Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Bài 1 đến bài 11

Bài 1 TỰ CHĂM SÓC, RÈN LUYỆN THÂN THỂ

I /Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

- Giúp HS hiểu được thân thể ,sức khoẻ là tài sản đáng quý nhất của mỗi người,cần phải tự chăm sóc,rèn luyện để phát triển tốt.

- ý nghĩa của việc tự chăm sóc,rèn luyện thân thể

-Nêu được cách tự chăm sóc,rèn luyện thân thể của bản thân

2.Thái độ :

- Có ý thức thường xuyên rèn luyện thân thể, giữ vệ sinh và chăm sóc sức khỏe bản thân

3. Kỹ năng :

-Biết tự chăm sóc,rèn luyện thân thể, biết tự đề ra kế hoạch tập thể dục,hoạt động thể thao.

- Biết nhận xét đánh giá hành vi tự chăm sóc rèn luyện thân thể của bản thân và của người khác.

-Biết đưa ra cách xử lí phù hợp trong các tình huống để tự chăm sóc rèn luyện thân thể

 

doc 44 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 1132Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Bài 1 đến bài 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Nói trống không, ngắt lời người khác.Vô lễ, hổn láo, thiếu văn hóa.. 
c) Ý nghĩa:
- mỗi người: Giúp cho quan hệ giữa con người với con người tốt đẹp hơn.
-Xã hội: Góp phần làm cho xã hội văn minh tiến bộ.
HOẠT ĐỘNG 3 : HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP
GV: Cho HS làm bài tập:
1.Bài tập c : 
2.Nêu những câu ca dao, TN, DN nói về lễ độ.
3.Đánh dấu (x) vào cột em cho là đúng
Hành vi thái độ
Lễ độ
Không
- Biết chào hỏi, thưa gửi, xin lỗi, cảm ơn
- Kính thầy yêu bạn
- Chỉ tôn trọng người lớn.
- vui vẻ, hoà thuận
- Nói trống không, xấc xược.
- Lịch sự, có văn hoá.
- Nói leo trong giờ học
Không nói tục, chửi bậy.
3.BÀI TẬP
1.Bài tập c : Tiên học lễ hậu học văn.
+ Muốn trở thành người công dân tốt điều trước hết là phải học đạo dức, lễ phép sau đó mới học đến văn hoá, kiến thức như Bác Hồ đã nói : “Có tài mà không có đức là người vô dụng”.
2.- Đi hỏi về chào
-Học ăn, học nói, học gói, học mở
-Lời nói chẳng mất tiền mua 
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
- Kính lão đắc thọ.
- Lời chào cao hơn mâm cổ
4/ Củng cố,dặn dò: 
	- Yêu cầu Hs khái quát nội dung toàn bài .
	- Học bài, làm các bài tập còn lại ở sgk
	- Học kỹ bài cũ 
- Xem trước bài 5.
+ Đọc nội dung bài
+ xem bài tập
+ sưu tầm ca dao tục ngữ,truyện đọc
Rút kinh nghiệm
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ký duyệt tuần 4
Ngày...................
Tuần 5 - Tiết 5
Ngày soạn:01/09/2014
BÀI 5: TÔN TRỌNG KỈ LUẬT
	I/ Mục tiêu bài học:
	1/ Kiến thức: Giúp HS hiểu thế nào là tôn trọng kỉ luật, ý nghĩa và sự cần thiết phải tôn trọng kỉ luật.
	2/ Kĩ năng: HS biết tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về ý thức, thái độ tôn trọng kỉ luật.Có khả năng chống lại các biểu hiện vi phạm pháp luật.
	3/ Thái độ: HS biết rèn luyện kỉ luật và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
4.Tích hợp
- Các kỹ năng sống cơ bản: KN tư duy phê phán,đánh giá,phân tích ,so sánh
- Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về tôn trọng kỷ luật
II/ Chuẩn bị 
