I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
-Giúp học sinh hiểu biết những biểu hiện của việc tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể.
- Ý nghĩa của việc tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể.
2. Kĩ năng
- Học sinh biết tự đề ra kế hoạch luyện tập thể dục thể thao, có ý thức thường xuyên tự rèn luyện thân thể.
- Biết quý trọng sức khoẻ của bản thân và của người khác.
- Biết vận động mọi người cùng tham gia và hưởng ứng phong trào thể dục, thể thao .
3. Thái độ
- Học sinh có ý thức thường xuyên rèn luyện thân thể, giữ gìn và chăm sóc sức khoẻ cho bản thân.
Ngày soạn: 16/08/2015 Ngày dạy : 1 /08/2015 Tiết 1: BÀI 1: TỰ CHĂM SÓC, RÈN LUYỆN THÂN THỂ I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức -Giúp học sinh hiểu biết những biểu hiện của việc tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể. - Ý nghĩa của việc tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể. 2. Kĩ năng - Học sinh biết tự đề ra kế hoạch luyện tập thể dục thể thao, có ý thức thường xuyên tự rèn luyện thân thể. - Biết quý trọng sức khoẻ của bản thân và của người khác. - Biết vận động mọi người cùng tham gia và hưởng ứng phong trào thể dục, thể thao . 3. Thái độ - Học sinh có ý thức thường xuyên rèn luyện thân thể, giữ gìn và chăm sóc sức khoẻ cho bản thân. 4. Phát triển năng lực - Năng lực chung: Kỹ năng thảo luận nhóm, tuyên truyền cho mọi người biết tác dụng của rèn luyện và chăm sóc sức khỏe. - Năng lực riêng: Kỹ năng chăm sóc bản thân. II. Chuẩn bị của GV và HS: 1. Giáo viên - Chuẩn kiến thức GDCD 6. - Tư liệu GDCD. - Phiếu học tập, bảng phụ. 2. Học sinh: - Soạn bài theo câu hỏi gợi ý trong SGK. III. Tiến trình bài học: Bài mới: Cha ông ta thường nói: " Có sức khoẻ là có tất cả, sức khoẻ quý hơn vàng...." Vậy sức khoẻ là gì? Vì sao phải tự chăm sóc, rèn luyện thân thể và thực hiện việc đó bằng cách nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Thảo luận, phân tích truyện đọc: “Mùa hè kỳ diệu” GV: Gọi Hs đọc truyện “ Mùa hè kỳ diệu”. Câu 1: Điều kì diệu nào đã đến với Minh trong mùa hè vừa qua? Câu 2: Vì sao Minh có được điều kì diệu ấy? Câu 3: Theo em sức khoẻ có cần cho mỗi người không? Vì sao? - GV: Tổ chức cho HS tự liên hệ bản thân về việc tự chăm sóc, giữ gìn sức khoẻ và rèn luyện thân thể bằng cách cho các em tự ghi vào phiếu nộp lại cho GV và GV đọc lại cho cả lớp nghe. - GV: Nhận xét và bổ sung . - GV : Sức khoẻ là rất quan trọng trong mỗi chúng ta , “ Sức khoẻ là vàng” , sức khoẻ là thứ chúng ta không thể bỏ tiền ra mua được mà nó là kết quả của quá trình tự rèn luyện , chăm sóc bản thân . Chúng ta sang phần nội dung bài học sẽ tìm hiểu kĩ vấn đề này . Hoạt động 2: Thảo luận về ý nghĩa của việc tự chăm sóc sức khỏe, rèn luyện thân thể Thảo luận nhóm: GV chia HS thành 4 nhóm thảo luận theo ND: - Muốn có SK tốt chúng ta cần phải làm gì? GV: Hướng dẫn cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến và sau đó GV chốt lại. GV. Thế nào là tự chăm sóc, rèn luyện thân thể?. ? Sức khoẻ có vai trò như thế nào ? Theo em SK có ý nghĩa gì đối với học tập? Lao động? Vui chơi giải trí? GV: Giả sử được ước một trong 3 