Giáo án Địa lý 8 - Trường THCS Liêng Trang - Tiết 4 - Bài 4: Thực hành phân tích hoàn lưu gió mùa ở Châu Á

I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt được:

1. Kiến thức:

 Học sinh hiểu được nguyên nhân hình thành và sự thay đổi hướng gió của khu vực gió mùa châu Á.

2. Kỹ năng:

- Làm quen với bản đồ phân bố khí áp và hướng gió, phân biệt các đường đẳng áp.

- Kỹ năng đọc, phân tích sự thay đổi khí áp và hướng gió trên bản đồ.

3. Thái độ:

 HS có thái độ nghiêm túc trong học tập

 

docx 2 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1373Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý 8 - Trường THCS Liêng Trang - Tiết 4 - Bài 4: Thực hành phân tích hoàn lưu gió mùa ở Châu Á", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4 Ngày soạn:11/09/2015
Tiết 4 Ngày dạy: 14/09/2015 
Bài 4: THỰC HÀNH
PHÂN TÍCH HOÀN LƯU GIÓ MÙA Ở CHÂU Á
I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt được:
1. Kiến thức: 
 Học sinh hiểu được nguyên nhân hình thành và sự thay đổi hướng gió của khu vực gió mùa châu Á.
2. Kỹ năng:
- Làm quen với bản đồ phân bố khí áp và hướng gió, phân biệt các đường đẳng áp.
- Kỹ năng đọc, phân tích sự thay đổi khí áp và hướng gió trên bản đồ.
3. Thái độ: 
 HS có thái độ nghiêm túc trong học tập
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Tự học, Giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, tư duy
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng và khai thác thông tin từ bản đồ, phân tích và so sánh
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Hình vẽ sgk, bản đồ trống châu Á.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK 
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định lớp: (1 phút) Kiểm tra vệ sinh lớp
 Sĩ số 8A1 8A2. 8A38A4 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Tiến trình bài học: 
Hoạt động 1: Hệ thống hóa lại kiến thức về khí áp, gió (15 phút)
*Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; giải quyết vấn đề; nhận biết hướng gió 
*Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; học tập hợp tác; hướng dẫn lại cho HS nhận biết hướng gió; ...
*Bước 1:
Dựa vào kiến thức đã học và sự hiểu biết hãy cho biết :
- Đường đẳng áp là gì?
- Làm thế nào phân biệt nơi có khí áp cao? Nơi khí áp thấp?
- Nguyên nhân nào sinh ra gió? Quy luật của hướng gió thổi từ đâu tới đâu?
*Bước 2:
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi.
- GV chuẩn kiến thức:
+ Đường đẳng áp: Là những đường nối liền các địa điểm có cùng trị số khí áp.
+ Do sự chênh lệch khí áp. Hướng gió thổi từ khí áp cao đến khí áp thấp.
Hoạt động 2:Tìm hiểu hướng gió về mùa đông và hướng gió về mùa hạ ở châu Á (20 phút)
*Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; giải quyết vấn đề; phân tích hoàn lưu gió mùa; 
*Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; học tập hợp tác; hướng dẫn HS phân tích hoàn lưu gió mùa; ...
I. Phân tích hướng gió về mùa đông và hướng gió về mùa hạ:
*Bước 1:
- Gv chia lớp thành 4 nhóm
- Nhóm 1 - 3: Phân tích hướng gió mùa đông (T1)
- Nhóm 2 - 4: Phân tích hướng gió mùa hè (T7)
*Bước 2:
- Đại diện các nhóm báo cáo và điền vào bảng 
(Giáo viên gọi HS yếu dựa vào kết quả TLN trình bày)
- GV: Chuẩn kiến thức ở bảng. (phụ lục 1)
II. Tổng kết:
*Bước 1:
- Dựa kết quả đã tìm được và H4.1 + H4.2 hãy điền kết quả vào bảng tổng kết.
- Nhóm 1 - 3: Mùa Đông
- Nhóm 2 - 4: Mùa Hạ
*Bước 2:
- Gv nhận xét, chuẩn xác kiến thức (Phụ lục 2)
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
1. Tổng kết: (5 phút)
 Nhận xét kết quả thực hành của các cá nhân và các nhóm HS.
2. Hướng dẫn học tập: (2 phút)
- Hoàn thiện bài thực hành
- Nghiên cứu bài 5: Đặc điểm dân cư , xã hội châu Á.
V. PHỤ LỤC:
Bảng 1 
Hướng gió theo mùa
Khu vực
Hướng gió mùa đông
(Tháng 1)
Hướng gió mùa hạ
(Tháng 7)
Đông Á 
Tây Bắc -> Đông Nam
Đông Nam -> Tây Bắc
Đông Nam Á
Bắc, Đông Bắc -> 
Tây Nam
Nam, Tây Nam -> Đông Bắc
Nam Á
Đông Bắc -> Tây Nam
Tây Nam -> Đông Bắc
Bảng 2 
Mùa
Khu vực
Hướng gió chính
Từ áp cao -> áp thấp
Mùa Đông
Đông Á
Tây Bắc -> Đông Nam
Xibia -> Alêut
Đông Nam Á
Bắc, Đông Bắc -> Tây Nam
Xibia -> Xích đạo
Nam Á
Đông Bắc -> Tây Nam
Xibia -> Xích đạo
Mùa Hạ
Đông Á
Đông Nam -> Tây Bắc
Ha Oai -> I ran
Đông Nam Á
Nam, Tây Nam -> Đông Bắc
Nam AĐD -> I ran
Nam Á
Tây Nam -> Đông Bắc
Nam AĐD -> I ran
VI.RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docxdia_8tuan_4tiet_4.docx