Giáo án Địa lý 9 - Tiết 13 đến tiết 17

I- Mục tiêu bài học :

 1. Kiến thức:

 - Biết được cơ cấu và vai trò của ngành dịch vụ

 - Biết được đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ nói chung.

 - Trình bày được tình hình phát triển và phân bố của một số ngành dịch vụ

 2. Kĩ năng:

 - Làm việc với sơ đồ, vận dụng kiến thức để giải thích sự phân bố ngành dịch vụ .

 II- Thiết bị dạy học :

 - Biểu đồ cơ cấu ngành dịch vụ ở nước ta .

 - Một số hình ảnh về hoạt động dịch vụ hiện nay ở nước ta .

 

doc 13 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1824Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý 9 - Tiết 13 đến tiết 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7- Tiết 13 
 ND: 16/9/14
BÀI 13:VAI TRÒ , ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN
VÀ PHÂN BỐ CỦA DỊCH VỤ
I- Mục tiêu bài học :
 1. Kiến thức:
 - Biết được cơ cấu và vai trò của ngành dịch vụ
 - Biết được đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ nói chung.
 - Trình bày được tình hình phát triển và phân bố của một số ngành dịch vụ 
 2. Kĩ năng:
 - Làm việc với sơ đồ, vận dụng kiến thức để giải thích sự phân bố ngành dịch vụ . 
 II- Thiết bị dạy học : 
 - Biểu đồ cơ cấu ngành dịch vụ ở nước ta . 
 - Một số hình ảnh về hoạt động dịch vụ hiện nay ở nước ta . 
 III- Hoạt động dạy học : 
 1. Kiểm tra bài cũ : 
 1. Hãy chứng minh ngành công nghiệp nước ta khá đa dạng ? Xác định các TTCN trên BĐ.
 2. Cho biết nơi phân bố của ngành khai thác nhiên liệu. Đọc và chỉ trên BĐ các mỏ than, dầu, khí đang khai thác, các nhà máy thủy điện, nhiệt điện lớn.
 2.Bài mới : 
 Nếu như CN và NN là 2 ngành KT quan trọng trực tiếp sx ra của cải v/c cho XH, thì DV là ngành có vai trò đặc biệt làm tăng thêm giá trị của hàng hóa sx ra. Vai trò, đặc điểm phát triển và phân bố của ngành DV như thế nào ?
Hoạt động của GV và HS
-Cho HS đọc thuật ngữ “ Dịch vụ ”
* Các nhóm thảo luận : 
HS Quan sát H 13.1 SGK biểu đồ cơ cấu ngành dịch vụ năm 2002 ( %) 
H? Dựa vào H 13.1 hãy nêu cơ cấu của ngành dịch vụ ? Có mấy ngành dịch vụ ? 
H? ở địa phương em có những hoạt động dịch vụ nào ? 
H? Cho ví dụ chứng minh rằng nền kinh tế càng phát triển thì các hoạt động dịch vụ càng trở nên đa dạng ? 
- Phân tích kinh tế càng phát triển thì dịch vụ càng đa dạng 
GV đặt câu hỏi gợi ý:
? Hiện nay ở nông thôn được nhà nước đầu tư xd mô hình: đường, trường, trạm. Đó là loại DV gì?( công cộng)
?Trước kia nhân dân ta đi thăm hỏi nhau chủ yếu đi bộ, ngày nay KT phát triển, nhân dân đi ô tô. Đó là DV gì?( sx)
? Các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào ngành DV : khách sạn, xd khu vui chơi, giải trí....Đó là DV gì?( tiêu dùng)
- GV chuyển ý:
H? Dịch vụ có vai trò gì trong đời sống sản xuất ? 
- Kể các ví dụ về dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống ở địa phương em ? 
H? Tại sao nói dịch vụ tạo ra mối quan hệ kinh tế của nước ta với nước ngoài ? 
