Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Tiết 7 - Chủ đề: biết ơn

A. Mục tiêu bài học.

1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng hiện hành.

1.1 Về kiến thức: Nêu được thế nào là biết ơn.Ý nghĩa của lòng biết ơn.

1.2. Về kĩ năng:

* Kỹ năng bài dạy:

 - Biết nhận xét, đánh giá sự biết ơn ông bà cha mẹ, thầy cô giáo của bản thân, bạn bè xung quanh.

 - Biết đưa ra cách ứng xử phù hợp để thể hiện sự biết ơn trong các tình huống cụ thể.

 - Biết thể hiện sự biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, các anh hùng liệt sĩ, . của bản thân bằng những việc làm cụ thể.

* Kỹ năng sống:

 - Phê phán và đánh giá hành vi của bản thân và người khác về lòng biết ơn.

 - Xử lý thông về những hoạt động thể hiện lòng biết ơn.

1.3. Về thái độ:

 - Quý trọng những người đã quan tâm, giúp đỡ mình.

 - Trân trọng,vủng hộ những hành vi thể hiện lòng biết ơn.

 * Tích hợp học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.: Về lòng biết ơn của Bác đối

 

doc 7 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 1732Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Tiết 7 - Chủ đề: biết ơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7
Tiết 7 Chủ đề: BIẾT ƠN
Ngày soạn: 03/10/2015
Ngày dạy: 05/10/2015
A. Mục tiêu bài học. 
1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng hiện hành. 
1.1 Về kiến thức: Nêu được thế nào là biết ơn.Ý nghĩa của lòng biết ơn.
1.2. Về kĩ năng:
* Kỹ năng bài dạy:
 - Biết nhận xét, đánh giá sự biết ơn ông bà cha mẹ, thầy cô giáo của bản thân, bạn bè xung quanh. 
 - Biết đưa ra cách ứng xử phù hợp để thể hiện sự biết ơn trong các tình huống cụ thể.
 - Biết thể hiện sự biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, các anh hùng liệt sĩ, ... của bản thân bằng những việc làm cụ thể.
* Kỹ năng sống: 
 - Phê phán và đánh giá hành vi của bản thân và người khác về lòng biết ơn.
 - Xử lý thông về những hoạt động thể hiện lòng biết ơn.
1.3. Về thái độ:
 - Quý trọng những người đã quan tâm, giúp đỡ mình.
 - Trân trọng,vủng hộ những hành vi thể hiện lòng biết ơn.
 * Tích hợp học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.: Về lòng biết ơn của Bác đối với những anh hùng thương binh liệt sĩ, người có công với cách mạng. 
2. Những năng lực cần đạt: 
- Năng lực tự học, sáng tạo, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ 
- Năng lực tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với các chuẩn mực đạo đức, xã hội. 
- Năng lực tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng, đất nước. 
- Năng lực giải quyết vấn đề cá nhân và hợp tác giải quyết vấn đề xã hội. 
3. Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi/ bài tập trong chủ đề: 
Nội dung
Nhận biết
(Mô tả yêu cầu cần đạt)
Thông hiểu
(Mô tả yêu cầu cần đạt)
Vận dụng thấp
(Mô tả yêu cầu cần đạt)
Vận dụng cao
(Mô tả yêu cầu cần đạt)
Biết ơn 
- Thế nào là biết ơn
- Nêu được những biểu hiện của lòng biết ơn.
- Hiểu được ý nghĩa của việc sống có lòng biết ơn
- Phân biệt được những hành vi thể hiện lòng biết ơn và những hành vi thể hiện sự vô ơn
- Biết sống có lòng biết ơn với những người giúp đỡ mình và những người có công với nước trong cuộc sống hàng ngày, lên án, phê phán những thái độ sống vô ơn
4. Biên soạn hệ thống câu hỏi/ bài tập đánh giá theo các mức độ miêu tả. 
Bài tập 1: Đọc truyện: Thư của một học sinh cũ (SGK/14) 
Câu hỏi: + Chị Hồng đã có những việc làm và ý định gì để tỏ lòng biết ơn thầy Phan?
 + Vì sao chị Hồng không quên người thầy giáo cũ dù đã hơn hai mươi năm?
Bài tập 2: Quan sát các bức tranh dưới đây. 
Câu hỏi:
1.Quan sát các bức tranh và mô tả các hành vi được thể hiện trong các bức tranh? 
2.Viết lời tựa phù hợp với nội dung bức tranh?
3.Trong cuộc sống ta cần biết ơn những đối tượng nào?Vì sao?
Bài tập 3: Đọc câu truyện “ Chuyện của Hoàng” (HS đóng vai đọc truyện)
Cảnh trong gia đình Hoàng.
Mẹ: Đây là tiền tiêu vặt của con, nhớ tiết kiệm con nhé!
Hoàng: Vâng ạ. Mẹ ơi sao bố vẫn chưa về nhỉ?
Bố: Bố về đây con trai, đây là chiếc máy bay cho con như đã hứa.
Hoàng: Ôi con cảm ơn bố!
Bố: Và một que kem tại cửa hàng kem “Nữ hoàng” mà con thích
Hoàng: Ôi con yêu bố, sướng quá!
Cảnh trên đường phố
Bố: Hôm nay con có thích ăn kem “Nữ hoàng” không?
Hoàng: Thưa bố còn gì tuyệt hơn thế nữa.
Bố: Bố cũng thấy tuyệt, vậy hôm nay con có muốn đãi bố không?
Hoàng: Thôi nếu vậy thì con không ăn kem nữa
Bố: Được thôi con trai
Lời kể của Hoàng
Tại sao mình lại làm thế chứ? Đó là cơ hội ngàn vàng để tặng một điều gì đó cho người bố rộng lượng của mình. Bố đã cho mình biết bao nhiêu que kem rồi, còn mình thì chưa mua cho bố một que kem nào hết.
Hoàng: Bố ơi, quay xe lại đi, con đãi bố kem mà.
Bố: Không sao đâu, thực ra chúng ta đâu cần ăn kem
Tôi cảm thấy xấu hổ cho tính ích kỷ và thái độ bạc bẽo của mình. Bố không một lần nhắc lại chuyện đó, không làm gì để khắc sâu hơn lỗi lầm của tôi. Tôi biết rằng có hai cách thể hiện lòng biết ơn. Đôi khi hai chữ “cảm ơn” thôi chưa đủ. Ngày hôm đó, để thể hiện lòng biết ơn với bố, chỉ cần bỏ ra 2000 đồng là tôi có được que kem đãi bố và đó cũng là que kem ngon nhất mà tôi từng được ăn.
Trả lời câu hỏi sau: 
1. Đọc câu chuyện của Hoàng và cho biết những lời nói nào của Hoàng thể hiện lòng biết ơn?
2. Theo em hai cách thể hiện lòng biết ơn mà Hoàng muốn nhắc đến là gì?
3. Tại sao Hoàng lại dằn vặt về chiếc kem nhiều đến thế?
4. Nếu là Hoàng em sẽ giải quyết tình huống này như thế nào khi bố đề nghị chiêu đãi kem?
5. Hoàng đang rất buồn, em sẽ khuyên Hoàng nên làm gì?
Bài tập 4: Điền vào bảng dưới đây sao cho phù hợp. 
Đọc bảng sau và điền thông tin cho phù hợp
Đối tượng biết ơn
Việc làm thể hiện sự biết ơn
1. Biết ơn cha mẹ, ông bà
a, Tích cực tham gia bảo vệ môi trường. 
2. Biết ơn thầy cô giáo
b, Học hành tích cực, chăm ngoan 
3. Biết ơn “Các vua Hùng đã có công dựng nước”. 
c, “Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. 
4. Biết ơn các anh hùng liệt sĩ
d, Ân cần, chăm sóc, phụng dưỡng 
5. Biết ơn vạn vật cỏ cây, thiên nhiên đã nuôi dưỡng con người. 
đ, Chăm sóc đài nghĩa trang liệt sĩ. 
6. Biết ơn truyền thống, quê hương. 
e, Phát huy giữ gìn truyền thống tốt đẹp 
 Bài tập 5: Xử lí tình huống sau: 
Tình huống: Thứ tư tuần này là 20- 11 lớp em tổ chức chúc mừng các thầy cô. Em đề nghị lớp mời cô giáo cũ tới dự nhưng Thủy không nghe với lí do năm nay cô không dạy nữa.
- Câu hỏi: Em suy nghĩ gì về hành vi của Thủy và em sẽ ứng xử như thế nào
Bài tập 6: Những biểu hiện nào dưới đây là biết ơn và vô ơn?
Biểu hiện
Biết ơn
Vô ơn
1. Hiểu thảo với ông bà cha mẹ
2. Chào hỏi các thầy cô giáo
3. Thăm hỏi gia đình thương binh liệt sỹ
4. Gặp cô giáo cũ không chào
5. Tự kiêu trước thành quả mà mình đạt được
6. Trân trọng ngày giỗ Tổ
7. Quên người đã giúp đỡ mình đạt được
8. Quí trọng người đã giúp đỡ mình
9. Xây dựng nhà tình nghĩa
10. Chăm sóc người có công
