nhận xét các ảnh a, b, c, d H21.1.
? Nhận xét về các hoạt động nông nghiệp.
? Sự khai thác thiên nhiên ở các vùng, các miền khác nhau có giống nhau không?
HS đọc SGK + Kiến thức thực tế.
? Các hoạt động nông nghiệp đã ảnh hưởng tới môi trường ntn?
? Ở địa phương em trồng những loại cây gì? nuôi con gì? Nêu những tác động của các hoạt động đó tới môi trường.
? Mô tả tranh 21.1, 21.3.
? Ngành công nghiệp thế giới phát triển như thế nào?
? Nêu những tác động của hoạt động công nghiệp tới môi trường.
? Nêu những hậu quả xấu tới môi trường.
HS quan sát H21.4.
? Nơi xuất nhập khẩu dầu. Nhận xét về tác động của các hoạt động này tới môi trường tự nhiên.
GV: Ở Thanh Hóa việc khai thác Crôm, vàng cám đã ảnh hưởng xấu tới địa hình, đất đai, ô nhiễm môi trường
? Hiện nay việc bảo vệ môi trường được đặt ra ntn trên thế giới, ở Việt Nam.
1. Những hoạt động nông nghiệp với môi trường địa lý
Các hoạt động nông nghiệp rất đa dạng (H21.1).
Hoạt động nông nghiệp đã làm cảnh quan tự nhiên thay đổi theo cả 2 hướng tích cực và tiêu cực.
2. Hoạt động công nghiệp với môi trường địa lý
Ngành công nghiệp ngày càng phát triển.
Các hoạt động công nghiệp đã ảnh hưởng tới môi trường: Khói, bụi, nước thải, khí thải  → hiệu ứng nhà kính, mưa axít  → ảnh hướng tiêu cực tới môi trường.
Các ngành khai thác dầu, than quặng  đã làm thay đổi diện mạo môi trường, làm ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường.
C. Củng cố:
Nêu các hoạt động diễn ra ở khu công nghiệp Hoàng Long ảnh hưởng tới diện mạo, môi trường như thế nào?
D. Hướng dẫn về nhà: 
- Thu thập tranh ảnh, thông tin về các họat động sản xuất trên Thế giới, liên hệ với cảnh quan thiên nhiên.
- Trả lời câu hỏi SGK, tập bản đồ.
- Tìm hiểu đất nước, con người Việt Nam.
Ngày soạn 5/2/2011 Ngày dạy
PHẦN II: ĐỊA LÝ VIỆT NAM
Tiết 26. ĐẤT NƯỚC CON NGƯỜI
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS cần:
- Nắm được vị thế của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á và Thế giới.
- Hiểu được 1 cách khái quát hoàn cảnh kinh tế, chính trị hiện nay của Việt Nam.
- Biết được nội dung, phương pháp học địa lý Việt Nam.
II. Chuẩn bị: Bản đồ tự nhiên Thế giới, bản đồ tự nhiên Việt Nam.
III. Tiến trình bài dạy:
A. Kiểm tra bài cũ: 
? Chỉ nước Việt Nam trên bản đồ Thế giới, Việt Nam thuộc khu vực nào, tiếp giáp những nước nào, biển nào?
B. Bài mới:
? HS đọc 2 dòng đầu và quan sát bản đồ tự nhiên Thế giới
? Trả lời 2 câu hỏi trong mục.
? Lấy các dẫn chứng?
? VN gia nhập ASEAN khi nào?
HS đọc muc 2 (SGK).
? Những nét nổi bật trong việc xây dựng, phát triển của Việt Nam.
GV: Đổi mới, xoá bỏ chế độ bao cấp .
? Kết quả của công cuộc đổi mới.
? Nhận xét về sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế (bảng 22.1).
? Mục tiêu 2020?
? Vì sao cần phải học địa lý Việt Nam.
? Học như thế nào cho tốt.
1. Việt Nam trên bản đồ Thế giới
Việt Nam gắn liền với lục địa Á Âu và trong khu vực Đông Nam Á.
Việt Nam có biển Đông, 1 bộ phận của Thái Bình Dương.
Tiêu biểu cho Đông Nam Á về tự nhiên, lịch sử, văn hoá.
Việt Nam là thành viên của Hiệp hội ASEAN (25/7/1995)
2. Việt Nam trên con đường xây dựng và phát triển
Việt Nam chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh.
1986: Thực hiện đổi mới toàn diện.
→ Sản xuất phát triển, sản lượng tăng cao, có hàng hoá xuất khẩu.
Công nghiệp: Khôi phục và phát triển mạnh mẽ.
Cơ cấu kinh tế được chuyển đổi hợp lý, tỷ lệ hộ nghèo giảm.
Mục tiêu 2020: Trở thành nước công nghiệp.
3. Học địa lý Việt Nam như thế nào?
Người Việt Nam phải hiểu về địa lý Việt Nam.
Cách học: SGK + Quan sát thực tế + Nắm bắt thông tin.
C. Củng cố:
? Mục tiêu chiến lược 10 năm (2001 – 2010) của Việt Nam?
? Địa phương em đang có đổi mới gì về kinh tế?
? Cần làm gì để xây dựng quê hương đất nước?
D. Hướng dẫn về nhà: 
- Tìm hiểu thêm về Việt Nam. Trả lời các câu hỏi SGK, tập bản đồ. 
--------—–&—–--------
Ngày soạn 5/2/2011 Ngày dạy
Tiết 27. VỊ TRÍ, GIỚI HẠN, HÌNH DẠNG LÃNH THỔ VIỆT NAM
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS cần:
- Hiểu được tính toàn vẹn của lãnh thổ Việt Nam, xác định được vị trí, giới hạn, diện tích, hình dạng vùng đất liền, vùng biển Việt Nam.
- Hiểu biết về ý nghĩa thực tiễn và các giá trị cơ bản của vị trí địa lý, hình dạng lãnh thổ với môi trường tự nhiên và các hoạt động kinh tế xã hội.
II. Chuẩn bị: Tập bản đồ tự nhiên Việt Nam.
III. Tiến trình bài dạy:
A. Kiểm tra bài cũ:
? Theo em, để học tốt môn địa lý Việt Nam cần phải làm gì?
B. Bài mới:
? Tìm trên H23.2 các điểm cực Bắc Nam, Đông, Tây có toạ độ?
? Việt Nam có diện tích phần đất liền là?
HS hoạt động nhóm, trả lời 2 câu hỏi liên tiếp.
GV chỉ trên bản đồ.
? Biển Việt Nam giáp biển của những nước nào?
? Những điểm nổi bật của vị trí nước ta là gì?
? Những đặc điểm đó ảnh hưởng như thế nào đến tự nhiên nước ta.
? Em có nhận xét gì về hinh dạng về Việt Nam.
? Điều đó ảnh hưởng như thế nào đến tự nhiên và hoạt động giao thông vận tải của nước ta.
? Em có nhận xét gì về vùng biển Việt Nam.
HS hoạt động nhóm, trả lời 3 câu hỏi cuối mục 2.
1. Vị trí và giới hạn lãnh thổ
a) Phần đất liền
Từ 8034’B → 23023’B
Diện tích: 329247km2
Phía Bắc tiếp giáp với Trung Quốc, phía Tây tiếp giáp với Lào, Campuchia, phía Đông và phía Nam tiếp giáp với biển.
b) Phần biển
Diện tích: Trên 1 triệu km2.
Đảo xa nhất → Quần đảo Trường Sa.
c) Đặc điểm của vị trí địa lý Việt Nam về mặt tự nhiên
Vị trí nội chí tuyến. 
Gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.
Vị trí cầu nối.
Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật.
2. Đặc điểm lãnh thổ
Hình dạng: Dài về chiều dài, hẹp về chiều ngang (Hình chữ S). Đường biên giới dài và đường bờ biển dài.
Phần biển Đông mở rất rộng về phía Đông và Nam.
C. Củng cố:
? Tại sao nói Việt Nam là 1 quốc gia toàn vẹn ? (Bao gồm vùng đất, vùng trời và vùng biển gắn bó chặt chẽ với nhau).
? Làm bài tập 1, 2 (SGK).
D. Hướng dẫn về nhà: - Trả lời các câu hỏi còn lại.
- Làm BT thực hành trong tập bản đồ.
 --------—–&—–--------
Ngày soạn 12/2/2011 Ngày dạy
Tiết 28. VÙNG BIỂN VIỆT NAM
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS cần: 
- Nắm được đặc điểm tự nhiên của Biển Đông.
- Hiểu về tài nguyên và môi trường vùng Biển Việt Nam.
- Củng cố nhận thức về vùng biển chủ quyền Việt Nam.
- Xây dựng lòng yêu quí, trách nhiệm với biển.
II. Chuẩn bị: Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
III. Tiến trình bài dạy:
A. Kiểm tra bài cũ (kiểm tra 15’)
B. Bài mới:
? Diện tích Biển Đông?
? Diện tích biển Việt Nam thuộc Biển Đông?
? Chỉ trên bản đồ, Vịnh Bắc Bộ, Vịnh Thái Lan?
? Biển Đông thuộc đới nhiệt đới nào?
HS quan sát bản đồ tự nhiên Việt Nam.
? Nêu hướng gió trên Biển Đông.
? So sánh tốc độ gió trên đất liền và trên biển.
HS quan sát H24.2
? Nhiệt độ nước biển tầng mặt thay đổi như thế nào? So với đất liền?
? Lượng mưa trên biển? So với đất liền? (nhỏ hơn).
HS hoạt động nhóm: Quan sát H24.3, trả lời câu hỏi SGK.
GV giải thích “ Nhật triều”, “bán Nhật triều”.
? Độ muối?
? Biển Việt Nam có những tài nguyên gì?
? Em có nhận xét gì về môi trường biển Việt Nam.
? Cần làm gì để bảo vệ môi trường biển. 
1. Đặc điểm chung của Biển Việt Nam
a) Diện tích, giới hạn 
Diện tích Biển Đông: 3.447.000 km2.
Diện tích biển Việt Nam: Trên 1 triệu km2.
Là biển kín, thuộc vùng biển nhiệt đới.
b) Đặc điểm khí hậu và hải văn
Chế đô gió: 
+ Mùa đông: Gió Đông Bắc.
+ Mùa hè: Gió Tây Nam (Ở vịnh bắc bộ: Hướng Nam).
Chế độ nhiệt:
Nhiệt độ trung bình: 230C (mùa đông ấm, mùa hạ mát).
Chế độ mưa: 
1100 → 1300mm/năm.
 Mùa đông: Dòng biển lạnh
Dòng biển
 Mùa hạ: Dòng biển nóng
Chế độ chiều: Phức tạp, điển hình là nhật triều.
Độ muối trung bình: 30 – 33%.
2. Tài nguyên và bảo vệ môi trường biển Việt Nam
a) Tài nguyên biển
Dầu khí, kim loại, phi kim.
Muối.
Hải sản.
Giao thông
b) Môi trường biển
Ven bờ: bị ô nhiễm (dầu khí, chất bẩn ).
Cần bảo vệ môi trường biển.
C. Củng cố: 
? Chứng minh rằng biển Việt Nam mang tính chất nhiệt đới gió mùa.
? Đọc thêm.
D. Hướng dẫn về nhà: Trả lời câu hỏi SGK, tập bản đồ, sưu tầm tài liệu.
 --------—–&—–--------
Ngày soạn 12/2/2011 Ngày dạy
Tiết 29. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA TỰ NHIÊN VIỆT NAM
I. Mục tiêu: HS cần nắm được
- Lãnh thổ Việt Nam có 1 quá trình phát triển lâu dài, phức tạp từ tiền Cambri đến ngày nay.
- Quá trình phát triển lâu dài đó ảnh hưởng tới cảnh quan và tài nguyên Việt Nam.
- Các khái niệm địa chất đơn giản, sơ đồ địa chất.
II. Chuẩn bị: Bản đồ tự nhiên Việt Nam. Sơ đồ 25.1.
III. Tiến trình bài dạy:
A. Kiểm tra bài cũ:
? Biển đem lại những thuận lợi và khó khăn gì với kinh tế và đời sông của nhân dân ta. 
? Em cần làm gì để bảo vệ tài nguyên biển.
B. Bài mới:
GV: Lịch sử phát triển tự nhiên Việt Nam chia thành 3 giai đoạn.
HS quan sát H25.1
Lãnh thổ Việt Nam như thế nào? Đọc tên các mảng nền.
? Các loài sinh vật?
? Những đặc điểm của giai đoạn này là gì?
? Khí hậu? Thực vật?
HS đọc SGK.
? Nêu những hoạt động chủ yếu của giai đoạn này, kết quả?
GV tóm tắt.
1. Giai đoạn Cambri
(cách đây 570 triệu năm)
Lãnh thổ Việt Nam: Chủ yếu là biển.
Các mảng nền cổ: Việt Bắc, Sông Đà, Puhoạt, Kontum.
Sinh vật: Rất ít, đơn giản.
2. Giai đoạn kiến tạo
(Cách đây 65 triệu năm)
Có nhiều vận động tạo núi, hình thành đất liền.
Giới sinh vật phát triển mạnh: Khủng long, cây hạt trần.
Các bể than hình thành.
Cuối giai đoạn: ngoại lực làm cho địa hình thấp, bằng phẳng.
3. Giai đoạn tân kiến tạo
(cách đây 25 triệu năm)
Hoạt động nội lực nâng cao địa hình, núi non sông ngòi trẻ lại.
Các cao nguyên bazan, đồng bằng phù sa.
Mở rộng biển Đông → Mỏ dầu.
Giới sinh vật tiến hoá, xuất hiện loài người.
C. Củng cố:
? Qua niên biểu rút gọn: (25.1) em hãy tóm tắt lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam, ý nghĩa của giai đoạn tân kiến tạo?
D. Hướng dẫn về nhà: Trả lời câu hỏi, sưu tầm các mẫu đá hoá thạch ở địa phương.
 --------—–&—–--------
Ngày soạn 19/2/2011 Ngày dạy
Tiết 30. ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
I. Mục tiêu: HS cần biết
- Việt Nam là 1 nước giàu tài nguyên khoáng sản. Đó là 1 nguồn lực quan trọng để công nghiệp hoá đất nước.
- Mối quan hệ giữa khoáng sản với lịch sử phát triển. Giải thích được vì sao nước ta lại giàu tài nguyên khoáng sản.
- Các giai đoạn tạo mỏ, các mỏ khoảng sản chủ yếu.
- Khai thác bảo vệ khoáng sản.
II. Chuẩn bị: Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
III. Tiến trình bài dạy:
A. Kiểm tra bài cũ :
? Nêu tóm tắt các giai đoạn của lịch sử phát triển tự nhiên Việt Nam.
? Kết quả của lịch sử phát triển tự nhiên Việt Nam là gì? (là đa dạng đia hình, khoáng sán, động vật, thực vật )
B. Bài mới:
HS quan sát H26.1 + bản đồ tự nhiên Việt Nam.
? Nhận xét về tài nguyên khoáng sản nước ta.
? Chỉ ra các loại khoáng sản có trữ lượng lớn.
Ở giai đoạn này có những mỏ gì? vị trí?
? Nhắc lại các vật động chính giai đoạn này có những loại khoáng sản gì?
? Giai đoạn này hình thành những loại khoáng sản gì? Ở đâu?
? Các khoáng sản có giá trị như thế nào?
? Cần khai thác, bảo vệ ra sao?
? Địa phương em có khoáng sản gì? Khai thác như thế nào? Làm gì để bảo vệ?
1. Việt Nam là nước giàu tài nguyên, khoáng sản
Việt Nam có gần 60 loại khoáng sản.
Các loại có trữ lượng lớn: Than, dầu khí, Apatít, đá vôi, crôm, đồng, thiếc, bôxít 2. Sự hình thành các vùng mỏ chính ở nước ta
a) Giai đoạn Cambri
Than, chì , đồng, sắt , đá quí tại các nền cổ.
b) Giai đoạn kiến tạo
Apatít, than, sắt, thiếc phân bố trên khắp lãnh thổ.
c) Giai đoạn tân kiến tạo
Dầu mỏ, khí đốt, than bùn ở thềm lục địa, đồng bằng. Mỏ bôxít ở Tây nguyên.
3. Vấn đề khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng sản
Khoáng sản là tài nguyên quí nhưng không thể 

Tài liệu đính kèm:

  • docdia_8_trang.doc