I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt được:
1. Kiến thức:
- Trình bày được tình hình phát triển và một số thành tựu của sản xuất công nghiệp
- Biết sự phân bố của một số ngành công nghiệp trọng điểm
- Biết việc phát triển không hợp lí một số ngành công nghiệp đã và sẽ tạo nên sự cạn kiệt khoáng sản và gây ô nhiễm môi trường
- Thấy được sự cần thiết phải khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lí và BVMT trong quá trình phát triển công nghiệp
2. Kĩ năng:
- Phân tích biểu đồ để thấy rõ nước ta có cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng.
- Phân tích các bản đồ, lược đồ công nghiệp hoặc Atlat Địa lí Việt Nam để thấy rõ sự phân bố của một số ngành công nghiệp trọng điểm, các trung tâm công nghiệp ở nước ta.
- Phân tích mối quan hệ giữa tài nguyên nhiên nhiên và môi trường với hoạt động sản xuất công nghiệp
Tuần 6 Ngày soạn: 30/09/2015 Tiết 12 Ngày dạy: 02/10/2015 Bài 12: SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt được: 1. Kiến thức: - Trình bày được tình hình phát triển và một số thành tựu của sản xuất công nghiệp - Biết sự phân bố của một số ngành công nghiệp trọng điểm - Biết việc phát triển không hợp lí một số ngành công nghiệp đã và sẽ tạo nên sự cạn kiệt khoáng sản và gây ô nhiễm môi trường - Thấy được sự cần thiết phải khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lí và BVMT trong quá trình phát triển công nghiệp 2. Kĩ năng: - Phân tích biểu đồ để thấy rõ nước ta có cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng. - Phân tích các bản đồ, lược đồ công nghiệp hoặc Atlat Địa lí Việt Nam để thấy rõ sự phân bố của một số ngành công nghiệp trọng điểm, các trung tâm công nghiệp ở nước ta. - Phân tích mối quan hệ giữa tài nguyên nhiên nhiên và môi trường với hoạt động sản xuất công nghiệp 3. Thái độ: Nhận thức được đường lối CNH – HĐH của Đảng và nhà nước, những tác động của CN đối với sự phát triển của các ngành kinh tế khác. Ý thức học tập, góp sức mình vào công cuộc phát triển 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ - Năng lực chuyên biệt: Hiểu biết thực tế, khai thác thông tin từ biểu đồ, bản đồ II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Chuẩn bị của giáo viên: Bản đồ đồ công nghiệp Việt Nam 2. Chuẩn bị của học sinh: Tập Atlat địa lí Việt Nam, vẽ trước biểu đồ H12.1 III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1. Ổn định: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp học 9A4................................, 9A5................................, 9A6................................ 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Sự phát triển và phân bố công nghiệp phụ thuộc vào các nhân tố nào? Nhân tố nào đóng vai trò quan trọng nhất? Tại sao? 3. Tiến trình bài học: Khởi động: Công nghiệp nước ta đang phát triển nhanh với cơ cấu ngành đa dạng. Để nắm rõ hơn chúng ta cùng phân tích trong bài học hôm nay. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Trình bày được tình hình phát triển và một số thành tựu của sản xuất công nghiệp: (cá nhân + nhóm) *Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; giải quyết vấn đề; sử dụng số liệu thống kê và biểu đồ ... *Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; *Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; ... *Bước 1: - Quan sát hình 12.1 ( Biểu đồ tỉ trọng ): cho biết cơ cấu các ngành công nghiệp nước ta gồm những ngành nào? chiếm tỉ trọng bao nhiêu %? (Gọi HS yếu dựa vào nội dung SGK trả lời) - GV giải thích thêm về ngành công nghiệp trọng điểm (thuật ngữ sgk trang 153) *Bước 2: - Vai trò của các ngành công nghiệp trọng điểm đối với việc phát triển kinh tế ? Ngành công nghiệp trọng điểm là ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả kinh tế cao và có tác động đến sự phát triển các ngành kinh tế khác. Tuy nhiên, việc phát triển các ngành kinh tế trọng điểm cũng sẽ gây ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, nhất là ngành công nghiệp khai thác - Hãy xếp theo thứ tự các ngành công nghiệp trọng điểm nước ta theo tỉ trọng từ lớn đến nhỏ dựa vào H12.1? *Bước 3: Công nghiệp phân bố tập trung ở đâu? Hoạt động 2: Biết sự phân bố của một số ngành công nghiệp trọng điểm (cá nhân + cặp) *Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; giải quyết vấn đề; sử dụng biểu đồ, ... *Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; *Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; ... *Bước 1: - Công nghiệp khai thác nhiên liệu gồm những ngành nào? Xác định trên bản đồ các vùng khai thác than, dầu khí? - HS xác định trên bản đồ, GV chuẩn xác kiến thức. - Vì sao ta vừa xuất khẩu dầu thô, lại vừa nhập khẩu xăng dầu? (Dành cho học sinh giỏi) - GV giới thiệu nhà máy lọc dầu Dung Quất - Quảng Ngãi - Trong quá trình khai thác nhiên nhiệu phục vụ cho ngành công nghiệp cần chú ý vấn đề gì? (việc phát triển không hợp lý một số ngành công nghiệp đã và sẽ tạo nên sự cạn kiệt khoáng sản và gây ô nhiễm môi trường) * Bước 2 : - CN điện gồm những ngành nào? Sản lượng điện hàng năm là bao nhiêu? (Gọi HS yếu dựa vào nội dung SGK trả lời) - Nêu tên các nhà máy nhiệt điện và thủy điện lớn của nước ta? Xác định trên bản đồ . - Ở Lâm Đồng có những nhà máy điện nào? - HS trả lời, GV chuẩn xác kiến thức - Để sử dụng hợp lí, hiệu quả nguồn năng lương điện cần phải làm gì? (phát triển các nguồn năng lượng, đảm bảo năng lượng cho phát triển kinh tế và phát triển bền vững) * Bước 3: - CN chế biến LTTP gồm những phân ngành nào? - Xác định trên bản đồ: vùng phân bố chủ yếu của các ngành CB LTTP? * Bước 4: - Ở nước ta, có những điều kiện thuận lợi nào cho ngành dệt may phát triển? (lao động dồi dào, giá nhân công rẻ ). Các trung tâm dệt may lớn nhất cả nước? - Tại sao các thành phố là những trung tâm dệt may lớn nhất nước ta? (Dành cho học sinh giỏi) (nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn, là các đầu mối giao thông quan trọng, xuất khẩu ...) - Để ngành công nghiệp phát triển bền vững cần chú ý điều gì? cần phải khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý và bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển công nghiệp Hoạt động 3: Tìm hiểu các trung tâm công nghiệp lớn (cá nhân) *Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; giải quyết vấn đề; ... *Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; học tập hợp tác; * Bước 1: - Dựa vào lược đồ H12.3 xác định hai khu vực tập trung công nghiệp lớn nhất cả nước. Kể tên một số trung tâm công nghiệp tiêu biểu cho hai khu vực trên? (Gọi HS yếu dựa vào nội dung SGK trả lời) * Bước 2: - HS trả lời. GV chuẩn xác kiến thức trên bản đồ. I. Cơ cấu ngành công nghiệp - Ngành công nghiệp nước ta phát triển nhanh. - Cơ cấu ngành đa dạng: có đầy đủ các ngành công nghiệp thuộc các lĩnh vực như chế biến lương thực thực phẩm, khai thác nhiên liệu, điện, vật liệu xây dựng, ... - Một số ngành công nghiệp trọng điểm đã được hình thành. - Phân bố: tập trung ở một số vùng như Đông Nam Bộ, Đồng Bằng Sông Hồng, ... II. Các ngành công nghiệp trọng điểm 1. Công nghiệp khai thác nhiên liệu - Khai thác than: Chủ yếu ở Quảng Ninh, mỗi năm từ 15 - 20 triệu tấn - Dầu khí: chủ yếu ở vùng thềm lục địa phía Nam, đã khai thác được hàng trăm triệu tấn dầu và hàng tỉ m3 khí 2.Công nghiệp điện : - Sản lượng điện ngày càng tăng, hàng năm sản xuất trên 40 tỉ kWh - Thủy điện: Hòa Bình, Y - a - ly, Trị An, - Nhiệt điện: Phú Mỹ, Phả Lại... 3. Công chế biến lương thực thực phẩm - Chế biến lương thực, thực phẩm; chế biến sản phẩm chăn nuôi; chế biến thủy sản - Phân bố rộng khắp cả nước, nhưng tập trung nhất là ở: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa, Đà Nẵng, .. 4.Công nghiệp dệt may - Các trung tâm dệt may lớn như : Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Nam Định, .. III. Các trung tâm công nghiệp lớn Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội là hai trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: 1. Tổng kết: - Nêu tên và xác định trên bản đồ: các vùng khai thác nhiên liệu, các nhà máy thủy điện, các trung tâm dệt may lớn? - Cho biết các phân ngành của ngành CN chế biến LTTP? 2. Hướng dẫn học tập: - Học bài cũ, làm bài tập 1 trong SGK - Chuẩn bị bài mới: tìm hiểu trước về ngành dịch vụ V. PHỤ LỤC: Một số nhà máy thủy điện và nhiệt điện: - Thủy điện Hòa Bình, trên sông Đà - thuộc địa phận tỉnh Hòa Bình . - Thủy điện Y - a - ly, trên sông Xê Xan - tỉnh Gia Lai. ( Nằm trên đoạn sông là ranh giới giữa Gia Lai và Kon Tum) - Thủy điện Trị An, sông Đồng Nai - tỉnh Đồng Nai - Thủy điện Sơn La - Sông Đà, tỉnh Sơn La (Lớn nhất Việt Nam à đang xây dựng, 2008 tổ máy đầu tiên phát điện, với tổng kinh phí là 42 nghìn tỉ đồng) + Nhiệt điện Phả Lại - tỉnh Hải Dương + Nhiệt điện Uông Bí - tỉnh Quảng Ninh + Nhiệt điện Phú Mỹ - Bà Rịa - Vũng Tàu . + Nhiệt điện Trà Nóc - Cần Thơ VI. RÚT KINH NGHIỆM:
Tài liệu đính kèm: