Giáo án Giáo dục công dân 12 - Bài 5: Cung - Cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa

BÀI 5. CUNG - CẦU TRONG SẢN XUẤT VÀ

LƯU THÔNG HÀNG HÓA ( t1 )

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Kiến thức:

 - Giúp học sinh hiểu được khái niệm cung - cầu; dịch vụ và những yếu tố ảnh hưởng đến chúng.

 - Hiểu được nội dung quan hệ cung - cầu; dịch vụ trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa.

2. Kỹ năng:

 Biết cách quan sát tình hình cung - cầu trên thị trường, vận dụng vào việc phân tích các hoạt động thực tiễn.

3.Về thái độ:

 Nâng cao lòng tin vào sự vận dụng của đảng và nhà nước trong việc hình thành và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội che nghĩa.

II. PƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN:

 Phân tích tổng hợp, thảo luận, nêu vấn đề.

III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

 Sách giáo khoa, sách hướng dẫn và các loại tài liệu, tư liệu liên quan.

 

docx 6 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 904Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 12 - Bài 5: Cung - Cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:10 Ngày soạn:
Tiết: 10 Ngày dạy:
BÀI 5. CUNG - CẦU TRONG SẢN XUẤT VÀ 
LƯU THÔNG HÀNG HÓA ( t1 )
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức: 
 - Giúp học sinh hiểu được khái niệm cung - cầu; dịch vụ và những yếu tố ảnh hưởng đến chúng.
 - Hiểu được nội dung quan hệ cung - cầu; dịch vụ trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa.
2. Kỹ năng: 
 Biết cách quan sát tình hình cung - cầu trên thị trường, vận dụng vào việc phân tích các hoạt động thực tiễn.
3.Về thái độ: 
 Nâng cao lòng tin vào sự vận dụng của đảng và nhà nước trong việc hình thành và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội che nghĩa.
II. PƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN: 
 Phân tích tổng hợp, thảo luận, nêu vấn đề.
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 
 Sách giáo khoa, sách hướng dẫn và các loại tài liệu, tư liệu liên quan.
IV. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức lớp:
1. Kiểm tra bài cũ: 
 - Cạnh tranh là gì? Hãy nêu mục đích của cạnh tranh?
 - Tính 2 mặt của cạnh tranh được thể hiện như thế nào ?
2. Giảng bài mới:
Gv giới thiệu tình hình giá cả trái cây, thịt heo ở địa phương hiện nay.
Nguyên nhân của các hiện tượng trên ?
Hoạt động giáo viên
Nội dung bài học
Hoạt động 1. Nêu vấn đề, vấn đáp
Bằng những quan sát thực tế ở địa phương, chúng ta thấy trên thị trường xuất hiện người mua – người bán thường xuyên có mối quan hệ với nhau. Vậy, theo các em quan hệ ấy là gì?
HS: Trả lời – Cung cầu
GV: Vậy cầu là gì? Nêu ví dụ?
HS: Trả lời.
GV: Hãy nêu VD về cầu
HS: Trung thu người tiêu dùng càn bánh Pía, bánh trung thu.
Gv kết luận và hỏi thêm.
Vậy những yếu tố nào ảnh hưởng đến cầu?
HS: Thu nhập, giá cả, thị hiếu, tâm lý
Trong đó thu nhập và giá cả là hai yếu tố chủ yếu
GV nêu VD: người thu nhậm thấp thông thường chỉ có nhu cầu mua những loại bánh Pía không quá đắt, chỉ lựa chọn ở mức trung bình phù hợp với khả năng.
Giáo viên giải thích thêm: Cầu là nhu cầu nhưng phải có khả năng thanh toán.
GV: Em hãy cho VD về “cầu” của gia đình ở những thời điểm nhất định.
HS: Tết có nhu cầu về hoa, thịt.
GV: Vậy để đáp ứng nhu cầu của người mua thì nhà sản xuất, kinh doanh cần phải làm gì?
Yêu cầu trả lời:
HS: Cung ứng hàng hóa ra thị trường.
GV kết luận khái niệm cung
GV: Hãy cho VD về cung.
HS: Lượng hàng hóa vào dịp tết, dịch vụ du lịch vào các dịp lễ
Gv:Vậy những yếu tố nào làm ảnh hưởng đến cung?
HS Trả lời: Cầu, 
Sản xuất, số lượng, chất lượng, các nguồn lực và năng suất lao động.
Hoạt động 2. Thuyết trình, vấn đáp 
Tìm hiểu nội dung cung - cầu:
GV giới thiệu: Cung gắn liền với người sản xuất, cầu gắn liền với người tiêu dùng được biểu hiện thành mối quan hệ cung - cầu. Vậy mối quan hệ đó là gì? Biểu hiện như thế nào?
Gv chia lớp thành 3 nhóm thảo luận.
GV: Cung - cầu tác động lẫn nhau? Lấy ví dụ?
HS trả lời
GV: Hãy nêu VD
HS: Áo mưa vào mùa mưa, bánh kẹo dịp tết
GV: Khi là người sản xuất nếu em thấy tình hình cung> cầu em sẽ làm gì?
GV kết luận nội dung
GV trình bày khi cung cầu mất cân đối đều ảnh hưởng đến giá cả thị trường
GV: Cung - cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường như thê nào ? Lấy ví dụ?
HS: Trả lời 
Cung > cầu: thịt heo mất giá
Cung <cầu: Bưởi hồ lô giá cao vào dịp tết
GV: kết luận nội dung hoặc có thể bổ sung thêm ví dụ.
1.Khái niệm cung – cầu:
a.Khái niệm cầu: 
 Cầu là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kỳ nhất định, tương ứng với mức giá cả và mức thu nhập xác định.
b. Khái niệm về cung:
Cung là khối lượng hàng hóa, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường trong một thờ kỳ nhất định, tương ứng với giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất.
2. Mối quan hệ cung cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa:
a. Nội dung của quan hệ cung cầu
 - Đây là mối quan hệ giữa người bán và người mua (sản xuất và tiêu dùng) diển ra trên thị trường để xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ.
- Cung cầu tác động lẫn nhau
Khi cầu tăng → sản xuất mở rộng → cung tăng.
Khi cầu giảm → sản xuất thu hẹp → cung giảm.
- Cung – cầu ảnh hưởng đến giá cả
Cung = cầu → giá cả = giá trị.
Cung > cầu → giá cả < giá trị.
Cung giá trị.
4. Củng cố 
 Cung, cầu là gì ? nội dung của quan hệ cung cầu ?
5. Dặn dò: 
Các em về nhà học bài, xem trước phần còn lại
6. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Tuần:11 Ngày soạn:
Tiết: 11 Ngày dạy:
BÀI 5. CUNG - CẦU TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG HÓA ( t2 )
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức: 
 - Hiểu được nội dung quan hệ cung - cầu; dịch vụ trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa.
2. Kỹ năng: 
 Biết cách quan sát tình hình cung - cầu trên thị trường, vận dụng vào việc phân tích các hoạt động thực tiễn.
3.Về thái độ: 
 Nâng cao lòng tin vào sự vận dụng của Đảng và Nhà nước trong việc hình thành và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
II. PƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN: 
 Phân tích tổng hợp, thảo luận, nêu vấn đề.
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 
 Sách giáo khoa, sách hướng dẫn và các loại tài liệu, tư liệu liên quan.
IV. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức lớp:
1. Kiểm tra bài cũ: 
Cung, cầu là gì ? nội dung của quan hệ cung cầu ?
2. Giảng bài mới: 
Hoạt động giáo viên
Nội dung bài học
Hoạt động 1. Vấn đáp
GV: Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung - cầu ? Lấy ví dụ ?
Học sinh trình bày kết quả
HS: bổ sung thêm
Gv nhận xét, kết luận.
VD: Bưởi khắc chữ ngày tết
 Giá thịt heo hơi ở địa phương
Kết quả
GV yêu cầu HS nêu VD
HS: Khi cá giảm giá, người tiêu dùng có xu hướng mua nhiều..
Khi rau bị ngập nước, năng suất giảm, giá cả tang thì người tiêu dùng mua ít hơn.
GV: Quan hệ cung cầu có những vai trò gì ?
HS trả lời:
Lý giải các hiện tượng kinh tế
Với người sản xuất kinh doanh
Với người tiêu dùng
GV nêu thêm VD:
Hoạt động 2. Đàm thoại
 GV: Sử dụng phương pháp đàm thoại yêu cầu học sinh suy nghĩ về cách vận dụng của Nhà nước; người sản xuất; kinh doanh và người tiêu dùng.
Gv: Nhà nước là một chủ thể knh tế độc lập, vừa quản lý vĩ mô nền kinh tế. Vậy Nhà nước sẽ làm gì khi cung cầu mất cân đối do nguyên nhân Khách quan và khi chủ quan 
HS trả lời do 2 nguyên nhân:
- Khách quan
- Chủ quan 
VD: Giá xăng - dầu tăng nhà nước thực hiện chính sách bình ổn giá, cấm đầu cơ tích trữ.
Hs trả lời từng trường hợp
VD: cây xăng đo thiếu, hiện tượng đầu cơ.
Hàng hóa thiếu do thiên tai, do nền kinh tế...
GV nhấn mạnh những hành vi vi phạm pháp luật trong kinh doanh đều bị xử lý nghiêm minh.
GV: Đối với người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng như thế nào?
HS: Trả lời.
GV nêu VD: Tập đoàn điện tử Asanzo, những hộ chăn nuôi heo, thủy hải sản
GV: Đối với người tiêu dùng?
HS: Trả lời.
GV kết luận
VD: Khi thịt heo có xu hướng giảm giá, ta có thể lựa chọ cho gia đình, không mua những thực phẩm đang có giá cao
HS có thể nêu VD khác cho hiểu hơn.
1.Khái niệm cung – cầu:
2. Mối quan hệ cung cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa:
a. Nội dung của quan hệ cung cầu
- Cung cầu tác động lẫn nhau
- Cung – cầu ảnh hưởng đến giá cả
- Giá cả ảnh hưởng đến cung - cầu trên thị trường
Về phía cung:
Giá cả tăng → sản xuất mở rộng → cung tăng và cầu giảm (đặc biệt khi mức thu nhập không tăng).
Giá cả giảm → thu hẹp sản xuất → cung giảm.
Về phía cầu:
Khi giá cả giảm, cầu tăng và ngược lại
b. Vai trò quan hệ cung cầu
- Là cơ sở nhận thức vì sao giá cả trên thị trường và giá trị không ăn khớp với nhau
- Buộc người sản xuất, kinh doanh phải nắm vững các trường hợp vận động cung- cầu để ra quyết định phù hợp.
- Là cơ sở để người tiêu dung lựa chọn việc mua hàng hóa cho phù hợp.
3. Vận dụng quan hệ cung cầu:
- Nhà nước:
Nhà nước thông qua pháp luật, chính sáchđể điều tiết cung - cầu trên thị trường nhằm lập lại cân đố cung - cầu, ổn định giá cả và đời sống của nhân dân.
- Người sản xuất, kinh doanh:
Nắm vững quan hệ cung - cầu để điều tiết quá trình sản xuất kinh doanh hàng hóa
- Người tiêu dùng:
Đưa ra quyết định mua hay không mua hàng hóa.
4. Củng cố kiến thức:
- Vai trò quan hệ cung cầu ?
- Vận dụng như thế nào khi em là người tiêu dùng ?
- Hướng dẫn học sinh làm BT sach giáo khoa
5. Dặn dò: 
Yêu cầu các em về nhà học bài, làm bài và chuẩn bị bài 6
6. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai 5 Cung cau trong san xuat va luu thong hang hoa Thuc te de hieu_12175849.docx