	1/ Giáo viên: SGK, SGV, SBT GDCD 6. Tình huống, tấm gương thực hiện tốt kỉ luật...
	2/ Học sinh: Xem trước nội dung bài học.
III/ Tiến trình lên lớp:
	1/Ổn định tổ chức
 	2/ Kiểm tra bài cũ: 
Em hãy nêu 1 câu thành ngữ,tục ngữ về đức tính lễ độ và giải thích ý nghĩa của câu đó.
ĐÁP:
 HS nêu tục ngữ,ca dao thành ngữ...Giải thích đúng nghĩa 
3/ Bài mới. 
	a) Đặt vấn đề : Theo em chuyện gì sẽ xãy ra nếu:
	- Trong nhà trường không có tiếng trống quy định giờ vào học, giờ chơi....
	- Trong cuộc họp không có người chủ toạ.
	- Ra đường mọi người không tuân theo quy tắc giao thông...
	b) Triển khai bài
HOẠT ĐỘNG 1 TÌM HIỂU TRUYỆN ĐỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
GV: Cho HS đọc truyện trong SGK “ Giữ luật lệ chung”
Hướng dẫn học sinh cách đọc 
GV: Nêu câu hỏi:
? Bác Hồ đã tôn trọng những quy định chung như thế nào?
- Bỏ dép trước khi bước vào chùa
- Bác đi theo sự hướng dẫn của các vị sư.
- Bác đến mỗi gian thờ thấp hương.
- Bác chấp hành tín hiệu đèn GT
- Bác nói: “ Phải gương mẫu, chấp hành luật lệ GT”
GV :Dù ở cương vị chủ tịch nước nhưng Bác Hồ luôn tôn trọng nội quy quy định chung 
Yêu cầu HS rút ra bài học 
- Bài học:phải tuân thủ nội quy chung ở mọi lúc mọi nơi. 
1. Truyện đọc:
”Giữ luật lệ chung”
HĐ 2 HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI HỌC
GV: Hướng dẫn học sinh liên hệ thực tế.
HS: Tự nói về mình đã tôn trọng kỷ luật như thế nào ở trong gia đình, nhà trường, xã hội ?
- ở gia đình : Ngủ dậy đúng giờ.
+ Đồ đạc để ngăn nắp, đúng nơi quy định.
+ Đi học và về nhà đúng giờ.
+ Hoàn thành công việc gia đình giao cho 
- ở nhà trường :
+ Vào lớp đúng giờ, trật tự nghe giảng bài, làm đủ bài tập, mặc đồng phục.
+ Đi giày dép có quai hậu.
+ Không vứt rác, vẽ bậy lên bàn...
- Ngoài xã hội : Thực hiện nếp sống văn minh, không hút thuốc lá, giữ gìn TT chung, đoàn kết, Bảo vệ môi trường- AT GT- Bảo vệ của công.
GV: Qua các việc làm cụ thể của các bạn đã thực hiện tôn trọng kỷ luật , các em có nhận xét gì?
- Việc tôn trọng kỷ luật là tự mình thực hiện quy định chung
? Phạm vi thực hiện thế nào?
Thực hiện mọi lúc, mọi nơi
? Theo em kỷ luật là gì?.
? Thế nào là tôn trọng kỉ luật?
? Em hãy lấy ví dụ về hành vi không tự giác thực hiện kỷ luật.
- Tham gia sinh hoạt Đội một cách bắt buộc.
- Thấy tín hiệu đèn đỏ dừng lại vì sợ moi người chê trách.
GV:Tôn trọng kỷ luật là cơ sở để hướng tới tôn trọng pháp luật
Gv: Trái với tôn trọng kỉ luật là gì? Cho ví dụ
- Vô kỷ luật:nói chuyện ,làm việc riêng trong giờ học,trốn tiết....
Gv: Nêu lợi ích của việc tôn trọng kỉ luật?.
- Giúp cho gia đình, nhà trường xã hội có kỉ cương, nề nếp, đem lại lợi ích cho mọi người và giúp XH tiến bộ.
 Gv: Kỉ luật có làm cho con người bị gò bó, mất tự do không? Vì sao?.
- Các hoạt động của tập thể, cộng đồng được thực hiện nghiêm túc, thống nhất và có hiệu quả.
- Thực hiện tốt nội quy trường, lớp, thực hiện tốt luật ATGT
Gv: Hãy kể những việc làm thiếu tôn trọng kỉ luật và hậu quả của nó?.
 Phân tích mở rộng nội dung khái niệm.
 Gv: Phân tích những điểm khác nhau giữa Đạo đức, kỉ luật và pháp luật. Mối quan hệ, sự cần thiết của Đạo đức, kỉ luật và pháp luật
- Những quy đinh, nội quy của kỷ luật là do nhà trường, cơ quan và các tổ chức xã hội đề ra, còn pháp luật là quy định chung do nhà nước đề ra. 
- GV:Trong cuộc sống, cá nhân và tập thể có mối quan hệ gắn bó với nhau. Đó là sự bảo đảm công việc, quyền lợi chung và riêng với nhau. Xã hội càng phát triển càng đòi hỏi con người phải có ý thức kỷ luật cao.
2. Nội dung bài học
a) Khái niệm :
 - Tôn trọng kỉ luật là biết tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể, của các tổ chức xã hội ở mọi nơi, mọi lúc;chấp hành mọi sự phân công của tập thể,cơ quan ,doanh nghiệp...
b. Ý nghĩa:
- Gia đình, nhà trường, xã hội sẽ có nề nếp, kỷ cương
- Gia đình, nhà trường, xã hội ...ổn định và phát triển
- Tính kỷ luật mang lại quyền lợi cho con người.
- Tính kỷ luật giúp chúng ta vui vẻ, thanh thản và yên tâm học tập, lao động và vui chơi, giải trí
HĐ 3: HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP
Gv: Hướng dẫn HS làm các bài tập ở SGK.
Bài tập b:
BT: Trong những câu thành ngữ sau, câu nào nói về tôn trọng kỉ luật:
1. đất có lề, quê có thói.
2. Nước có vua, chùa có bụt.
3. Ăn có chừng, chơi có độ.
4. Ao có bờ, sông có bến.
5. Dột từ nóc dột xuống.
6. Nhập gia tuỳ tục.
7. Phép vua thua lệ làng.
8. Bề trên ăn ở chẳng kỉ cương
Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa. 
3. Luyện tập.
Bài tập b
 Không . Vì tôn trọng kỷ luật là chấp hành những qui định chung trong mọi tình huống đó chính là bước đầu sống tuân theo pháp luật mà pháp luật là do nhà nước đặt ra để quản lý xã hội tất cả mọi người phải tuân theo nhằm làm cho xã hội có trật tự, kỷ cương.
BT:Hành vi thể hiện tính kỷ luật: 2,6,7
4/ Củng cố,dặn dò: 
- Yêu cầu Hs khái quát nội dung toàn bài .
- Học bài, làm các bài tập còn lại ở sgk
- Học kỹ bài cũ 
- Xem trước bài 6.
+ Đọc nội dung bài
+ xem bài tập
+ sưu tầm ca dao tục ngữ,truyện đọc
Rút kinh nghiệm
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Ký duyệt tuần 5
Ngày...................
TUẦN 6-TIẾT 6
Ngày soạn:07/09/2014	
BÀI 6: BIẾT ƠN
	I/ Mục tiêu bài học:
	1. Kiến thức:
 - Giúp HS hiểu thế nào là biết ơn, cần biết ơn những ai, cách thể hiện lòng biết ơn và ý nghĩa của nó.
	2. Kĩ năng: 
- HS biết tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về lòng biết ơn.
	Có ý thức tự nguyện làm những việc thể hiện sự biết ơn đối với cha mẹ, thầy giáo, cô giáo, những người đã giúp đỡ mình....
	3. Thái độ: 
- HS trân trọng ghi nhớ công ơn của người khác đối với mình. Có thái độ không đồng tình, phê phán những hành vi vô ơn, bội nghĩa...
	4.Tích hợp
- Các kỹ năng sống cơ bản: KN tư duy phê phán,đánh giá,phân tích , thu thập,xử lí thông tin
- Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về lòng biết ơn
	II. Chuẩn bị 
1. Giáo viên: SGK, SGV, SBT GDCD 6. Tranh ảnh, máy chiếu...
2. Học sinh: Bài hát, cd,tn,dn theo chủ đề bài học.
	III Tiến trình lên lớp:
	1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút).
? Thế nào là tôn trọng kỉ luật? Tôn trọng kỉ luật mang lại những lợi ích gì?.
Đáp: - Tôn trọng kỉ luật là biết tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể, của các tổ chức xã hội ở mọi nơi, mọi lúc;chấp hành mọi sự phân công của tập thể,cơ quan ,doanh nghiệp...
	2. Bài mới.
	a. Đặt vấn đề: 
	Các em hãy cho biết chủ đề của những ngày kỉ niệm sau ( gv chuẩn bị máy chiếu): Ngày 10-3 ( al); ngày 8-3; ngày 27-7; ngày 20-10; ngày 20-11...
Gv. Những ngày trên nhắc nhở chúng ta nhớ đến: Vua Hùng có công dựng nước; Nhớ công lao những người đã hy sinh cho độc lập dân tộc; nhớ công lao thầy cô và công lao của bà, của mẹ.
	Đúng vậy, truyền thống của dân tộc ta là sống có tình, có nghĩa, thuỷ chung, trước sau như một. trong các mối quan hệ, sự biết ơn là một trong những nét đẹp của truyền thống ấy.
	b Triển khai bài: 
HĐ 1 HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU TRUYỆN ĐỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
GV: Gọi HS đọc truyện sgk.
GV: Thầy giáo Phan đã giúp chị Hồng những việc gì?
- Rèn viết tay phải.
- Thầy khuyên" Nét chữ là nết người".
Gv: Chị Hồng đã có những việc làm và ý nghĩ gì đối với thầy?
- Ân hận vì làm trái lời thầy.
- Quyết tâm rèn viết tay phải.
- Luôn nhớ lời dạy của thầy.
- Sau 20 năm chị tìm được thầy và viết thư thăm hỏi và mong có dịp được đến thăm thầy. 
Gv: Ý nghĩ và việc làm của chị Hồng nói lên đức tính gì? 
- Chị Hồng biết ơn sự chăm sóc dạy dỗ của thầy.Vì nhờ thầy mà Hồng có được cuộc sống ngày hôm nay.
1.Truyện đọc.
“Bức thư của học sinh cũ”
HĐ2: HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI HỌC
Gv: chia lớp thành các nhóm nhỏ- theo bàn). Phát phiếu học tập cho các em 
 GV:Chúng ta cần biết ơn những ai? 
- Tổ tiên, ông bà, người giúp đỡ chúng ta lúc khó khăn, anh hùng liệt sĩ, ĐCSVN và Bác Hồ, các dân tộc trên thế giới )
GV: Vì sao? 
- những người sinh thành, nuôi dưỡng ta, mang đến điều tốt lành cho ta, có công BVTQ đem lại ĐL-TD. V/c và TT để XD và BV đất nước
Gv:Lòng biết ơn của Bác Hồ với những người có công với nước
- Bác xót xa trước các thương binh; kính cẩn trước vong linh liệt sĩ.
-Bác gương mẫu thực hiện và vận động nhân dân biết ơn, giúp đỡ thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ.
-Tháng 6/1947, Bác đề nghị Chính phủ chọn một ngày trong năm là “Ngày thương binh”. Chính phủ đã lấy ngày 27/7 hàng năm là “Ngày thương binh, liệt sĩ”.
 Gv:Biết ơn là gì? 
Gv: Trái với biết ơn là gì? 
- Vô ơn,vô tình vô nghĩa
Gv: Em thử đoán xem điều gì có thể xảy ra đối với những người vô ơn, bội nghĩa?
- HS liên hệ
Gv: Hãy kể những việc làm của em thể hiện sự biết ơn? ( ông bà, cha mẹ, Thầy cô giáo, những người đã giúp đỡ mình, các anh hùng liệt sỹ.....)
- HS liên hệ
GV: Từ xưa, cha ông ta đã luôn đề cao lòng biết ơn. Lòng biết ơn tạo nên lối sống nhân hậu, thuỷ chung của dân tộc và tạo nên sức mạnh cho các thế hệ nối tiếp nhau chiến đấu xây dựng đát nước.Ngày nay mọi tổ chức xã hội,cá nhân có trách nhiệm vận động,chăm sóc,giúp đỡ người có công với cách mạng và nhân thân của họ bàng nhiều hình thức , nội dung thích hợp
 Lòng biết ơn là biểu hiện tình người , nét đẹp, phẩm chất đạo đức con người.
Gv: Vì sao phải biết ơn?
? Tìm ca dao ,tục ngữ nói về biết ơn
- Ăn giấy bỏ bìa
- Ăn tám lạng, trả nữa cân
- Lên non mới biết non cao
Nuôi con mới biết công lao mẹ thầy.
- Một lòng thờ mẹ kính cha
 cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
? Phải rèn luyện lòng biết ơn như thế nào?
? Lấy ví dụ thực tế những việc làm biết ơn
GV: Lưu ý phân biệt biết ơn với ban ơn (việc làm biết ơn của các em phải xuất phát từ sự tự giác. 
2. Nội dung bài học
a.Khái niệm
 Biết ơn là: sự bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình, những người có công với dân tộc, đất nước.
b. Ý nghĩa của sự biết ơn:
 - Biết ơn là một trong những nét đẹp truyền thống của dân tộc ta.
- Tạo nên mối quan hệ tốt đẹp, lành mạnh giữa con người với con người.
 - Lòng biết ơn làm đẹp nhân cách con người 
c. Cách rèn luyện:
- Trân trọng, luôn ghi nhớ công ơn của người khác đối với mình.
- Làm những việc thể hiện sự biết ơn như: Thăm hỏi, chăm sóc, giúp đỡ, tặng quà, tham gia quyên góp, ủng hộ....
- Phê phán sự vô ơn, bội nghĩa diễn ra trong cuộc sống hằng ngày. 
HĐ3: HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP
BT: Trong những câu ca dao tục ngữ sau câu nào nói về lòng biết ơn?.
1. Ăn cháo đá bát
2. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
3. Công cha như núi Thái sơn 
Nghĩa mẹ như nước trong nguờn chảy ra.
4. Uống nước nhớ nguồn
5. Mẹ già ở tấm lều tranh
Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con
6. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người
7 Qua cầu rút ván.
- Bài tập 1: Bài tập 1 SGK
- Bài tập 2: Bài tập ứng xử (Đóng vai)
* Tình huống 1: Có 2 bạn HS cùng bước vào cổng trường gặp cô giáo không dạy lớp mình. Một bạn quay mặt đi. Trong tình huống này, em sẽ nói với bạn điều gì?
* Tình huống 2: Sắp đến ngày 20/11, em dự định sẽ làm gì để thể hiện sự biết ơn thầy cô giáo?
- Đánh giá cho điểm.
Gv: Hãy hát một bài hát thể hiện lòng biết ơn?
3. Bài tập
BT:những câu ca dao tục ngữ nói về lòng biết ơn. 2.Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
3. Công cha như núi Thái sơn 
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
4. Uống nước nhớ nguồn
5. Mẹ già ở tấm lều tranh
Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con
Bài tập 1
Đáp án đúng: 1,3,4
Bài tập 2
- Các tổ đóng vai
+ Tổ 1,2: Đóng vai tình huống 1
+ Tổ 3,4: Đóng vai tình huống 2
	4/ Củng cố,dặn dò: 
- Yêu cầu Hs khái quát nội dung toàn bài .
- Học bài, làm các bài tập còn lại ở sgk
- Học kỹ bài cũ 
- Xem trước bài 7.
+ Đọc nội dung bài
+ xem bài tập
+ sưu tầm tranh ảnh về cảnh đẹp thiên nhiên.
Rút kinh nghiệm
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ký duyệt tuần 6
Ngày...................
TUẦN 7-TIẾT 7
Ngày soạn:14/09/2014	
BÀI 7: YÊU THIÊN NHIÊN, SỐNG HOÀ HỢP VỚI THIÊN NHIÊN
I/MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài này, HS cần đạt được 
 1. Kiến thức
- Biết thiên nhiên bao gồm những gì, hiểu được vai trò của thiên nhiên đối với cuộc sống mỗi người và của nhân loại.
 - Nêu được thế nào là yêu và sống hòa hợp với thiên nhiên. Vì sao phải yêu và sống hòa hợp với thiên nhiên. Một số biện pháp cần làm để bảo vệ thiên nhiên.
- Hiểu tác hại việc phá hoại thiên nhiên mà con người đang phải gánh chịu.
 2. Thái độ
- Giữ gìn bảo vệ môi trường thiên nhiên, tôn trọng, yêu quý thiên nhiên và có nhu cầu gần gũi với thiên nhiên. Phản đối những hành vi phá hoại thiên nhiên.
 3. Kĩ năng
 - Biết ngăn chặn kịp thời những hành vi vô tình hay cố ý phá hoại môi trường thiên nhiên, xâm hại đến cảnh đẹp của thiên nhiên.
 - Biết nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và người khác đối với thiên nhiên. Biết cách sống hòa hợp với thiên nhiên, thể hiện tình yêu với thiên nhiên. Bảo vệ thiên nhiên, tham gia các hoạt động tuyên truyền, vận động mọi người bảo vệ thiên nhiên.
4.Tích hợp
- Các kỹ năng sống cơ bản: Kĩ năng giải quyết vấn đề, KN tư duy phê phán, KN đảm nhận trách nhiệm 
- Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về lòng biết ơn
- Thảo luận nhóm, động não, dự án
II/CHUẨN BỊ:
 1.GV: GA, SGK, Bảng phụ, luật bảo vệ môi trường của nước ta, tranh ảnh, bài báo nói về vấn đề môi trường thiên nhiên...
 2.HS: Soạn bài, chuẩn bị tài liệu, đồ dùng cần thiết cho bài học.
III/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1/Ổn định tổ chức: (1’)
2/Kiểm tra bài cũ:(5’)
 Chúng ta cần biết ơn những ai? Vì sao chúng ta phải biết ơn?
3/Bài mới:
 GV cho học sinh quan sát hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp ở các bức tranh. Cho học sinh nêu lên suy nghĩ của mình về những cảnh đẹp đó. Qua đó giáo viên chuyển ý vào nội dung bài học.
Hoạt động 1: Truyện đọc “MỘT NGÀY CHỦ NHẬT BỔ ÍCH”
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
GV: Những chi tiết nói về cảnh đẹp của quê hương đất nước?
HS: Ruộng đồng xanh ngắt một màu xanh.
 Mặt trời chiếu tỏa nắng vàng rực rỡ.
 Những vùng đất xanh mướt khoai, ngô, chè, sắn
 Tam Đảo hùng vĩ mờ trong sương.
 Mây trắng như khói.
GV: Qua câu chuyện trên em có suy nghĩ gì? 
HS: Qua câu chuyện trên em thấy yêu quê hương, đất nước mình hơn, cần phải bảo vệ thiên nhiên và môi trường khỏi bị tàn phá, ô nhiễm.
GV: Nhận xét kết luận chuyển ý.
1.Truyện đọc
MỘT NGÀY CHỦ NHẬT BỔ ÍCH 
Thiên nhiên vô cùng quan trọng đối với đời sống chúng ta cần bảo vệ và phát huy.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học
GV: Em hãy kể tên những danh lam thắng cảnh nổi tiếng mà em biết và nêu cảm xúc của em?
HS: Vịnh Hạ Long, Hồ Tây, Động Phong Nha – Kẻ Bàng, Mũi né, Rừng Quốc gia Jóc Đôn. 
GV: Vậy thiên nhiên là gì?
HS: Trả lời cá nhân.
GV: Thiên nhiên có cần thiết cho cuộc sống con người không?
HS: Thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống của con người, cần thiết cho sự phát triển kinh tế. Vì thiên nhiên cho con người không khí để hít thở, để rèn luyện sức khỏe, để vui chơi giải trí, tham quan du lịch. 
GV: Cho học sinh thảo luận
GV: Em hãy kể một số việc làm nhằm phát triển và bảo vệ thiên nhiên? 
HS: Tổ chức trồng cây; không vứt rác bừa bãi; không gây ô nhiễm môi trường; tiêt kiệm nguồn nước; xây dựng trường lớp, địa phương “xanh, sạch, đẹp”; bảo vệ môi trường: chống hiện tượng hiệu ứng nhà kính
 GV: Những hành vi phá hoại thiên nhiên? Tác hại của hành vi đó?
HS: Vứt rác bừa bãi, đỗ rác thải không đúng nơi quy định.
Chặt phá rừng bừa bãi.
Đốt rừng làm nương rẫy.
Săn bắt động – thực vật quý hiếm.
Làm ô nhiễm nguồn nước
Tác hại: Làm thiên nhiên bị tàn phá, ảnh hưởng đến môi trường sống, lũ lụt đe dọa. . Vì vậy chúng ta phải giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên.
HS: Thảo luận theo nhóm, cử đại diện trình bày, các nhóm khác bổ sung.
2. Nội dung bài học.
a. Thiên nhiên là gì?
 - Thiên nhiên bao gồm: nước, không khí, sông, suối, cây xanh, bầu trời, đồi núi... 
b. Thiên nhiên đối với con người.
Thiên nhiên là tài sản vô giá rất cần thiết cho con người.
Hoạt động 3:Thực hành, luyện tập:
GV: Con người sẽ như thế nào nếu không có thiên nhiên?
HS: Không có thiên nhiên thì con người sẽ không tồn tại và phát triển được.
GV: - Bản thân mỗi người phải làm gì? 
HS: Trả lời cá nhân.
GV: Ơ trường đã có những hoạt động gì về tình yêu thiên nhiên và sống hòa hợp với môi trường?
HS: Lao động quét sân trường, chăm sóc bồn hoa.
GV: Kết luận:
Luyện tập 
GV: Cho học sinh lên bảng làm bài tập a.
HS: lên bảng làm
GV: Làm thế nào để ngăn chặn hiện tượng phá rừng?
HS: Trả lời cá nhân.
GV: Nhận xét cho điểm
3. Ý thức của con người với thiên nhiên:
 - Phải bảo vệ, giữ gìn.
 - Tuyên truyền, nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
 - Sống gần gũi, hoà hợp với thiên nhiên.
III.Bài tập. 
Bài tập a.
Đáp án : : a, b, c, d
4/Hướng dẫn về nhà:
 Hướng dẫn học sinh làm các bài tập còn lại.
 Xem lại các bài đã học để tiết sau kiểm tra 1 tiết.
Rút kinh nghiệm
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ký duyệt tuần7
Ngày...................
TUẦN 8-TIẾT 8
Ngày soạn:21/09/2014	
KIỂM TRA 45’
 (Sổ kiểm tra đánh giá)
Ký duyệt tuần 8
Ngày...................
TUẦN 9-TIẾT 9
Ngày soạn:28/09/2014	
BÀI 8: SỐNG CHAN HOÀ VỚI MỌI NGƯỜI
I/MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài này, HS cần đạt được
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh hiểu những biểu hiện của người biết sống chan hoà và những biểu hiện không biết sống chan hoà với mọi người xung quanh.
- Hiểu được lợi ích của việc sống chan hoà và biết cần phải xây dựng quan hệ tập thể, bạn bè sống chan hoà, cởi mở.
2. Thái độ: 
- Có nhu cầu sống chan hoà với tập thể lớp, trường, với mọi người trong cộng đồng và muốn giúp đỡ bạn bè để xây dựng tập thể đoàn kết.
3. Kĩ năng:
- Có kĩ năng giao tiếp, ứng xử cởi mở, hợp lí với mọi người, trước hết là cha mẹ, anh em, bạn bè, thầy cô giáo.
 Có kĩ năng đánh giá bản thân và mọi người xung quanh trong giao tiếp thể hiện biết sống chan hoà hoặc chưa biết sống chan hoà.
4.Tích hợp
- Các kỹ năng sống cơ bản: KN trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, KN giao tiếp, ứng xử, KN phản hồi/ l

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_1_Tu_cham_soc_ren_luyen_than_the.doc