I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt được
1. Kiến thức:
- Trình bày được tình hình phát triển và phân bố của ngành giao thông vận tải và bưu chính viễn thông.
- Biết được giao thông vận tải là ngành gây ô nhiễm MT. Các phương tiện giao thông vận tải đã phát thải một lượng khí độc hại vào MT.
- Việc tạo ra các phương tiện giao thông vận tải sử dụng ít nhiên liệu, sử dụng năng lượng Mặt Trời là rất cần thiết.
- Sử dụng phương tiện giao thông vận tải công cộng, đi xe đạp cũng là những cách bảo vệ môi trường.
2. Kĩ năng:
Xác định trên bản đồ (lược đồ) một số tuyến đường giao thông quan trọng, một số sân bay, cảng biển lớn.
3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ các tuyến đường giao thông địa phương.
Tuần 7 Ngày soạn: 06/10/2015 Tiết 14 Ngày dạy: 09/10/2015 Bài 14: GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt được 1. Kiến thức: - Trình bày được tình hình phát triển và phân bố của ngành giao thông vận tải và bưu chính viễn thông. - Biết được giao thông vận tải là ngành gây ô nhiễm MT. Các phương tiện giao thông vận tải đã phát thải một lượng khí độc hại vào MT. - Việc tạo ra các phương tiện giao thông vận tải sử dụng ít nhiên liệu, sử dụng năng lượng Mặt Trời là rất cần thiết. - Sử dụng phương tiện giao thông vận tải công cộng, đi xe đạp cũng là những cách bảo vệ môi trường. 2. Kĩ năng: Xác định trên bản đồ (lược đồ) một số tuyến đường giao thông quan trọng, một số sân bay, cảng biển lớn. 3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ các tuyến đường giao thông địa phương. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ, - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ; sử dụng số liệu thống kê; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video clip II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Chuẩn bị của giáo viên: Bản đồ giao thông vận tải Việt Nam. 2. Chuẩn bị của học sinh: Tập Atlat địa lí Việt Nam, sgk. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1. Ổn định: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp học (1 phút). 9A4................................, 9A5................................, 9A6................................ 2. Kiểm tra bài cũ: 5 phút. Câu 1: Em hãy cho biết cơ cấu ngành dịch vụ gồm những ngành nào? Lấy ví dụ ở địa phương em? Câu 2: Cho ví dụ chứng minh nền kinh tế càng phát triển thì hoạt động dịch vụ càng trở nên đa dạng hơn? Tại sao dịch vụ phát triển không đều giữa các vùng? 3. Tiến trình bài học: Khởi động: (1 phút) Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông thuộc nhóm ngành dịch vụ sản xuất. Các loại hình dịch vụ này ngày càng phát triển nhanh và đa dạng, để hiểu rõ hơn các em cùng tìm hiểu vấn đề này. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Trình bày được tình hình phát triển và phân bố của ngành giao thông vận tải (cá nhân/nhóm) 21 phút. *Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; sử dụng bản đồ; sử dụng số liệu thống kê và biểu đồ; giải quyết vấn đề; tự học; ... *Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; *Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; nhóm; ... * Bước 1: - Ý nghĩa của giao thông vận tải là gì? (Gọi HS yếu dựa vào nội dung SGK trả lời). * Bước 2: - Học sinh trả lời, GV chuẩn xác kiến thức. * Bước 1: - Quan sát hình 14.1: cho biết GTVT nước ta gồm những loại hình nào? * Bước 2: Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm, tìm hiểu 6 loại hình GTVT? * Bước 3: Nhóm 1 GTVT đường bộ. - Trong các loại hình GTVT, thì loại hình vận tải nào có vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hóa? Tại sao? - Loại hình nào có tỉ trọng tăng nhanh nhất? Tại sao? - Học sinh trả lời, GV chuẩn xác kiến thức. - Giáo viên gọi học sinh xác định 1 số tuyến đường bộ xuất phát từ thủ đô Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. - GV: phân tích nhược điểm của đường bộ. (Hiện nay cơ sở hạ tầng đường bộ còn hạn chế gây khó khăn đối với phát triển GTVT như tắc đường, tốn nhiên liệu, ). * Bước 4: Nhóm 2 GTVT đường sắt. - Đường sắt có tổng chiều dài là bao nhiêu? Kể tên các tuyến đường sắt chính? - Phân tích những ưu điểm, nhược điểm của đường sắt? (Dành cho học sinh giỏi). - Học sinh trả lời, GV chuẩn xác kiến thức. * Bước 5: Nhóm 3 GTVT đường sông. - Đường sông chủ yếu phân bố ở đâu? Vận tải đường sông ở ĐBSCL có vai trò như thế nào? - Giáo viên chuẩn xác kiến thức. * Bước 6: Nhóm 4 GTVT đường biển. - Đường biển gồm những ngành nào? Cho biết những cảng biển lớn của nước ta? Xác định trên bản đồ? * Bước 7: Nhóm 5 GTVT đường hàng không. - Giáo viên giới thiệu về ngành hàng không. - Xác định các sân bay quốc tế và sân bay nội địa trên lược đồ? * Bước 8: Nhóm 6 GTVT đường ống. - Đường ống dùng vận chuyển hàng hóa gì? Tình hình phát triển ra sao? - Giáo viên chuẩn xác kiến thức trên bản đồ và liên hệ tích hợp BĐKH: - Giao thông vận tải là ngành gây ô nhiễm MT. Các phương tiện giao thông vận tải đã phát thải một lượng khí độc hại vào MT. - Việc tạo ra các phương tiện giao thông vận tải sử dụng ít nhiên liệu, sử dụng năng lượng Mặt Trời là rất cần thiết. - Sử dụng phương tiện giao thông vận tải công cộng, đi xe đạp ... cũng là những cách bảo vệ MT. Hoạt động 2: Trình bày được tình hình phát triển và phân bố của ngành Bưu chính viễn thông (cá nhân/nhóm) 15 phút. *Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; sử dụng bản đồ; giải quyết vấn đề; tự học; ... *Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; *Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; nhóm; ... * Bước 1: - Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm tìm hiểu về bưu chính viễn thông. + Nhóm 1 + nhóm 3: tìm hiểu sự phát triển bưu chính. + Nhóm 2 + nhóm 4: tìm hiểu sự phát triển viễn thông. * Bước 2: - Vai trò của ngành BCVT đối với sản xuất và đời sống? - BCVT gồm những ngành nào? Ở địa phương em có những dịch vụ BCVT nào? - Học sinh trao đổi, thảo luận theo từng nhóm nhỏ sau đó tổng hợp ý kiến, đại diện nhóm trình bày. - Giáo viên chuẩn xác kiến thức. I. Giao thông vận tải. 1. Ý nghĩa. - Tạo ra mối liên hệ kinh tế trong nước và ngoài nước, đem lại cơ hội phát triển kinh tế cho nhiều vùng. 2. Giao thông vận tải ở nước ta đã phát triển đầy đủ các loại hình. - Có đủ các loại hình vận tải, phân bố rộng khắp cả nước, chất lượng đang được nâng cao. - Các loại hình giao thông vận tải: + Đường bộ: chuyên chở được nhiều hàng hóa và hành khách nhất, được đầu tư nhiều nhất. - Các tuyến quan trọng: quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 5, ... + Đường sắt: tổng chiều dài 2632 km, quan trọng nhất là đường sắt thống nhất Bắc - Nam + Đường sông: mới được khai thác ở mức độ thấp, tập trung ở lưu vực vận tải sông Cửu Long và lưu vực vận tải sông Hồng. + Đường biển: gồm vận tải ven biển và vận tải quốc tế. Hoạt động vận tải biển quốc tế được đẩy mạnh. Ba cảng biển lớn nhất cả nước: Hải Phòng, Đà nẵng, Sài Gòn. + Đường hàng không: hàng không Việt Nam đã và đang phát triển theo hướng hiện đại hóa, ba đầu mối chính trong nước và quốc tế: Hà Nội (Nội Bài), Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh (Tân Sơn Nhất). + Đường ống: vận tải đường ống ngày càng phát triển, chủ yếu chuyên chở dầu mỏ và khí. II. Bưu chính viễn thông. - Bưu chính có những bước phát triển mạnh mẽ, không ngừng được mở rộng và nâng cấp, nhiều dịch vụ mới chất lượng cao ra đời: chuyển phát nhanh, chuyển tiền nhanh, điện hoa, ... - Viễn thông: phát triển nhanh và hiện đại: Việt Nam có 6 trạm thông tin vệ tinh, 3 tuyến cáp quang biển quốc tế, hòa mạng Internet năm 1997, ... IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: 2 phút. 1. Tổng kết: - Giáo viên hệ thống nội dung chính của bài học. - Xác định trên lược đồ: một số tuyến đường bộ và đường sắt chính của nước ta. 2. Hướng dẫn học tập: - Giáo viên dặn dò học sinh học bài cũ, trả lời các câu hỏi trong SGK. - Chuẩn bị bài mới: bài 15: thương mại và du lịch. - Sưu tầm tranh ảnh về phong cảnh đẹp của nước ta. V. PHỤ LỤC: THÔNG TIN VỀ QUỐC LỘ 1A - Quốc lộ 1A: Trải dọc theo chiều dài đất nước từ Lạng Sơn (Hữu Nghị Quan) cho đến Năm Căn thuộc tỉnh Cà Mau, chiều dài hơn 2300 km. Đây là tuyến đường dài nhất, quan trọng nhất, có ý nghĩa đặc biệt đối với việc phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng không chỉ ở trong nước mà còn mở rộng ra cả các nước trong khu vực. - Quốc lộ 1A đi qua 35 tỉnh và thành phố: * Cửa khẩu Hữu Nghị Quan (km 0) 1. Lạng Sơn (km 16) 2. Bắc Giang (km 119) 3. Bắc Ninh (km 139) 4. Hà Nội (km 170) 5. Phủ Lý (km 229, tỉnh Hà Nam) 6. Ninh Bình (km 263) 7. Thanh Hóa (km 323) 8.Vinh (km 461, tỉnh Nghệ An) 9. Hà Tĩnh (km 510) 10. Đồng Hới (km 658, tỉnh Quảng Bình) 11. Đông Hà (km 750, tỉnh Quảng Trị) 12. Huế (km 824, tỉnh Thừa Thiên Huế) 13. Đà Nẵng (km 929) 14. Tam Kỳ (km 991, tỉnh Quảng Nam) 15. Quảng Ngãi (km 1054) 16. Quy Nhơn (km 1232, tỉnh Bình Định) 17. Tuy Hòa (km 1329, tỉnh Phú Yên) 18. Nha Trang (km 1450, tỉnh Khánh Hoà) 19. Phan Rang - Tháp Chàm (km 1528, tỉnh Ninh Thuận) 20. Phan Thiết (km 1701, tỉnh Bình Thuận) 21. Xuân Lộc (km 1867, tỉnh Đồng Nai) 22. Long Khánh (km 1867, tỉnh Đồng Nai) 23. Thống Nhất (km 1867, tỉnh Đồng Nai) 24. Trảng Bom (km 1867, tỉnh Đồng Nai) 25. Biên Hòa (km 1867, tỉnh Đồng Nai) 26. Bình Dương (km 1879) 27. TP Hồ Chí Minh (km 1889) 28. Tân An (km 1936, tỉnh Long An) 29. Mỹ Tho (km 1959, tỉnh Tiền Giang) 30. Vĩnh Long (km 2024) 31. Thành phố Cần Thơ (km 2058) 32. Ngã Bảy tỉnh Hậu Giang (27.5 km) 33. Sóc Trăng (km 2119, tỉnh Sóc Trăng) 34. Bạc Liêu (km 2176) 35. Cà Mau (km 2236) VI. RÚT KINH NGHIỆM:
Tài liệu đính kèm: