Giáo án Giáo dục công dân 11 - Bài 10: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Học xong bài này, học sinh cần đạt được các yêu cầu sau:

1. Về kiến thức:

- Biết được bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.

- Hiểu được nội dung cơ bản của nền dân chủ trong lĩnh vực kinh tế. chính trị, văn hóa – xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

2. Về kỹ năng:

- Thực hiện quyền làm chủ trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội phù hợp với lứa tuổi.

3. Về thái độ:

- Tích cực ủng hộ các hoạt động thể hiên tính dân chủ phù hợp với lứa tuổi; phê phán các hành vi, luận điệu xuyên tạc, chống lại nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.

II. NỘI DUNG

Nội dung của bài gồm :

Nội dung cơ bản của bài:

- Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.

- Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

- Những hình thức cơ bản của dân chủ.

 

doc 10 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 5842Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 11 - Bài 10: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA: GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
------------
GIÁO ÁN
GIÁO DỤC CÔNG DÂN 11
BÀI 10: NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
NĂM HỌC: 2017-2018
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 11
Sinh viên soạn bài: NGUYỄN THỊ ANH THƯ
Lớp : GDCT 3A – K.41
Năm học : 2017 - 2018
----------------
Bài 15: NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA (2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Học xong bài này, học sinh cần đạt được các yêu cầu sau:
1. Về kiến thức:
- Biết được bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
- Hiểu được nội dung cơ bản của nền dân chủ trong lĩnh vực kinh tế. chính trị, văn hóa – xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
2. Về kỹ năng:
- Thực hiện quyền làm chủ trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội phù hợp với lứa tuổi.
3. Về thái độ:
- Tích cực ủng hộ các hoạt động thể hiên tính dân chủ phù hợp với lứa tuổi; phê phán các hành vi, luận điệu xuyên tạc, chống lại nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
II. NỘI DUNG
Nội dung của bài gồm :
Nội dung cơ bản của bài:
- Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
- Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
- Những hình thức cơ bản của dân chủ.
Nội dung khó của bài:
Quan điểm về dân chủ.
III. PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp thảo luận nhóm
-Phương pháp thuyết trình
IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Sách giáo khoa giáo dục công dân 11, sách giáo viên giáo dục công dân 11,
- Tranh, ảnh, có thể sử dụng máy chiếu, bảng,
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ : (5 phút)
2. Giới thiệu bài mới : (1 phút)
3. Dạy bài mới : (35 phút)
Bài 15: NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
(TIẾT 1)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: (15 phút) Hoạt động theo nhóm, thảo luận các vấn đề sau:
Dân chủ XHCN mang bản chất giai cấp nào? Nêu ví dụ minh hoạ?
Cơ sở kinh tế và cơ sở xã hội của nền dân chủ XHCN là gì? Nêu ví dụ minh họa.
 Vì sao nền dân chủ XHCN tất yếu phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo? Nêu Ví dụ minh hoạ?
 Dân chủ XHCN là dân chủ cho ai? Có phải cho mọi giai cấp không? Vì sao? Nêu ví dụ minh hoạ?
 Tại sao nền dân chủ XHCN tất yếu đòi hỏi phải gắn liền với pháp luật, kỉ luật, kỉ cương? Nêu ví dụ minh hoạ?
HS: Mỗi nhóm cử đại diện trả lời câu hỏi
GV: Tổng kết.
Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
Dân chủ là quyền lực của nhân dân, thuộc về nhân dân.
Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa bắt nguồn từ chính bản chất của chủ nghĩa xã hội, được thể hiện trên 5 phương diện sau :
+ Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mang bản chất giai cấp công nhân. 
+ Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có cơ sở kinh tế là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. 
+ Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa lấy hệ tư tưởng Mác-Lê-nin làm nền tảng tinh thần của xã hội. 
+Dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ của nhân dân lao động. 
+Dân chủ xã hội chủ nghĩa gắn liền với pháp luật, kỉ luật,kỉ cương.
Hoạt động 2: (20 phút) Thuyết trình và thảo luận nhóm.
- Giáo viên giảng bài Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực kinh tế và nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực chính trị
- Chia lớp ra thành hai nhóm lớn 
+ Nhóm 1: Lần lượt từng bạn lên bảng ghi ví dụ về dân chủ trong lĩnh vực kinh tế.
+ Nhóm 2: Lần lược từng bạn lên bảng ghi ví dụ về lĩnh vực chính trị.
Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực kinh tế
Dân chủ trong lĩnh vực kinh tế là thực hiện quyền làm chủ của công dân đối với tư liệu sản xuất, trên cơ sở đó làm chủ quá trình quản lí sản xuất và phân phối sản phẩm.
Biểu hiện: Thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần kinh tế. Mọi công dân cũng như các thành phần kinh tế đều bình đẳng và tự do kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật.
Làm chủ trên lĩnh vực kinh tế là cơ sở củng cố quyền làm chủ của nhân dân trên mọi lĩnh vực, kể cả lĩnh vực chính trị.
Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực chính trị
Dân chủ trong lĩnh vực chính trị là mọi quyền lực thuộc về nhân dân, trước hết là nhân dân lao động.
 Biểu hiện: Dân chủ trong lĩnh vực chính trị được thể hiện trước hết ở các quyền sau đây :
+ Quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội.
 + Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của Nhà nước và địa phương. 
+ Quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.
 + Quyền được thông tin, tự do ngôn luận, tự do báo chí. Quyền giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước. 
+ Quyền được thông tin, tư do ngôn luận, tự do báo chí.
Ngoài ra, dân chủ trong lĩnh vực chính trị còn được biểu hiện ở quyền giám sát các hoạt động nhà nước, quyền khiếu nại, tố cáo,.
4. Luyện tập – Củng cố : (3 phút)
	5. Dặn dò: (1 phút)
Bài 15: NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
(TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Học xong bài này, học sinh cần đạt được các yêu cầu sau:
1. Về kiến thức:
- Biết được bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
- Hiểu được nội dung cơ bản của nền dân chủ trong lĩnh vực kinh tế. chính trị, văn hóa – xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
2. Về kỹ năng:
- Thực hiên quyền làm chủ trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội phù hợp với lứa tuổi.
3. Về thái độ:
- Tích cực ủng hộ các hoạt động thể hiên tính dân chủ phù hợp với lứa tuổi; phê phán các hành vi, luận điệu xuyên tạc, chống lại nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
II. NỘI DUNG
Nội dung của bài gồm :
Nội dung cơ bản của bài:
- Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
- Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
- Những hình thức cơ bản của dân chủ.
Nội dung khó của bài:
Quan điểm về dân chủ.
III. PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp thảo luận nhóm
-Phương pháp thuyết trình
IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Sách giáo khoa giáo dục công dân 11, sách giáo viên giáo dục công dân 11,
- Tranh, ảnh, có thể sử dụng máy chiếu, bảng,
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ : (5 phút)
2. Giới thiệu bài mới : (1 phút)
3. Dạy bài mới : (35 phút)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: (20 phút) Thuyết trình.
HS được chia thành 2 nhóm, đại diện lên thuyết trình và cho một vài ví dụ:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu nội dung và cho ví dụ về dân chủ trong lĩnh vực văn hóa.
+ Nhóm 2: Tìm hiểu nội dung và cho ví dụ dân chủ trong lĩnh vực xã hội.
GV sửa chữa, bổ sung và hoàn thiện. 
Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực văn hóa
Dân chủ trong lĩnh vực văn hóa là thực hiện quyền làm chủ và bình đẳng của công dân trong lĩnh vực văn hoá
Biểu hiện: 
Quyền được tham gia vào đời sống văn hoá. 
Quyền được hưởng các lợi ích từ sáng tạo văn hoá, nghệthuật của chính mình.
Quyền được sáng tác phê bình văn học nghệ thuật.
Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực xã hội
Dân chủ trong lĩnh vực xã hội được thể hiện trước hết ở việc đảm bảo những quyền sau đây của công dân:
+ Quyền lao động;
+ Quyền bình đẳng nam nữ;
+ Quyền được hưởng an toàn xã hội và bảo hiểm xã hội;
+ Quyền được hưởng ứng chế độ bảo vệ sức khỏe;
+ Quyền được đảm bảo về mặt vật chất và tinh thần khi không còn khả năng lao động;
+ Quyền bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi, về cống hiến và hưởng thụ của các thành viên trong xã hội.
Để quyền lực nhà nước hoàn toàn thuộc về nhân dân, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm các việc sau đây:
+ Hoàn thiện nhà nước XHCN, trước hết là hoàn thành hệ thống pháp luật, tăng cường pháp chế XHCN.
+ Hoàn thiện cơ chế đảm bảo cho nhân dân thật sự tham gia vào quá trình quản lí nhà nước.
+ Đào tạo, bồi dưỡng, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước có phẩm chất đạo đức, có chuyên môn nghiệp vụ giỏi,... 
+ Có cơ chế và biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng, lộng quyền, vô trách nhiệm, xâm phạm quyền làm chủ của nhân dân.
+ Ngăn chặn và khắc phục tình trạng dân chủ hình thức, dân chủ cực đoan, đồng thời nghiêm trị những hành động lợi dụng dân chủ để phá hoại, gây rối.
Hoạt động 2: (15 phút)
-GV: Nêu khái niệm về dân chủ trực tiếp cho ví dụ minh họa.
Dựa vào SGK lớp 11 em hãy cho cô biết có những hình thức dân chủ trực tiếp nào?
-HS: Trả lời
-GV: Em hãy cho cô ví dụ về các hình thức dân chủ trực tiếp mà em biết?
- Hs: Trả lời
-GV: Nêu khái niệm về dân chủ gián tiếp cho ví dụ minh họa.
Dựa vào SGK lớp 11 em hãy cho cô biết có những hình thức dân chủ gián tiếp nào?
-HS: Trả lời
-GV: Em hãy cho cô ví dụ về các hình thức dân chủ gián tiếp mà em biết?
- Hs: Trả lời
Những hình thức cơ bản của dân chủ.
Dân chủ trực tiếp
Dân chủ trực tiếp là hình thức dân chủ với những qui chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết, tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng, của Nhà nước. 
Những hình thức phổ biến của dân chủ trực tiếp là:
Trưng cầu ý dân (trong phạm vi toàn quốc)
+Thực hiện sáng kiến pháp luật (nhân dân tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ xung pháp luật)
Làm chủ trực tiếp bằng các hình thức nhân dân tự quản, xây dựng và thực hiện các qui ước, hương ước phù hợp pháp luật.
Dân chủ trực tiếp là hình thức tham gia của mọi công dân một cách bình đẳng. 
Dân chủ gián tiếp (dân chủ đại diện)
Dân chủ gián tiếp là hình thức dân chủ thông qua những qui chế, thiết chế để nhân dân bầu ra những người đại diện thay mặt mình quyết định các công việc chung của cộng đồng, của Nhà nước. 
Dân chủ gián tiếp là hình thức nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình, tham gia quản lí nhà nước và xã hội thông qua hoạt động của những người đại diện, cơ quan đại diện của mình ở các cấp chính quyền cũng như ở MTTQ và các đoàn thể nhân dân.
Luyện tập – Củng cố : (3 phút)
Câu 1: Dân chủ là gì?
Quyền lực thuộc về nhân dân, là quyền làm chủ của nhân dân.
Quyền lực cho giai cấp chiếm số đông trong xã hội.
Quyền lực cho giai cấp thống trị.
Quyền lực cho giai cấp áp đảo trong xã hội.
Câu 2: “Quyền tham gia quản lý nhà nước xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của nhà nước và địa phương” thể hiện quyền dân chủ trong lĩnh vực nào?
Dân chủ trong lĩnh vực kinh tế.
Dân chủ trong lĩnh vực xã hội.
Dân chủ trong linh vực chính trị.
Dân chủ trong lĩnh vực văn hóa.
Câu 3: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được thực hiện trên các lĩnh vực nào?
Kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.
Kinh tế, chính trị, văn hóa.
Kinh tế, chính trị, văn hóa, tinh thần.
Chính trị, văn hóa, xã hội.
Câu 4: Tất cả công dân trực tiếp tham gia bầu trưởng thôn, trưởng ấp, tổ trưởng dân phố, là biểu hiện của hình thức dân chủ nào?
Dân chủ bầu cử
Dân chủ trực tiếp
Dân chủ gián tiếp
Dân chủ cộng đồng
Câu 5:  Anh A tố cáo người có hành vi trộm cắp tài sản Nhà nước là thực hiện hình thức dân chủ nào dưới đây?
Trực tiếp
Gián tiếp
Hợp pháp      
Thống nhất
Dặn dò: (1 phút)

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 10 Nen dan chu xa hoi chu nghia_12293931.doc