H? Dựa vào kiến thức đã học và sự hiểu biết của bản thân hãy phân tích vai trò của ngành bưu chính viễn thông , trong sản xuất và đời sống ? 
-GV gợi mở, HS phát biểu -GV chuẩn KT.
H? Ngành dịch vụ ở nước ta có đặc điểm phát triển như thế nào ? 
H? Tỉ lệ lao động trong ngành dịch vụ chiếm bao nhiêu % ? Cơ cấu GDP đạt bao nhiêu % 
H? Dựa vào H 13.1 , tính tỷ trọng của các nhóm dịch vụ tiêu dùng , dịch vụ sản xuất , dịch vụ công cộng và nhận xét ? 
?Trong điều kiện mở cửa nền KT, ngành DV nước ta như thế nào?
? Để nâng cao chất lượng DV và đa dạng hóa các loại hình DV phải dựa trên những đk nào? ( SGK)
? Sự phân bố dịch vụ phụ thuộc vào những yếu tố nào?
H? Tại sao ngành dịch vụ nước ta phân bố không đều ? ( do dân cư phân bố không đều)
H? Tại sao vùng đồng bằng đông dân và đô thị thì dịch vụ phát triển ?( đông dân, KT pt)
? Những nơi nào là trung tâm DV lớn nhất nước ta?
H? Tại sao Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất nước ta ? 
-GV kết luận
Nội dung chính
I- Cơ cấu và vai trò của dịch vụ trong nền kinh tế : 
1. Cơ cấu ngành dịch vụ : 
- Cơ cấu đa dạng, gồm ba nhóm ngành : 
 + Dịch vụ tiêu dùng ( sửa chửa, khách sạn, nhà hàng)
 + Dịch vụ sản xuất( GTVT, BCVT, tài chính)
 + Dịch vụ công cộng ( giáo dục, y tế, văn hóa)
- Kinh tế càng phát triển thì các hoạt động dịch vụ càng đa dạng .
2. Vai trò của dịch vụ trong sản xuất và đời sống :
- Cung cấp nguyên liệu, vật tư sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho các ngành KT 
- Tạo ra các mối liên hệ giữa các ngành sản xuất, các vùng trong nước và giữa nước ta với nước ngoài .
- Tạo nhiều việc làm, góp phần quan trọng nâng cao đời sống nhân dân, đem lại nguồn thu nhập lớn cho nền KT.
II- Đặc điểm phát triển và phân bố các ngành dịch vụ ở nước ta 
1. Đặc điểm phát triển : 
- Thu hút khoảng 25% lao động nhưng chiếm tỉ trọng lớn 38,5% trong cơ cấu GDP (2002)
- Phát triển khá nhanh và ngày càng đa dạng hơn . 
2. Đặc điểm phân bố : 
 - Sự phân bố dịch vụ phụ thuộc chặt chẽ vào phân bố dân cư, sự phát triển của sản xuất.
- Các hoạt động dịch vụ ở nước ta phân bố không đều: tập trung ở những nơi đông dân và KT phát triển. Nơi thưa dân, KT chậm phát triển thì hoạt động DV nghèo nàn.
- Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất nước ta .
 IV. Đánh giá : 
 1. Cho các nhóm lập sơ đồ các ngành dịch vụ theo bảng sgk và vẽ vào vở.
 2. Lấy ví dụ minh họa ở đâu đông dân thì ở đó hoạt động dịch vụ phát triển ? 
 V. Phụ lục : 
 - Học thuộc bài 
 - Đọc bài 14 :Tìm hiểu các loại đường ở nước ta- loại đường nào chở nhiều hàng hóa và hành khách nhất. Vì sao?
 * Rút kinh nghiệm : 
 Tuần 7 - Tiết 14 
 ND: 17/9/14 
BÀI 14:
GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
 I- Mục tiêu bài học : 
 1. Kiến thức: 
 - Trình bày được tình hình phát triển và phân bố của ngành giao thông vận tải và bưu chính viễn thông.
 2. Kỹ năng: 
 - Biết đọc và phân tích lược đồ phân bố giao thông vận tải của nước ta .
 - Xác định trên bản đồ một số tuyến đường giao thông quan trọng ( 1A, đường HCM, 5, 6, 22, đường sắt thống nhất) một số sân bay, bến cảng lớn.
 * Kĩ năng sống:
 - Tư duy: Thu thập và xử lí thông tin từ sơ đồ, lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu và bài viết để tìm hiểu về tình hình phát triển ngành GTVT và BCVT.
- Giao tiếp:Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực, giao tiếp và hợp tác khi làm việc theo nhóm.
- Làm chủ bản thân: Quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm cá nhân trong nhóm.
II- Thiết bị dạy học : 
 - Bản đồ giao thông vận tải Việt Nam .
 - Lược đồ mạng lưới giao thông vận tải theo sgk phóng to .
 - Một số hình ảnh về công trình giao thông vận tải hiện đại .
III- Hoạt động dạy học : 
 1. Kiểm tra bài cũ: 
 1.Cơ cấu ngành DV nước ta gồm những loại nào? Vai trò của DV trong sx và đời sống?
 2. Giải thích tại sao ở đâu đông dân thì ở đó tập trung nhiều hoạt động DV?
 2. Bài mới : 
 Quá trình CNH, HĐH đất nước ở nước ta có phần đóng góp to lớn của ngành GTVT và BCVT. Các loại hình DV này phát triển như thế nào ? phân bố ra sao? 
Hoạt động của GV và HS
H? Giao thông vận tải có ý nghĩa gì ? 
- Phân tích các ý nghĩa của ngành giao thông vận tải 
H? Nhiệm vụ chính của giao thông vận tải là gì 
(chuyên chở hàng hoá và nguyên liệu phục vụ cho các ngành sản xuất, chuyên chở hành khách phục vụ cho nhu cầu đi lại của con người )
H? Dựa vào sơ đồ và bảng 14.1 sgk hãy cho biết GTVT ở nước ta gồm có các loại đường nào ? Phân bố? Chất lượng các loại đường so với trước kia?
* Các nhóm thảo luận : Dựa vào bảng 14.1 :
H? Hãy cho biết loại hình vận tải nào có vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hoá ? Tại sao ?( Đường bộ, vì thích hợp với cự li ngắn, giá thành rẽ, cơ động, phù hợp với các dạng địa hình) 
 H? Loại hình nào có tỷ trọng tăng nhanh nhất ? Tại sao ? ( hàng không,để đáp ứng xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa vì vận chuyển hàng hóa nhanh nhất nhưng tỉ trọng còn nhỏ)
 * Chia lớp thành hai nhóm để thảo luận : 
+ Nhóm 1: Xác định các tuyến đường bộ , đường sắt , cảng biển, các sân bay dựa vào lược đồ H 14.1 sgk 
+ Nhóm 2 : Phân tích ý nghĩa của các tuyến đường , sân bay, cảng biển ? 
H? Đường bộ nước ta phát triển như thế nào?
H? Đường bộ có ý nghĩa như thế nào trong giao thông vận tải ? 
-GV các tuyến đường đang được mở rộng, nâng cấp, nhiều phà lớn được thay bằng cầu
?Kể tên các cầu thay cho phà mà em biết?( Mĩ Thuận, Cần Thơ, Rạch Miễu...)à h14.2 SGK 
H? Kể tên và chỉ lược đồ các tuyến đường quốc lộ và đường bộ xuất phát từ Hà Nội đi TP Hồ Chí Minh ?
- GV nhấn mạnh vai trò của quốc lộ 1A và dự án đường HCM, tạo nên 2 trục đường bộ xuyên Việt- quốc lộ 1A là tuyến đường nhiều cầu nhất.
H? Xác định trên lược đồ tuyến đường sắt của nước ta ?
H? Đường sông nước ta có vai trò ntn ? chỉ các tuyến đường sông mà em biết ? 
H? Đường biển gồm những hoạt động nào? nước ta có những bến cảng lớn nào ?
? Cho biết vài tuyến đường biển xuất phát từ 3 cảng biển lớn?
H? Tốc độ phát triển của đường hàng không ở nước ta như thế nào ? (đây là ngành có bước tiến rất nhanh trên con đường HĐH và giao lưu quốc tế)
- Chỉ và kể tên các sân bay quốc tế và sân bay nội địa.- GV nói thêm có thêm 2 sân bay quốc tế (Hải Phòng, Huế)
H? Hệ thống đường ống của nước ta phát triển như thế nào ? 
- Đường ống phục vụ cho ngành kinh tế nào ? 
GV:đường ống phát triển từ chiến tranh chống Mĩ, ngày nay vận chuyển dầu mỏ, khí ngoài biển vào đất liền.
 ? Dựa vào SGK và vốn hiểu biết cho biết những DV cơ bản của BCVT?
? Những tiến bộ của BCVT hiện đại thể hiện ở những DV gì?( chuyển phát nhanh, chuyển tiền nhanh.....)
?Chỉ tiêu đặc trưng cho sự pt viễn thông ở nước ta là gì?( mật độ ĐT)
? Quan sát H14.3 SGK biểu đồ mật độ điện thoại nhận xét về mật độ điện thoại của nước ta
 - Việt Nam có tốc độ phát triển điện thoại đứng thứ hai thế giới ( sau Trung Quốc) 
? Cho biết thành tựu của ngành BCVT ?
GV nói thêm theo SGK 
? Nước ta đã hòa mạng Internet vào năm nào? 
? Việc pt các DV điện thoại và Intenet có tác động ntn đến đời sống KT-XH ?( cung cấp thông tin, tiếp thu tiến bộ KHKT, hội nhập nền KT thế giới)
GV kết luận: Số người dùng điện thoại tăng vọt, số thuê bao Internet cũng đang tăng nhanh . 
Nội dung chính
I- Giao thông vận tải : 
1. Ý nghĩa : 
- Phục vụ và thúc đẩy mọi ngành sản xuất phát triển .
- Thực hiên các mối liên hệ kinh tế trong và ngoài nước.
2. Giao thông vận tải ở nước ta đã phát triển đầy đủ các loại hình :
- Có đủ các loại hình vận tải, phân bố rộng khắp cả nước, chất lượng đang được nâng cao
+ Đường bộ: chuyên chở được nhiều hàng hóa và hành khách nhất, được đầu tư nhiều nhất.
Các tuyến đường quan trọng: 1A, đường HCM, 5,6,22...
+ Đường sắt : Thống nhất HN- TP.HCM dài nhất.
+ Đường sông : mới được khai thác ở mức độ thấp, tập trung ở lưu vực vận tải sông Cửu Long và sông Hồng.
+ Đường biển gồm vận tải ven biển và vận tải quốc tế .Hoạt động vận tải quốc tế được đẩy mạnh. 
Ba cảng biển lớn nhất: HP, Đà Nẵng, Sài Gòn.
+ Đường hàng không: đã và đang phát triển theo hướng hiện đại hoá . Ba sân bay quốc tế chính: HN, Đà Nẵng, TP.HCM.
+ Đường ống: đang ngày càng phát triển, chủ yếu chuyên chở dầu mỏ và khí. 
II- Bưu chính viễn thông : 
- Bưu chính đã có những bước phát triển mạnh mẽ: chuyển phát nhanh, chuyển tiền nhanh...
- Viễn thông phát triển nhanh và hiện đại: dịch vụ nhắn tin, điện thoại di động, ĐT dùng thẻ, mạng Internet...
 IV- Đánh giá : 
 1. Trong các loại hình giao thông ở nước ta . loại hình nào mới phát triển gần đây ?
 2. Dựa vào lược đồ H14.1 hãy kể tên và xác định các quốc lộ chính ,cảng biển lớn.
 3. Kết cấu hạ tầng kĩ thuật tối quan trọng để VN phát triển và hội nhập với TG là
 A.vô tuyến truyền hình. B. mạng điện thoại di động.
 C. mạng internet. D. vệ tinh.
 V- Phụ lục : 
 - Học bài và đọc trước bài 15: Tìm hiểu các chợ ở địa phương em về lượng hàng hóa, sức mua, bán. Hiện nay nước ta có những mặt hàng xuất khẩu gì?
 * Rút kinh nghiệm : 
Tuần 8 – Tiết 15
ND: 23/9/14
BÀI 15:THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH
 I- Mục tiêu bài học : 
 1. Kiến thức:
 - Trình bày được tình hình phát triển và phân bố ngành thương mại và du lịch ở nước ta 
 - Chứng minh và giải thích được tại sao Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là các trung tâm thương mại , du lịch lớn nhất nước ta . 
 - Nắm được nước ta có tiềm năng du lịch khá phong phú và ngành du lịch đang trở thành ngành kinh tế quan trọng . 
 2. Kĩ năng:
 - Đọc và phân tích các biểu đồ, ảnh địa lí để nhận biết sự phát triển của thương mại và du lịch.
 II- Thiết bị dạy học : 
 - Biểu đồ H 15.1 SGK 
 - Bản đồ du lịch Việt Nam 
 III- Hoạt động dạy học : 
 1. Kiểm tra bài cũ : 
 1. Nước ta có các loại đường giao thông vận tải nào ? Loại đường có vai trò quan trọng nhất ? Tại sao ? Xác định các quốc lộ chính, các cảng biển lớn.
 2. Việc phát triển các DV điện thoại và internet tác động ntn đến đời sống KT-XH ?
 2. Bài mới : 
Hoạt động của GV và HS
- GV cho hs hiểu thế nào là thương mại ? 
? Ngành thương mại có mấy ngành nhỏ ? 
? Hiện nay các hoạt động nội thương có sự chuyển biến như thế nào? ( thay đổi căn bản, thị trường thống nhất, lượng hàng nhiều...)
? Hoạt động nội thương được diễn ra dưới hình thức nào ? 
? Thành phần kinh tế nào đã giúp cho nội thương phát triển mạnh nhất ?
? Tại sao kinh tế tư nhân lại giúp cho thương mại phát triển ? 
? Quan sát biểu đồ H 15.1 SGK hãy cho biết hoạt động nội thương tập trung nhiều nhất ở những vùng nào của nước ta ? 
H? Vùng nào có nội thương phát triển nhất ? tại sao ? 
H? Tại sao nội thương kém phát triển ở vùng Tây nguyên ? (dân ít, KT chậm phát triển)
? Những nơi nào ở nước ta là trung tâm thương mại, dịch vụ lớn nhất? Vì sao?(vị trí thuận lợi, 2 TTKT lớn, 2TP đông dân nhất, tập trung nhiều tài nguyên du lịch.)
? Quan sát H 15.2 , 15.3 , 15.4, 15.5 sgk để phân tích sự lớn mạnh của ngành thương mại .
- GV: Ngành nội thương hiện nay còn những hạn chế: 
- Hàng thật, hàng giả cùng tồn tại trên thị trường.
- Lợi ích của người kinh doanh chân chính và của người tiêu dùng chưa được bảo vệ đúng mức. - Cơ sở vật chất còn chậm đổi mới.
- GV chuyển ý:
? Ngành ngoại thương có vai trò gì trong đời sống và kinh tế - xã hội ? 
? Quan sát h.15.6 biểu đồ cơ cấu giá trị xuất khẩu năm 2002 . Hãy nhận xét và kể tên các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta mà em biết ? 
? Các mặt hàng nhập khẩu của nước ta là mặt hàng nào ? 
? Tình hình xuất nhập khẩu của nước ta hiện nay như thế nào ? 
? Tại sao nước ta lại buôn bán nhiều nhất với khu vực Châu Á-TBD?
(-Vị trí thuận lợi vận chuyển, giao nhận hàng hóa.
-Các mối quan hệ có tính truyền thống.
-Thị hiếu tiêu dùng, tiêu chuẩn hàng hóa không cao àphù hợp với trình độ sx còn thấp của VN)
 ? Nước ta có những nguồn tài nguyên thiên nhiên nào để phát triển du lịch ? 
* Các nhóm thảo luận tìm các tài nguyên du lịch TN và tài nguyên du lịch nhân văn
- GV bổ sung: TN du lịch TN( hạ Long, Hoa Lư, Phong Nha-KB, Đà Lạt, SaPa, các bãi tắm, các vườn quốc gia)
TN du lịch nhân văn(công trình k.trúc,lễ hội chùa Hương, Đền Hùng,di tích lịch sử,làng nghề truyền thống, văn hóa dân gian( các món ăn,hát đối, hát quan họ)
-Tìm hiểu các tài nguyên du lịch ở địa phương 
- Cho HS xác định trên BĐ 1 số TT du lịch nổi tiếng.
? Hiện nay hoạt động của ngành du lịch ở nước ta như thế nào?
-GV kết luận: du lịch có nhiều tiềm năng phát triển, phong phú, đa dạng, hấp dẫn.
Nội dung
I - Thương mại :
1. Nội thương : 
- Phát triển mạnh, không đều giữa các vùng, với hàng hoá đa dạng, phong phú .
- Mạng lưới lưu thông hàng hóa có ở khắp các địa phương .
- Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là 2 trung tâm thương mại, DV lớn và đa dạng nhất nước ta.
2. Ngoại thương : 
- Xuất khẩu : nông- lâm- thủy sản, hàng CN nhẹ, tiểu thủ CN, khoáng sản.
- Nhập khẩu: máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, hàng tiêu dùng.
- Hiện nay ta quan hệ buôn bán chủ yếu với thị trường khu vực Châu Á-TBD như Nhật Bản,các nước ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ôx-trây-lia, châu Âu, Bắc Mĩ.
II- Du lịch: 
- Du lịch có nhiều tiềm năng phát triển phong phú, gồm:
+ Tài nguyên du lịch tự nhiên: phong cảnh, bãi tắm đẹp, khí hậu tốt....
+ Tài nguyên du lịch nhân văn: các công trình kiến trúc, di tích lịch sử, lễ hội truyền thống...
- Phát triển ngày càng nhanh.
 IV- Đánh giá : 
 1. Yếu tố nào dưới đây đã tạo nên mức độ tập trung của các hoạt động thương mại giữa các vùng trong nước ?
 A. Sự phát triển của các hoạt động kinh tế. C. Qui mô dân số.
 B. Sức mua của người dân tăng lên. D. Tất cả các yếu tố trên.
 2. Hoạt động ngoại thương tập trung nhiều nhất ở :
 A. ĐB. Sông Hồng và ĐB. SCL C. Đông Nam Bộ
 B. DH. Nam Trung Bộ D. Tây Nguyên.
 3 . Hãy xác định trên lược đồ Việt Nam một số trung tâm du lịch nổi tiếng ? 
 V- Phụ lục : 
 - Học thuộc bài 
 - Chuẩn bị bài 16: thực hành- đem theo thước kẻ, bút chì, bút màu.
 * Rút kinh nghiệm : 
Tuần 8 – Tiết 16
ND: 24/9/14
BÀI 16:THỰC HÀNH
VẼ BIỂU ĐỒ VỀ SỰ THAY ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ
 I. Mục tiêu bài học : 
 Sau bài thực hành nhằm:
 -Củng cố các kiến thức đã học ở bài 6 về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
 - Rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu bằng biểu đồ miền .
 - Rèn luyện kỹ năng nhận xét biểu đồ .
 II. Thiết bị day học : 
 - Bảng số liệu , thước kẻ, phấn màu.
 III. Hoạt động dạy học : 
 1. Kiểm tra bài cũ: 
 1. HN và TP.HCM có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành các trung tâm thương mại, DV lớn nhất nước ta?
 2. Vì sao nước ta lại buôn bán nhiều nhất với thị trường khu vực châu Á- TBD? 
 2. Bài mới : 
 GV nêu yêu cầu bài thực hành là nắm được kĩ năng vẽ BĐ miền và nhận xét BĐ.
 a) Vẽ biểu đồ:
 Bước 1:
 - Cho các nhóm đọc bảng số liệu , nhận biết các số liệu trong đề bài.
 - Hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ miền. 
 - Nhận biết trường hợp nào thì có thể vẽ biểu đồ cơ cấu bằng biểu đồ miền : 
 + Thường sử dụng khi chuỗi số liệu là nhiều năm, trường hợp ít năm ( 2,3 năm thì vẽ biểu đồ hình tròn )
 + Không vẽ biểu đồ miền khi chuỗi số liệu không phải là theo các năm, vì trục hoành trong biểu đồ miền biểu diễn năm . 
 Bước 2: Vẽ biểu đồ miền
 + Biểu đồ hình chữ nhật . Trục tung có giá trị là 100 % ( tổng số ) 
 + Trục hoành là các năm .Khoảng cách giữa các điểm thể hiện các thời điểm ( năm ) dài hay ngắn tương ứng với khoảng cách năm .
 + Vẽ lần lượt theo từng chỉ tiêu , chứ không phải lần lượt theo các năm .Thứ tự vẽ bắt đầu từ khu vực 1 tính từ dưới lên( cách xác định các điểm để vẽ tương tự như khi vẽ biểu đồ hình cột chồng ). Sau đó vẽ tiếp khu vực 3(DV) tính từ trên xuống. Nằm giữa miền 1 và 3 sẽ là miền 2( CN-XD)
 + Vẽ đến đâu thì tô màu hay kẻ vạch đến đó, đồng thời thiết lập bảng chú giải 
 + Ghi tên biểu đồ 
 Bước 3: GV tổ chức học sinh vẽ biểu đồ 
 - Gọi lần lượt 2 HS lên bảng vẽ. Các HS còn lại vẽ vào vở, cuối giờ thu 1 số bài chấm
 - Kiểm tra quá trình thực hành vẽ biểu đồ miền của học sinh .
 b) Nhận xét biểu đồ : 
- GV cho HS thảo luận nhóm tìm hiểu nguyên nhân, ý nghĩa của sự biến đổi cơ cấu ngành:
 - Sự giảm tỷ trọng của nông lâm ngư nghiệp từ 40.5 % xuống còn 23,0 % nói lên: nước ta đang chuyển dần từng bước từ nước nông nghiệp sang nước công nghiệp.
 - Tỷ trọng của khu vực công nghiệp- xây dựng tăng lên nhanh nhất từ 23,8% lên 38,5%.Thực tế này phản ánh quá trình CNH-HĐH đang tiến triển. 
 ? Ngành DV như thế nào?
 - Dịch vụ tăng nhanh nhưng có nhiều biến động từ 35,7% lên 38,5%
- Cho các nhóm trình bày nhận xét của nhóm mình . 
- GV nhận xét bài thực hành của lớp và các lỗi mắc phải khi vẽ biểu đồ.
 IV. Đánh giá:
 Xem lại cách vẽ biểu đồ của hs trên lớp để chỉnh sửa kịp thời.
V. Phụ lục : 
 - Về nhà hoàn tất biểu đồ . 
 - Làm đề cương ôn tập, chuẩn bị giờ sau ôn tập.
 - Giao câu hỏi ôn tập cho các nhóm chuẩn bị.
 * Rút kinh nghiệm : 
Tuần 9 – Tiết 17
ND: 30/9/14
 ÔN TẬP
 I- Mục tiêu bài học : 
 Qua giờ ôn tập giúp các em :
 - Hệ thống hóa kiến thức phần địa lý dân cư, kinh tế Việt Nam. 
 - Nắm được tình hình phân bố DC, tình hình phát triển KT và sự phân bố các ngành KT ở nước ta.
 - Rèn luyện các kỹ năng đọc , phân tích lược đồ, vẽ biểu đồ cơ cấu KT và nhận xét.
 II- Thiết bị dạy học : 
 - Bản đồ TNVN, kinh tế VN
 - Các phiếu học tập.
 III- Hoạt động dạy học : 
 1. Kiểm tra :
 - KT việc hoàn thành biểu đồ đã vẽ.
 - Sự chuẩn bị làm đề cương ôn tập của học sinh 
 2. Bài mới : 
 Bước 1: GV chia 6 nhóm thảo luận, mỗi nhóm 1 phiếu học tập.
 Phiếu HT số 1:
 1/ Nước ta có bao nhiêu dân tộc ? Những nét văn hóa riêng của các dân tộc thể hiện ở những mặt nào ? Trình bày tình phân bố các dân tộc của nước ta ? 
 2/ Hãy cho biết dân số và tình hình gia tăng dân số của nước ta ? Phân tích ý nghĩa của sự giảm tỷ lệ gia tăng dân dân số tự nhiên và thay đổi cơ cấu dân số của nước ta ? 
 Phiếu HT số 2:
 3/ Dựa vào H 3.1 hãy trình bày đặc điểm phân bố dân cư của nước ta ? Tại sao dân cư nước ta phân bố không đều?
 4/ Chúng ta đã đạt được những thành tựu gì trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ? 
 5/Trình bày nội dung của sự chuyển dịch cơ cấu KT ở nước ta?
 Phiếu HT số 3:
 6/ Phân tích những thuận lợi của tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông nghiệp ở nước ta? 
 7/ Cho biết cơ cấu các loại rừng của nước ta.Tình hình về tài nguyên rừng và các tỉnh trọng điểm nghề cá của nước ta ? 
 8/ Vẽ biểu đồ hình cột- câu hỏi số 3 trang 37 SGK
 Phiếu HT số 4:
 9/ Hãy chứng minh rằng cơ cấu công nghiệp nước ta khá đa dạng ? Kể tên 1 số ngành CN trọng điểm. Xác định trên BĐ các TTCN lớn.
 10/ Xác định các mỏ than,dầu,khí đang khai thác, các nhà máy thủy điện, nhiệt điện lớn.
 Phiếu HT số 5:
11/ Cho biết vai trò của dịch vụ trong sx và đời sống ? 
12/ Xác định trên BĐ các tuyến đường bộ chính, cảng biển, sân bay quốc tế. Ngành nào chiếm ưu thế trong vận chuyển hàng hóa? Tại sao?
Phiếu HT số 6:
 13/ Cho biết các mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu của ta? Vì sao ta lại buôn bán nhiều nhất với thị trường khu vực Châu Á –TBD? 
 14/ Hãy xác định trên bản đồ một số trung tâm du lịch nổi tiếng của nước ta ? Xem lại cách vẽ biểu đồ bài 16 ( BĐ miền)
 Bước 2: Các nhóm làm việc theo yêu cầu của phiếu học tập, cử đại diện báo cáo.
 Bước 3: - Đại diện các nhóm trình bày kết quả, bổ sung hoàn chỉnh.
 - GV cùng HS đánh giá, cho điểm các nhóm làm tốt. 
 IV- Phụ lục : 
 Học sinh ôn tập tất cả các nội dung đã học- giờ sau làm kiểm tra 1 tiết. 
 * Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_13_Vai_tro_dac_diem_phat_trien_va_phan_bo_cua_dich_vu.doc