Giáo án Địa lý 8 - Trường THCS Liêng Trang - Tiết 7: Ôn tập

I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt được:

1. Kiến thức:

- Biết được các đặc điểm về: Vị trí địa lí, địa hình, khí hậu, sông ngòi cảnh quan

- Đặc điểm dân cư xã hội châu Á

2. Kĩ năng:

 - Củng cố lại kĩ năng đọc, phân tích biểu đồ, bản đồ, tranh ảnh

3.Thái độ:

 - Ý thức được tầm quan trọng của việc học và kiểm tra

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: tự học; giải quyết vấn đề; giao tiếp; hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, .

- Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ; sử dụng hình vẽ; tranh ảnh; mô hình;

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2142Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý 8 - Trường THCS Liêng Trang - Tiết 7: Ôn tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7 Ngày soạn: 01/10/2015
Tiết 7 Ngày dạy: 05/10/2015 
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt được:
1. Kiến thức: 
- Biết được các đặc điểm về: Vị trí địa lí, địa hình, khí hậu, sông ngòi cảnh quan
- Đặc điểm dân cư xã hội châu Á
2. Kĩ năng: 
 - Củng cố lại kĩ năng đọc, phân tích biểu đồ, bản đồ, tranh ảnh
3.Thái độ: 
 - Ý thức được tầm quan trọng của việc học và kiểm tra
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: tự học; giải quyết vấn đề; giao tiếp; hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, ... 
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ; sử dụng hình vẽ; tranh ảnh; mô hình; 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bản đồ tự nhiên châu Á.
2. Chuẩn bị của học sinh: Sgk, tập bản đồ
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1.Ổn định (1 phút): Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp 
8A5....................................................., 8A6...................................
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Tiến trình bài học:
 	Khởi động: GV nêu mục tiêu của tiết ôn tập
 Trong tiết ôn tập này đòi hỏi các em phải nắm vững kiến thức cơ bản trọng tâm. Nắm quy trình đọc, phân tích 1 biểu đồ, bản đồ.
Họat động 1: Hệ thống hóa các kiến thức đã học (25 phút)
* Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp” , cá nhân
*Phương pháp dạy học: Đàm thoại; diễn giảng; sử dụng bản đồ; giải quyết vấn đề; ...
*Kỹ thuật dạy học: đặt câu hỏi; học tập hợp tác; ...
 Bước 1: Vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản (Dành cho học sinh yếu)
1. Xác định vị trí địa lí, giới hạn của châu Á trên bản đồ?
- Ở nửa cầu bắc, là một bộ phận của lục địa Á - Âu
- Lãnh thổ trải rộng từ vùng xích đạo đến vùng cực Bắc. 
2. Trình bày đặc điểm về kích thước lãnh thổ châu Á?
 Có diện tích lớn nhất thế giới.
3. Trình bày đặc điểm về địa hình và khoáng sản châu Á?
a. Địa hình: 
- Có nhiều dãy núi chạy theo hai hướng chính đông - tây và bắc - nam, sơn nguyên cao, đồ sộ, tập trung ở trung tâm và nhiều đồng bằng rộng.
- Nhìn chung địa hình bị chia cắt phức tạp
b. Khoáng sản: Phong phú, có trữ lượng lớn tiêu biểu là dầu mỏ, khí đốt, than, kim loại màu, ...
 Bước 2: Khí hậu châu Á
1. Trình bày đặc điểm khí hậu châu Á, Nêu và giải thích sự khác nhau giữa kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa?
- Khí hậu châu Á rất đa dạng, phân hóa thành nhiều đới và nhiều khí hậu khác nhau.
 a. Khí hậu gió mùa.
 + Mùa Đông: khô, lạnh, ít mưa.
 + Mùa hạ: nóng, ẩm, mưa nhiều.
 + Phân bố: Nam Á, Đông Nam Á và Đông Á
 b. Kiểu khí hậu lục địa.
+ Mùa đông: khô, lạnh.
+ Mùa hạ: khô, nóng. 
+ Phân bố: Nội địa và Tây Nam Á.
 Nguyên nhân: do châu Á có kích thước rộng lớn, địa hình chia cắt phức tạp, núi và cao nguyên đồ sộ ngăn ảnh hưởng của biển ...
Bước 3: Sông ngòi và cảnh quan châu Á
1. Trình bày đặc điểm chung của sông ngòi châu Á. Nêu và giải thích sự khác nhau về chế độ nước, giá trị kinh tế của các hệ thống sông lớn.
- Châu Á có nhiều hệ thống sông lớn ( I-ê-ni-xây, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, ...) nhưng phân bố không đều.
- Chế độ nước phức tạp.
+ Bắc Á: mạng lưới sông dày, mùa đông nước đóng băng, mùa xuân có lũ do băng tan
+ Khu vực châu Á gió mùa: nhiều sông lớn, có lượng nước lớn vào mùa mưa
+ Tây và Trung Á: ít sông, nguồn cung cấp nước chủ yếu do tuyết, băng tan.
- Giá trị kinh tế của sông ngòi châu Á: giao thông, thủy điện, cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
2. Trình bày các cảnh quan tự nhiên ở châu Á và giải thích được sự phân bố của một số cảnh quan?
- Cảnh quan phân hóa đa dạng, với nhiều loại:
+ Rừng lá kim ở Bắc Á (Xi - bia), nơi có khí hậu ôn đới
+ Rừng cận nhiệt ở Đông Á, rừng nhiệt đới ẩm ở Đông Nam Á và Nam Á
+ Thảo nguyên, hoang mạc, cảnh quan núi cao
- Nguyên nhân: do sự phân hóa đa dạng về các đới, các kiểu khí hậu ...
 Bước 4: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á
1. Trình bày và giải thích được một số đặc điểm nổi bậc của dân cư, xã hội châu Á 
- Dân số đông, tăng nhanh
- Mật độ dân số cao, phân bố không đều
- Dân cư thuộc nhiều chủng tộc, nhưng chủ yếu là Môn-gô-lô-it, Ơ-rô-pê-ô-ít
- Văn hóa đa dạng, nhiều tôn giáo (các tôn giáo như Phật giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Thiên chúa giáo).	
Hoạt động 2: Rèn kĩ năng làm bài tập địa lí (15 phút)
* Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp” , cá nhân
*Phương pháp dạy học: Đàm thoại; diễn giảng; sử dụng bản đồ; giải quyết vấn đề; ...
*Kỹ thuật dạy học: đặt câu hỏi; học tập hợp tác; ...
 Bước 1: Phân tích biểu đồ khí hậu (bài tập 1), bản đồ địa hình, sông ngòi châu Á (Dành cho học sinh giỏi)
Bước 2: Bài tập về nhận xét bảng số liệu
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
1. Tổng kết ( 3 phút): 	 
- GV hệ thống và xác định trên bản đồ các đặc điểm chính của khí hậu, địa hình, sông ngòi
- Đánh giá kết quả học tập, ghi điểm khuyến khích những học sinh phát biểu xây dựng bài.
2. Hướng dẫn học tập (1 phút): 
- Dặn dò học sinh về nhà học thuộc nội dung ôn tập để tiết sau kiểm tra 1 tiết	
V. PHỤ LỤC:
VI. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docDia_8_tuan_7_tiet_7.doc