11. Ngược đãi cha mẹ già yếu
Bài tập 7: Thảo luận về những hành vi và việc làm bày tỏ lòng biết ơn của mình trong các trường hợp sau
+ Em sẽ làm gì khi đi học về em được một người giúp đỡ khi xe em bị hỏng mà không sửa được? 
+ Em sẽ làm gì khi ông bà bố mẹ bị ốm? 
+ Nhà trường phát động phong trào thi đua lập thành tích chào mừng ngày 20-11, em sẽ làm gì?
+ Địa phương em tổ chức phong trào đền ơn đáp nghĩa em và các bạn sẽ làm gì?
Bài tập 8: Ghi lại những tình huống mà em chưa thể hiện lòng biết ơn trong cuộc sống, và đề ra cách khắc phục những hành vi đó? 
5. Tổ chức thực hiện chủ đề. 
B. Phương pháp, kỹ thuật dạy học:
1. Phương pháp dạy học: Động não, thảo luận, đóng vai, giải quyết tình huống, vấn đáp ... 
2. Kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi, chia nhóm, giao nhiệm vụ ... 
C. Tài liệu và phương tiện:
- Tài liệu Chuẩn kiến thức, kĩ năng, chương trình giảm tải của môn GDCD.
- SGK, SGV GDCD 6. bút dạ, giấy Rô-ki
- Tư liệu có liên quan đến chủ đề. 
D. Các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp: GV kiểm tra sĩ số lớp dạy. 
2. Kiểm tra bài cũ: 
+ Thế nào là tôn trọng kỉ luật? Bản thân em đã tôn trọng kỉ luật chưa? Cho VD? 
+ Đáp án: Mục a (NDBH), HS tự liên hệ bản thân để nêu về việc ton trọng kỉ luật. 
3. Giới thiệu bài mới: Cả lớp đọc bài đồng dao 
	Ăn một bát cơm
 Nhớ người cày ruộng
 Ăn đĩa rau muống
 Nhớ người đào ao
Ăn một quả đào
 Nhớ người vun gốc
Ăn một con ốc
Nhớ người đi mò
Sang đò
Nhớ người chèo chống
Nằm võng
Nhớ người mắc dây
Đứng mát gốc cây
Nhớ người trồng trọt.
 + Bài ca dao này có nội dung gì? Học sinh trả lời , giáo viên dẫn dắt vào bài mới
4. Dạy bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1: Phân tích truyện 
- HS đọc truyện SGK và trả lời câu hỏi: 
 + Thầy Phan đã làm những việc gì để giúp đỡ cho chị Hồng?
 + Chị Hồng đã có những việc làm và ý định gì để tỏ lòng biết ơn thầy Phan?
 + Vì sao chị Hồng không quên người thầy giáo cũ dù đã hơn hai mươi năm?
- HS: Phát biểu ý kiến cá nhân.
 + Qua câu truyện trên em rút ra được bài học gì cho bản thân? 
- GV: Nhận xét, rút ra kết luận: Chúng ta cần bày tỏ lòng biết ơn với người có công giúp đỡ mình
* Hoạt động 2: Phân tích nội dung bài học. 
- HS quan sát các bức tranh và trả lời câu hỏi sau: 
Câu hỏi:
 + Quan sát các bức tranh và mô tả các hành vi được thể hiện trong các bức tranh? 
 + Viết lời tựa phù hợp với nội dung bức tranh?
 + Trong cuộc sống ta cần biết ơn những đối tượng nào?Vì sao?
- GV đặt câu hỏi: Thế nào là biết ơn? 
- HS trả lời. GV chốt lại. 
- GV cho HS đọc theo vai câu truyện “Chuyện của Hoàng”. 
 + Đọc câu chuyện của Hoàng và cho biết những lời nói nào của Hoàng thể hiện lòng biết ơn?
 + Theo em hai cách thể hiện lòng biết ơn mà Hoàng muốn nhắc đến là gì? 
 + Tại sao Hoàng lại dằn vặt về chiếc kem nhiều đến thế?
 + Nếu là Hoàng em sẽ giải quyết tình huống này như thế nào khi bố đề nghị chiêu đãi kem?
 + Hoàng đang rất buồn, em sẽ khuyên Hoàng nên làm gì?
- HS làm bài tập sau: Điền vào bảng dưới đây sao cho đúng. 
Đối tượng biết ơn
Việc làm thể hiện sự 
biết ơn
1. Biết ơn cha mẹ, ông bà
a, Tích cực tham gia bảo vệ môi trường. 
2. Biết ơn thầy cô giáo
b, Học hành tích cực, chăm ngoan 
3. Biết ơn “Các vua Hùng đã có công dựng nước”. 
c, “Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. 
4. Biết ơn các anh hùng liệt sĩ
d, Ân cần, chăm sóc, phụng dưỡng 
5. Biết ơn vạn vật cỏ cây, thiên nhiên đã nuôi dưỡng con người. 
đ, Chăm sóc đài nghĩa trang liệt sĩ. 
6. Biết ơn truyền thống, quê hương. 
e, Phát huy giữ gìn truyền thống tốt đẹp 
- HS thực hiện, trình bày, nhận xét. GVKL. 
- GV tích hợp tấm gương của Bác để HS hiểu rõ sự đau xót, kính cẩn và ra sức giúp đỡ những gđ thương binh liệt sĩ của Bác. 
- Xử lí tình huống sau: 
 Thứ tư tuần này là 20- 11 lớp em tổ chức chúc mừng các thầy cô. Em đề nghị lớp mời cô giáo cũ tới dự nhưng Thủy không nghe với lí do năm nay cô không dạy nữa.
- Câu hỏi: Em suy nghĩ gì về hành vi của Thủy và em sẽ ứng xử như thế nào
- HS trả lời, nhận xét. GVKL. 
+ Sống có lòng biết ơn sẽ mang lại cho con người điều gì?
+ Lấy ví dụ từ trong cuộc sống của em và những người xung quanh để thấy rõ điều đó
+ Biết ơn mang lại ý nghĩa như thế nào? 
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung. GVKL. 
- HS làm bài tập sau: Những biểu hiện nào dưới đây là biết ơn và vô ơn. 
Biểu hiện
Biết ơn
Vô ơn
1. Hiểu thảo với ông bà cha mẹ
2. Chào hỏi các thầy cô giáo
3. Thăm hỏi gia đình thương binh liệt sỹ
4. Gặp cô giáo cũ không chào
5. Tự cao trước thành quả mà mình đạt được
6. Trân trọng ngày giỗ Tổ
7. Quên người đã giúp đỡ mình đạt được
8. Quí trọng người đã giúp đỡ mình
9. Xây dựng nhà tình nghĩa
10. Chăm sóc người có công
11. Ngược đãi cha mẹ già yếu
- HS thảo luận về những hành vi và việc làm bày tỏ lòng biết ơn của mình trong các trường hợp sau
 + Nhóm 1: Em sẽ làm gì khi đi học về em được một người giúp đỡ khi xe em bị hỏng mà không sửa được? 
 + Nhóm 2: Em sẽ làm gì khi ông bà bố mẹ bị ốm? 
 + Nhóm 3: Nhà trường phát động phong trào thi đua lập thành tích chào mừng ngày 20-11, em sẽ làm gì?
 + Nhóm 4: Địa phương em tổ chức phong trào đền ơn đáp nghĩa em và các bạn sẽ làm gì?
- HS thảo luận, trình bày. GVKL. 
* Hoạt động 3: Luyện tập bài tập SGK
GV: Cho HS đọc và hướng dẫn HS làm bài tập a/15 SGK.
- HS: Làm bài cá nhân.
- GV: Nhận xét, đưa ra đáp án đúng
1. Truyện đọc. 
 “Thư của một học sinh cũ” 
SGK trang 14
Kết luận: Chị Hồng vẫn nhớ và trân trọng thầy giáo cũ của mình nên đã viết thư cho thầy sau 20 năm không gặp.
 => Chị đã thể hiện lòng biết ơn đối với thầy giáo đã dạy dỗ mình. 
2. Nội dung bài học:
a. Biết ơn : Là bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn đáp nghĩa với những người đã giúp đỡ mình, với những người có công với dân tộc, đất nước. 
- Biểu hiện ở thái độ, hành vi, lời nói, cử chỉ ... 
- VD: Thăm hỏi thầy cô giáo cũ. ... 
b. Ý nghĩa: tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. 
3. Bài tập:
Bài tập a/15:
* Những việc làm thể hiện sự biết ơn: 
- Lan cố gắng học tập tốt để bố mẹ vui lòng.
 - Đi trên đường làng sạch đẹp ... giữ gìn đường làng, ngõ xóm sạch, đẹp.
- Vào dịp tết nguyên đán, bạn Dũng cùng bố mẹ đi thăm mộ ông bà nội, ông bà ngoại.
5. Củng cố, luyện tập tại lớp: Qua bài học hôm nay em học được những nội dung kiến thức nào? 
- HS trình bày, nhận xét, bổ sung. GVKL. 
6. Hướng dẫn HS học ở nhà: 
 - Học thuộc Nội dung bài học. Làm bài tập b,c/15 sgk.
 - Sưu tầm câu ca dao, tục ngữ nói về lòng biết ơn. 
 - Ghi lại những tình huống mà em chưa thể hiện lòng biết ơn trong cuộc sống, và đề ra cách khắc phục những hành vi đó? 
 - Chuẩn bị bài mới: “Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên”. Sưu tầm những bức tranh về đề tài thiên nhiên 
7. Rút kinh nghiệm: 
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_6_Biet_on.doc