I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt được:
1. Kiến thức:
- Hiểu và trình bày được đặc điểm về nguồn lao động và việc sử dụng lao động ở nước ta.
- Biết được sức ép dân số đối với việc giải quyết việc làm ở nước ta.
- Trình bày được hiện trạng chất lượng cuộc sống ở Việt Nam.
- Hiểu môi trường sống cũng là một trong những tiêu chuẩn của chất lượng cuộc sống. Chất lượng cuộc sống của người dân ViệtNam còn chưa cao, một phần do môi trường sống còn có nhiều hạn chế.
- Biết môi trường sống nhiều nơi đang bị ô nhiễm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
2. Kĩ năng:
- Phân tích biểu đồ, bảng số liệu về cơ cấu sử dụng lao động.
- Phân tích mối quan hệ giữa môi trường sống và chất lượng cuộc sống
3.Thái độ:
Tuần 2 Ngày soạn: 01/08/2015 Tiết 4 Ngày dạy: 04/09/2015 Bài 4: LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM. CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt được: 1. Kiến thức: - Hiểu và trình bày được đặc điểm về nguồn lao động và việc sử dụng lao động ở nước ta. - Biết được sức ép dân số đối với việc giải quyết việc làm ở nước ta. - Trình bày được hiện trạng chất lượng cuộc sống ở Việt Nam. - Hiểu môi trường sống cũng là một trong những tiêu chuẩn của chất lượng cuộc sống. Chất lượng cuộc sống của người dân ViệtNam còn chưa cao, một phần do môi trường sống còn có nhiều hạn chế. - Biết môi trường sống nhiều nơi đang bị ô nhiễm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. 2. Kĩ năng: - Phân tích biểu đồ, bảng số liệu về cơ cấu sử dụng lao động. - Phân tích mối quan hệ giữa môi trường sống và chất lượng cuộc sống 3.Thái độ: - Hiểu được sức ép đối với việc giải quyết việc làm và những ảnh hưởng của nó đối với chất lượng cuộc sống, ý thức được mục đích học tập, có thái độ, động cơ học tập đúng đắn. - Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường nơi đang sống và các nơi công cộng khác, tham gia tích cực các hoạt động bảo vệ môi trường ở địa phương. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp. - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ; sử dụng số liệu thống kê. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Các biểu đồ cơ cấu lao động. - Các bảng thống kê về sử dụng lao động. 2. Chuẩn bị của học sinh: Sgk, tài liệu tham khảo. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1. Ổn định: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp học (1 phút). 9A4.................................. 9A5.................................. 9A6.................................... 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút). Câu hỏi 1: Trình bày, giải thích sự phân bố dân cư của nước ta? Câu hỏi 2: Nêu những điểm khác nhau giữa loại hình quần cư nông thôn và loại hình quần cư thành thị? 3. Tiến trình bài học: Nước ta có lực lượng lao động dồi dào. Trong thời gian qua, nước ta đã có nhiều cố gắng giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Đây là những đặc điểm cơ bản chúng ta cần làm rõ trong bài học này. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Trình bày được đặc điểm về nguồn lao động và việc sử dụng lao động (cá nhân) 15 phút. *Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; giải quyết vấn đề; sử dụng bản đồ; ... *Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; *Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; ... * Bước 1: - Nhận xét về nguồn lao động nước ta? Nêu những đặc điểm của nguồn lao động nước ta? (Gọi HS yếu dựa vào nội dung SGK trả lời) - HS trả lời. Gv chuẩn xác kiến thức. (Hiện nay nước ta có khoảng 49,5 triệu lao động, mỗi năm tăng thêm 1 triệu lao động) * Bước 2: - Quan sát biểu đồ hình 4.1 sgk em có nhận xét gì về cơ cấu lực lượng lao động giữa thành thị và nông thôn? Giải thích? (Dành cho học sinh giỏi). - Chất lượng lao động ở nước ta hiện nay như thế nào? Để nâng cao chất lượng lao động cần có những giải pháp gì ? - HS trả lời. GV chuẩn xác kiến thức: Có kế hoạch giáo dục đào tạo hợp lí, đầu tư mở rộng đào tạo, dạy nghề *Bước 3: - Hiện nay vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta có những thay đổi gì đáng kể? (Gọi HS yếu dựa vào nội dung SGK trả lời) *Bước 4: - Quan sát biểu đồ H.4.2(sgk) nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành ở nước ta ? - Sự thay đổi này có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta? - HS trả lời, gv chuẩn xác kiến thức. Hoạt động 2: Biết được sức ép của dân số đối với việc giải quyết việc làm (cá nhân+nhóm) 7 phút. *Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; giải quyết vấn đề; ... *Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; *Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; nhóm; ... *Bước 1: - Vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động ở nước ta hiện nay đang gặp phải những khó khăn gì? Nguyên nhân? - Cho biết tình hình việc làm ở khu vực nông thôn? Thành thị? Nguyên nhân? - HS dựa vào sgk và thực tế trả lời.GV chuẩn xác kiến thức *Bước 2: - Để giải quyết vấn đề việc làm, theo em cần có những giải pháp nào? (nhóm) - Liên hệ thực tế địa phương em? - Gv chuẩn xác kiến thức. Hoạt động 3:Trình bày được hiện trạng chất lượng cuộc sống ở nước ta (cặp) 15 phút. *Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; giải quyết vấn đề;... *Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; *Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; nhóm; ... *Bước 1: GV gọi học sinh đọc mục III. *Bước 2: Học sinh làm việc theo cặp đôi - Em nhận xét gì về chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam trong những năm qua? (Nhà cửa chật chội, ô nhiễm môi trường ). - Hiện nay ở địa phương em chất lượng cuộc sống có gì thay đổi so với trước đây? Vì sao? - Chất lượng cuộc sống có thay đổi ở khắp mọi miền đất nước không? Lấy ví dụ. *Bước 3: Gv chuẩn xác kiến thức. I. Nguồn lao động và sử dụng lao động. 1. Nguồn lao động. - Nguồn lao động nước ta dồi dào, tăng nhanh. - Lao động có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật. Chất lượng nguồn lao động đang được nâng cao. - Người lao động nước ta còn hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn gây khó khăn trong việc sử dụng lao động. 2. Sử dụng lao động - Cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế đang thay đổi theo hướng tích cực. II. Vấn đề việc làm. - Nguồn lao động dồi dào trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển đã tạo ra sức ép rất lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm. - Khu vực nông thôn: Thiếu việc làm còn khá phổ biến 22,3 %. - Nguyên nhân: + Do đặc điểm mùa vụ của sản xuất nông nghiệp. + Do sự phát triển ngành nghề ở nông thôn còn hạn chế. - Khu vực thành thị: Tỉ lệ thất nghiệp tương đối cao, khoảng 6%. III. Chất lượng cuộc sống. - Chất lượng cuộc sống của nhân dân ta còn thấp, chênh lệch giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn. - Chất lượng cuộc sống đang được cải thiện: thu nhập, giáo dục, y tế, nhà ở, phúc lợi xã hội, tuổi thọ tăng, IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: 2 phút. 1. Tổng kết: Gv hệ thống lại nội dung bài học, hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi và bài tập SGK. 2. Hướng dẫn học tập: - Học bài cũ, trả lời các câu hỏi và làm bài tập trong SGK . - Chuẩn bị bài mới: Vẽ trước hình 5.1 vào vở, nghiên cứu nội dung câu hỏi trong SGK . V. PHỤ LỤC: VI. RÚT KINH NGHIỆM: ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: