I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt được:
1. Kiến thức:
- Củng cố kiến thức về phân bố dân cư châu Á
- Mối quan hệ giữa tự nhiên với phân bố dân cư
2. Kỹ năng:
- Phân tích bản đồ phân bố dân cư và các thành phố lớn ởchâu Á
- Xác định các quốc gia, thành phố lớn của châu Á
3. Thái độ:
HS có ý thức tự giác, nghiêm túc học tập, hiểu biết thêm về thực tế.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, ngôn ngữ
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình ảnh
Tuần 6 Ngày soạn: 25/09/2015 Bài 6:THỰC HÀNH ĐỌC, PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC THÀNH PHỐ LỚN CỦA CHÂU Á Tiết 6 Ngày dạy: 28/09/2015 I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt được: 1. Kiến thức: - Củng cố kiến thức về phân bố dân cư châu Á - Mối quan hệ giữa tự nhiên với phân bố dân cư 2. Kỹ năng: - Phân tích bản đồ phân bố dân cư và các thành phố lớn ởchâu Á - Xác định các quốc gia, thành phố lớn của châu Á 3. Thái độ: HS có ý thức tự giác, nghiêm túc học tập, hiểu biết thêm về thực tế. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, ngôn ngữ - Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình ảnh II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Chuẩn bị của giáo viên: Bản đồ tự nhiên, bản đồ dân cưchâu Á. 2. Chuẩn bị của học sinh: Sgk, tập bản đồ thế giới. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1. Ổn định (1 phút): Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp học 8A5......................................., 8A6................................. 2. Kiểm tra 15 phút: Đề bài: Câu 1:Trình bày đặc điểm chung của sông ngòi châu Á? (5 điểm) Câu 2: Dân cư châu Á có đặc điểm gì nổi bật? (5 điểm) Đáp án: Câu 1:(6 điểm) - Châu Á có nhiều hệ thống sông lớn (I-ê-nit-xây, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê-Công, Ấn, Hằng) nhưng phân bố không đều. - Chế độ nướcphức tạp: + Bắc Á: mạng lưới sông dày, mùa đông nước đóng băng, mùa xuân có lũ do băng tan. + Khu vực châu Á gió mùa: nhiều sông lớn, có lượng nước lớn vào mùa mưa. + Tây và Trung Á: ít sông, nguồn cung cấp nước chủ yếu do tuyết, băng tan. Câu 2:( 4 điểm) - Dân số đông, tăng nhanh - Mật độ dân số cao, phân bố không đều - Dân cư thuộc nhiều chủng tộc nhưng chủ yếu là chủng tộc Ơ - rô - pê - ô-ít và Môn-gô - lô-it . 3. Tiến trình bài học: Khởi động: Để củng cố và bổ sung thêm kiến thức về dân cư châu Á đồng thời rèn luyện kỹ năng phân tích bản đồ dân cư châu Á, hôm nay chúng ta đi vào thực hành bài 6. Hoạt động 1:Xác định, giải thích sự phân bố dân cư châu Á (15 phút) * Hình thức tổ chức hoạt động:Hình thức “ bài lên lớp”; nhóm *Phương pháp dạy học: giải quyết vấn đề; sử dụng số liệu thống kê và lược đồ; tự học, * Kỹ thuật dạy học: đặt câu hỏi; học tập hợp tác; 1. Phân bố dân cư châu Á Bước 1: - GV nhắc lại khái niệm mật độ dân số . - GV chia lớp làm 4 nhóm: Dựa lược đồ H6.1 nhận biết khu vực có mật độ dân số tương ứng điền vào bảng (phụ lục) + Nhóm 1: dưới 1 người/km2 + Nhóm 2: 1 - 50 người/km2 + Nhóm 3: 51 - 100 người/km2 + Nhóm 4: trên 100 người/km2 Bước 2: - HS làm việc theo nhóm,đại diện nhóm lên trình bày. Nhóm khác nhận xét, bổ sung. (Gọi HS yếu dựa vào kết quả TLN trình bày) - GV chuẩn kiến thức(phụ lục) - HS lên chỉ trên bản đồ phân bố dân cư châu Á. Bước 3: - HS kết hợp với bản đồ tự nhiên, giải thích sự phân bố dân cư châu Á.(Dành cho HS giỏi) - Gv chuẩn xác kiến thức: Dân cư châu Á phân bố không đều + Khu vực Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á tập trung đông dân vì: Là nơi có khí hậu gió mùa thuận lợi cho đời sống và phát triển kinh tế... + Khu vực Bắc Á, Trung Á, Tây Nam Á ít dân vì: Là nơi có khí hậu khắc nghiệt hoặc là nơi núi non đồ sộ, hiểm trở có nhiều khó khăn cho đời sống và phát triển kinh tế... Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phân bố các thành phố lớn ở châu Á (10 phút) * Hình thức tổ chức hoạt động:Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; nhóm *Phương pháp dạy học: giải quyết vấn đề; sử dụng lược đồ; tự học; * Kỹ thuật dạy học: đặt câu hỏi; học tập hợp tác; 2.Các thành phố lớn ở châu Á Bước 1: - Đọc tên các thành phố lớn ở bảng 6.1 và tìm vị trí của chúng trên hình 6.1(theo chữ cái đầu của tên thành phố ghi trên lược đồ), mỗi nhóm 5 thành phố tìm trong 5 phút. - Nhóm 1: 5 thành phố đầu tiên - Nhóm 2: thành phố thứ 6 -> 10 - Nhóm 3,4: thành phố thứ 11 -> 15 - HS các nhóm cử đại diện lên bảng xác định các thành phố của nhóm mình trên bản đồ dân cư châu Á. Bước 2: - Các thành phố lớn của châu Á thường tập trung tại khu vực nào? (đồng bằng, ven biển, nơi có tốc độ đô thị hóa nhanh) - Giải thích sự phân bố đó? + Những nơi có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế(địa hình, khí hậu, sông ngòi...) + Nơi kinh tế- xã hội phát triển mạnh (thành phố công nghiệp, giao thông vận tải, thương mại, dịch vụ...) IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: 1. Tổng kết ( 3 phút): - Nhận xét ý thức chuẩn bị bài thực hành của HS ở nhà. - Đánh giá cho điểm những cá nhân, nhóm hoạt động tốt. 2. Hướng dẫn học tập (1 phút): - Ôn tập các nội dung từ bài 1 đến bài 5 để tiết sau tiến hành ôn tập và chuẩn bị kiểm tra 1 tiết. V. PHỤ LỤC: STT Mật độ dân số TB(người/km2) Nơi phân bố Ghi chú 1 Dưới 1 người Phía Bắc LB Nga, Phía Tây Trung Quốc, Ả -rập - xê-ut, Pa - ki- xtan 2 1->50 người Phía Nam LB Nga, Mông Cổ, I-Ran, ... 3 51->100 người Nội địa Nam Ấn Độ, Phía Đông Trung Quốc, ... 4 Trên 100 người Ven biển phía Đông Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Nhật Bản ... VI. RÚT KINH NGHIỆM: .
Tài liệu đính kèm: