Giáo án Địa lý 8 - Thực hành: Đọc bản đồ Việt Nam (phần hành chính và khoáng sản)

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức: Củng cố các kiến thức về vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, tổ chức hành chính của nước ta. Củng cố các kiến thức về tài nguyên khoáng sản Việt Nam, nhận xét sự phân bố khoáng sản ở nước ta.

 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc bản đồ, xác định vị trí các điểm cực. Nắm vững các kí hiệu và chú giải của bản đồ khoáng sản Việt Nam.

 3. Thái độ: Học sinh yêu quê hương đất nước.

II. CHUẨN BỊ

 1. : Giáo viên: Bản đồ hành chính Việt Nam. Bản đồ khoáng sản Việt Nam. Bảng thống kê các tỉnh và khoáng sản.

 2. Học sinh: Nghiên cứu bài.

 

docx 7 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2591Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý 8 - Thực hành: Đọc bản đồ Việt Nam (phần hành chính và khoáng sản)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	TUẦN 25	Ngày soạn: 3.2.2015
Ngày dạy:................
Tiết 29 - bµi 27: THỰC HÀNH:
ĐỌC BẢN ĐỒ VIỆT NAM (PHẦN HÀNH CHÍNH VÀ KHOÁNG SẢN).
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức: Củng cố các kiến thức về vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, tổ chức hành chính của nước ta. Củng cố các kiến thức về tài nguyên khoáng sản Việt Nam, nhận xét sự phân bố khoáng sản ở nước ta.
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc bản đồ, xác định vị trí các điểm cực. Nắm vững các kí hiệu và chú giải của bản đồ khoáng sản Việt Nam.
 3. Thái độ: Học sinh yêu quê hương đất nước.
II. CHUẨN BỊ
 1. : Giáo viên: Bản đồ hành chính Việt Nam. Bản đồ khoáng sản Việt Nam. Bảng thống kê các tỉnh và khoáng sản.
 2. Học sinh: Nghiên cứu bài.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ổn định lớp: 1’
 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) 
 Câu hỏi: Nêu đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam? Những nguyên nhân làm cạn kiệt nhanh chóng nguồn tài nguyên khoáng sản nước ta?
tư lãng phí...
 3. Bài mới: 35’
Giới thiệu bài mới: Để củng cố kĩ năng đọc bản đồ và xác định các đối tượng địa lí có trên bản đồ. Tiết này các em cùng thực hiện bài 27.
 2. Dạy nội:
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
H: Dựa H23.2(sgk/82)hãy xác định vị trí của tỉnh Hưng Yên tiếp giáp với những tỉnh nào?Giáp quốc gia nào?
- HS lên báo cáo chỉ rảtên bản đồ.
- HS khác nhận xét, bổ xung.
- GV chuẩn kiến thức 
H: Dựa bảng 23.2(sgk/84) 1) Hãy tính xem từ cực Bắc -> cực Nam nước ta kéo dài trên bao nhiêu độ vĩ tuyến?Từ cực Tây-> cực Đông nước ta rộng bao nhiêu độ kinh tuyến?
H: Xác định trên bản đồ hành chính VN vị trí các điểm cực? Cho biết thuộc các tỉnh nào?
Dựa bảng 23.1(sgk/83) các nhóm làm theo yêu cầu như trong sgk (kẻ bảng: Lưu ý chỉ cần đánh dấu X vào các tỉnh ven biển là đủ) 
- Nhóm 1+2: 21 tỉnh đầu tiên.
- Nhóm 3+4: từ tỉnh 22à43 .
- Nhóm 5+6: Từ tỉnh 44à 64
H: Dựa bản đồ khoáng sản VN H26.1(sgk/97). Hãy xác định Kí hiệu, nơi phân bố các mỏ khoáng sản chính trên bản đồ điền vào bảng.
 Hai HS lên bảng: (Mỗi cặp đọc - ghi nhanh 5 kí hiệu khoáng sản, cặp sau không được trùng với cặp trước)
 - Một HS đọc tên khoáng sản
 - HS kia ghi tên và kí hiệu tương ứng của khoáng sản đó.
1. Đọc bản đồ hành chính Việt Nam.
a. Vị trí tỉnh Hưng yên
 - Diện tích 926,9 km2
 - Giới hạn 
 + Phía bắc giáp Bắc Ninh
 + Phía đông giáp Hải Dương
 + Phía tây và tây bắc giáp Hà Nội
 + Phía Nam giáp Thái Bình
 + Phía tây nam giáp Hà Nam
b. Vị trí toạ độ các điểm cự Bắc Nam, Đông, Tây phần đất liền nước ta:
- Toạ độ địa lí của các điểm cực 
 Bảng 23.2 SGK/84
- Giới hạn: Phía bắc giáp Trung Quốc; Phía Tây giáp Lào, Cam-pu-chia; Phía Đông, Đông Nam giáp Biển Đông
c. Lập bảng thống kê các tỉnh: Theo mẫu SGK/100
 - VN có tất cả 28/64 tỉnh, thành phố giáp biển.
2. Đọc bản đồ khoáng sản VN.
- Mỗi loại khoáng sản có quy luật phân bố riêng phù hợp với từng giai đoạn lịch sử hình thành.
TT
Loại khoáng sản
Kí hiệu trên bản đồ
Phân bố các mỏ chính
1
Than
Quảng Ninh, Bồng Miêu
2
Dầu mỏ
Bà Rịa-Vũng Tàu
3
Khí đốt
Thái Bình, Vũng Tàu
4
Bô xit
Tây Nguyên
5
Sắt
Thái Nguyên,Sơn La
6
Crôm
Thanh Hóa
7
Thiếc
Cao Bằng
8
Titan
Thanh Hóa
9
Apatit
Lào Cai
10
Đá quý
Tây Nguyên
4. Củng cố: 3’ 
 a. Chơi trò chơi: Kể tên các tỉnh có chữ Bình, H, N (Mỗi loại 4 tỉnh)
TT
Chữ Bình đứng trước
TT
Chữ Bình đứng sau
1
2
3
4
Bình Dương
Bình Phước
Bình Định
Bình Thuận
1
2
3
4
Ninh Bình
Thái Bình
Hòa Bình
Quảng Bình
b. Nước ta có những tỉnh nào vừa giáp biển, vừa giáp nước láng giềng?
 (Kiên Giang, Quảng Ninh)
5. Hướng dẫn về nhà: 1’
- Học bài.
 - Ôn lại kiến thức các bài đã học trong học kì II, chuẩn bị câu hỏi khó, tiết sau ôn tập.
Ngày soạn: 3.2.2015
Ngày dạy:...............
Tiết 30 ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU. Giúp HS
 1. Kiến thức:
 - Hiểu và trình bày được các đặc điểm chính về tự nhiên, dân cư, kinh tế, xã hội 
 các nước khu vực ĐNA.
 - Một số đặc điểm về vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ VN, vùngbiển, lịch sử phát 
 triển TNVN và tài nguyên khoáng sản VN.
 2. Kỹ năng: Phát triển khả năng tổng hợp hệ thống hóa kiến thức, xác lập mối quan 
 hệ giữa các yếu tố TN, giữa TN và họat động sx của con người.
II. CHUẨN BỊ
Giáo Viên: Bản đồ các nước khu vực ĐNA, TN và KTế ĐNA. Bản đồ TN VN.
Học sinh: Nghiên cứu bài
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định lớp: 1’
 2. Kiểm tra bài cũ: xen kẽ vào giờ ôn tập.
 3. Tiến hành ôn tập: 40’
 Giới thiệu bài: Để củng cố các kiến thức đã học về địa lí các nước Đông Nam Á nói chung và địa lí Việt Nam nói riêng. Tiết này các em tiếp tục ôn tập phần còn lại của nội dung nửa đầu học kỳ II.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
GV yêu cầu HS nhắc lại những kiến thức đã học về ĐNA
Quan sát lược đồ H14.1 + KT đã học: 
H: Xác định vị trí và đọc tên các nước Đông Nam Á
- Các nước trên bán đảo Trung Ấn?
- Các nước trên quần đảo Mã Lai?
H: Nêu những đặc điểm tự nhiên nổi bật của khu vực?
H: Nêu đặc điểm dân cư Đông Nam Á?
H: Dựa kiến thức đã học hoàn thiện bảng sau:
I. Khu vực Đông Nam Á:
1. Đặc điểm tự nhiên:
- Gồm 2 phần: Đất liền và hải đảo
- Nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa => TN đa dạng mang t/c nhiệt đới ẩm gió mùa.
2. Dân cư xã hội:
- Dân cư: Đông dân ( 2002 có 536 triệu) 
- Giữa các nước Đông Nam Á có những nét tương đồng và khác biệt 
Nội dung
Những nét tương đồng của các nước Đông Nam Á
Văn hóa
Có những lễ hội truyền thống, có các nhạc cụ (trống, cồng...)
Sinh hoạt, sản xuất
Sử dụng lúa gạo làm thức ăn chính. Thâm canh lúa nước, ....
Lịch sử
Là thuộc địa của thực dân châu Âu trong thời gian dài. Cùng đấu tranh giải phóng đất nước, đã giành độc lập.
H: Nêu đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á? Giải thích?
H: Cơ cấu kinh tế các nước đã có sự thay đổi như thế nào?
H: Mục tiêu hợp tác của các nước ASEAN đã thay đổi như thế nào qua các thời kì?
H: Việt Nam trong ASEAN có những lợi thế và khó khăn gì?
H: Xác định vị trí của VN trên bản đồ thế giới? Điều đó có ý nghĩa như thế nào?
H: Trên con đường phát triển VN đã thu được những thành tựu và còn gặp khó khăn gì?
 Hoàn thành BT sau:
 Công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế nước ta bắt đầu từ năm ..(1).. đã đạt được những thành tựu..(2) 
 - Nông nghiệp liên tục........(3)........, sản lượng lương thực...........(4)... 
 - Công nghiệp phát triển...(5)...... nhất là các ngành công nghiệp...(6)...
 - Cơ cấu kinh tế ngày càng....(7).....
 - Đời sống vật chất, tinh thần ngày càng được.........(8).......... 
H: Nêu những đặc điểm nổi bật của vị trí địa lí về mặt tự nhiên? 
H: Vị trí và hình dạng lãnh thổ có những thuận lợi và khó khăn gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc?
H: Chứng minh biển VN mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa qua các yếu tố khí hậu, hải văn của biển?
H: Biển đã mang lại những thuận lợi - khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế và đời sống?
H: Tình bày lịch sử phát triển tự nhiên VN? Nêu ý nghĩa của giai đoạn Tân kiến tạo đối với sự phát triển lãnh thổ nước ta hiện nay?
èTân kiến tạo: là giai đoạn có ý nghĩa quan trọng nhất đối với sự phát triển lãnh thổ VN hiện nay:
H: Chứng minh nguồn tài nguyên khoáng sản nước ta phong phú, đa dạng? 
3. Kinh tế
- P.triển khá nhanh song chưa vững chắc. 
- Dễ bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới.
- Môi trường chưa được quan tâm đúng mức.
- Cơ cấu kinh tế đang có những thay đổi theo hướng tích cực
4. Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)
* Mục tiêu 
* Nguyên tắc hoạt động
* Cơ hội và thách thức của VN khi gia nhập ASEAN
 - Thuận lợi:
 + Tăng cường hợp tác ngoại thương, đa dạng hóa các sản phẩm xuất, nhập khẩu.
+ Xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân, rút gần khoảng cách chênh lệch với các nước trong khu vực.
- Khó khăn: Sự chênh lệch về trình độ kinh tế - xã hội, dễ bị tụt hậu, sự khác biệt về thể chế chính trị, ngôn ngữ... 
II. Tự nhiên Việt Nam:
1. Việt Nam đất nước con người:
2. Công cuộc đổi mới
- Đường lối đổi mới
- Thành tựu của công cuộc đổi mới
- Khó khăn
3. Vị trí, hình dạng lãnh thổ VN:
* Đặc điểm nổi bật của vị trí địa lí về mặt tự nhiên.
* Thuận lợi 
- TN phong phú, đa dạng
- Có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế cả trên đất liền, trên biển.
- Thuận lợi giao lưu với các nước trong khu vực Đông Nam Á và các nước khác trên thế giới.
* Khó khăn:
- Thiên tai thường xuyên xảy ra.
- Khó khăn trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ cả trên đất liền cũng như trên biển
4. Biển VN:
- Mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa 
- Biển có giá trị lớn về nhiều mặt: KT - XH, quốc phòng và nghiên cứu khoa học...
- Khó khăn: Thiên tai thường xuyên xảy ra: bão nhiệt đới, triều cường, cát lấn...và việc bảo vệ chủ quyền vùng biển. 
5. Lịch sử phát triển tự nhiên VN:	
- Chia 3 giai đoạn:
+ Tiền Cambri
+ Cổ kiến tạo
+ Tân kiến tạo
5. Khoáng sản VN
- Là nước giàu tài nguyên khoáng sản.
III. Kỹ năng:
- Đọc bản đồ tự nhiên, kinh tế, dân cư.
- Đọc các biểu đồ, bảng số liệu.
- Vẽ và nhận xét biểu đồ
4. Củng cố: 3’ 
 - GV nhận xét sự chuẩn bị ôn tập của HS
5. Hướng dẫn về nhà: 1’ 
 - Ôn tập toàn bộ kiến thức chuẩn bị kiểm tra 1 tiết 
 KÍ DUYỆT
Câu hỏi ôn tập
1. Trình bày những thuận lợi và khó khăn về mặt dân cư, xã hội của các nước ĐNA đối với sự phát triển kinh tế và hợp tác giữa các nước.
2. Dựa vào bảng 16.1: Chứng minh rằng: các nước Đông Nam Á có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhưng chưa vững chắc. 
3. Đánh mũi tên nối các ô của sơ đồ dưới đây sao cho hợp lý: 
 (Nội dung cụ thể trong các ô để trống cho HS điền)
Nguồn lao động 
dồi dào
Kinh tế Đông Nam á
Tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhiều điều kiện phát triển nông phẩm nhiệt đới
Tranh thủ được vốn và công nghệ nước ngoài
Khủng hoảng tài chính
Tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng chưa vững chắc 
Phát triển kinh tế chưa chú ý đúng mức đến bảo vệ môi trường 
Cạn kiệt 
tài nguyên
Ô 
nhiễm môi trường nhất là ở khu công nghiệp 
1. Dựa vào hình 16.1 SGK và kiến thức đã học cho biết Đông Nam Á phát triển mạnh những ngành công nghiệp nào? Các ngành công nghiệp của Đông Nam Á thường phân bố chủ yếu ở đâu? Vì sao?
2. Ghi tiếp nội dung vào các ô và đánh mũi tên nối các ô của sơ đồ sau sao cho hợp lý để nói về sản xuất nông nghiệp của Đông Nam Á. 
Khí hậu: nhiệt đới gió mùa và xích đạo.
Đất đai: màu mỡ; đất phù sa, đất đỏ ba dan.
Nguồn nước: dồi dào
Nguồn lao động: dồi dào
Nông nghiệp: phát triển mạnh nền nông nghiệp nhiệt đới nhiều nông sản có giá trị
Trồng trọt:
- Trồng nhiều lúa gạo: Thái Lan, Việt Nam xuất khẩu nhiều gạo nhất thế giới.
- Trồng nhiều cây công nghiệp: cà phê, cao su, mía, cọ, dầu, dừa.
Chăn nuôi:
Nuôi nhiều trâu, lợn, gia cầm

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_27_Thuc_hanh_Doc_ban_do_Viet_Nam.docx