điều sau, em sẽ chọn điều uớc nào? Vì sao? - Giàu có nhưng SK yếu, ăn không ngon ngủ không yên. ( Thà vô sự mà ăn cơm hẩm, còn hơn đeo bệnh mà uống sâm nhung ). - Quyền sang chức trọng nhưng bệnh tật ốm yếu luôn. - Cơ thể cường tráng, không bệnh tật, lao động hăng say, ăn ngon ngũ kỉ. GV: Hãy nêu những hậu quả của việc không rèn luyện tố SK? - Tinh thần buồn bực, khó chịu, chán nãn, không hứng thú tham gia các hoạt động tập thể, tiếp thu bài học kém hiệu quả, công việc khó hoàn thành. ? Liên hệ bản thân em đã rèn luyện sức khoẻ như thế nào. ? Tìm nhưng câu ca dao, tục ngữ nói về sức khoẻ Ăn kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa. Cơm không rau như đau không thuốc. Rượu vào lời ra Ngày thế giới vì sức khoẻ: 7/4 Ngày thế giới chống hút thuốc lá: 31/5 Hoạt động 3: Luyện tập * Tìm hiểu cách thức rèn luyện sức khoẻ.(8’) Cho học sinh làm bài tập sau: Học sinh đánh dấu X vào ý kiến đúng. Ăn uống điều độ đủ dinh dưỡng. Ăn uống kiên khem để giảm cân. Ăn thức ăn có chứa các loại khoáng chất... thì chiều cao phát triển. Nên ăn cơm ít, ăn vặt nhiều. Hằng ngày luyện tập TDTT. Phòng bệnh hơn chữa bệnh Vệ sinh cá nhân không liên quan đến sức khoẻ. Hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ. Khi mắc bệnh tích cực chữa bệnh triệt để GV: Sau khi học sinh làm bài tập xong, gv chốt lại nội dung kiến thức lên bảng BT b) Nêu tác hại của việc nghiện thuốc lá, uống rượu bia? ->Mùa hè này Minh được đi tập bơi và biết bơi. -> Minh được thầy giáo Quân hướng dẫn cách luyện thể dục. - >Con người có sức khoẻ thì mới tham gia tốt các hoạt động như: Học tập, lao động, giải trí... - HS: tiến hành ghi vào giấy. - HS: thảo luận, đại diện nhóm lên trình bày. 1. Thế nào là tự chăm sóc, rèn luyện thân thể? - Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể là biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn uống điều độ, thường xuyên luyện tập thể dục, năng chơi thể thao, tích cực phòng và chữa bệnh, không hút thuốc lá và dùng các chất kích thích khác. 2. Ý nghĩa: - Sức khoẻ là vốn quý của con người. - Sức khoẻ tốt giúp chúng ta học tập, lao động có hiệu quả, có cuộc sống lạc quan, vui tươi hạnh phúc. 3. Cách rèn luyện SK. - Ăn uống điều độ đủ chất dinh dưỡng...(chú ý an toàn thực phẩm). - Hằng ngày tích cực luyện tập TDTT. - Phòng bệnh hơn chữa bệnh. - Khi mắc bệnh tích cực chữa chạy triệt để. Bài tập b) Gây ung thư phổ Ô nhiễm không khí Gây mất trật tự... 3. Cũng cố: GV đưa ra các tình huống HS lựa chọn ý kiến đúng. -Bố mẹ sáng nào cũng tập thể dục. -Vì sợ muộn học nên Hà ăn cơm vội vàng. -Tuấn thích mùa Đông vì ít phải tắm. GV: Nhận xét kết luận 4. Hướng dẫn về nhà: * Bài cũ: - Sưu tầm ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về sức khoẻ. - Làm các bài tập còn lại ở SGK/5 * Bài mới: - Xem trước Bài 2 – Siêng năng , kiên trì . + Đọc và trả lời các câu hỏi trong truyện “ Bác Hồ tự học ngoại ngữ” + Những biểu hiện của siêng năng , kiên trì . + Sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ về siêng năng , kiên trì . * Rút kinh nghiệm: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tổ chuyên môn duyệt TT Phạm Thị Hồng Lý
Tài liệu đính kèm: