Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 (trọn bộ)

Bài 1: TỰ CHĂM SÓC, RÈN LUYỆN THÂN THỂ

I- Mục tiêu bài học

 1./Kiến thức:

-Giúp học sinh hiểu biết những biểu hiện của việc tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể.

- Ý nghĩa của việc tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể.

2/ Kỹ năng:

- Học sinh biết tự đề ra kế hoạch luyện tập thể dục thể thao, có ý thức thường xuyên tự rèn luyện thân thể.

-Biết quý trọng sức khoẻ của bản thân và của người khác.

- Biết vận động mọi người cùng tham gia và hưởng ứng phong trào thể dục, thể thao .

3/ Thái độ: Học sinh có ý thức thường xuyên rèn luyện thân thể, giữ gìn và chăm sóc sức khoẻ cho bản thân.

4/ Định hướng hình thành năng lực:

-Năng lực chung: Tự học, tự chăm sóc, rèn luyện thân thể cá nhân.

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy khuyên và bảo mọi người thường xuyên rèn luyện thân thể, giữ gìn và chăm sóc sức khỏe.

II- Chuẩn bị:

 

doc 105 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 1209Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 (trọn bộ)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 biết tiết kiệm sẽ đem lại lợi ích gì cho chúng ta?
* Hoạt động 4: (2’)
Thế nào là lễ độ? Nêu những biểu hiện thể hiện sự lễ độ của em đối với mọi người?
* Hoạt động 5: (5’)
Em hiểu tôn trọng kỉ luật là gì? Lấy ví dụ.
Tìm những hành vi thiếu tôn trọng kỉ luật?
Là HS em sẽ rèn luyện đức tính tôn trọng kỉ luật như thế nào?
* Hoạt động 6: (3’)
Em hãy cho biết thế nào là biết ơn?
Lấy ví dụ thể hiện sự biết ơn của em đối với mọi người?
Chúng ta cần phải biết ơn những ai? Vì sao phải biết ơn những người đó?
* Hoạt động 7: (4’)
Thiên nhiên bao gồn những gì?
Thiên nhiên cần thiết cho cuộc sống như thế nào?
* Hoạt động 8: (3’)
Em hiểu thế nào là sống chan hoà với mọi người?
Sống chan hoà với mọi người đem lại lợi ích gì cho chúng ta?
* Hoạt động 9: (3’)
Thế nào là lịch sự, tế nhị? Lấy ví dụ?
Nêu cách rèn luyện đức tính lích sự, tế nhị?
* Hoạt động 10: (5’)
Em hiểu thế nào là tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội? Lấy ví dụ
Cách rèn luyện tính tích cực tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động XH?
* Hoạt động 11: (5’)
Nhiệm vụ chủ yếu của người HS là gì?
Nêu mục đích học tập của người HS?
1- Tự chăm sóc và rèn luyện thân thể:
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn uống điều độ, tập thể dục.
VD: Rửa tay trước khi ăn cơm.
 Trời rét mặc ấm, hè mặc mát
- Học tập lao động có hiệu quả, sống lạc quan yêu đời.
2- Siêng năng kiên trì:
- Siêng năng: Là sự cần cù, tự giác, miệt mài.
VD: Sáng nào cũng dậy sớm ôn bài.
- Kiên trì: Là sự quyết tâm vượt khó
VD: Gặp bài tập khó giải bằng được mới đi ngủ.
3- Tiết kiệm:
- Là sử dụng một cách hợp lý đúng mức của cải vật chất, thời gian sức lực của mình và của người khác.
VD: Giữ gìn sách vở đồ dùng
4- Lễ độ: 
- Là cáh cư sử đúng mực của mỗi ngươiì trong khi giao tiếp với người khác.
VD: Gặp người quen chào hỏi, lễ phép với người trên
5- Tôn trọng kỉ luật:
- Là tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể, của tổ chức xã hội ở mọi nơi mọi lúc.
VD: Đi học đúng giờ
- Nói truyện riêng trong giờ học
-> Rèn luyện ở mọi nơi mọi lúc.
6- Biết ơn:
- Là bày tỏ thái độ trân trọng tình cảm và nhưng việc là đền ơn đáp nghĩa với những người đã giúp đỡ mình
VD: Cố gắng học tập thật giỏi để bố mẹ vui lòng.
- Ông bà, cha mẹ, anh hùng liệt sĩ những người giúp đỡ mình
7- Yêu thiên nhiên sống hoà hợp với thiên nhiên:
- Không khí, bầu trời, sông, suối 
- Rất cần cho cuộc sống của con người như cần không khí để thở, thức ăn hàng ngày.
8- Sống chan hoà với mọi người:
- Là sống vui vẻ hoà hợp với mọi người sẵn sàng tham gia vào các hoạt động chung có ích.
- Được nhiều người yêu quý
9- Lịch sự tế nhị:
- Lịch sự là những cử chỉ, hành vi giao tiếp ứng sử phù hợp với quy định của xã hội, thể hiện truyền thống đạo đức của dân tộc.
- Tế nhị là sự khéo léo sử dụng những cử chỉ ngôn ngữ trong giao tiếp ứng xử, thể hiện là con người có hiểu biết có văn hoá
- Khi mắc lỗi biết xin lỗi.
- Nói năng nhẹ nhàng khéo léo
10- Tịch cực tự giác trong hoạt đông tập thể và hoạt động xã hội:
- Tích cực: Là luôn có gắng vượt khó kiên trì học tập, làm việc, rèn luyện.
VD: Luôn học và làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp.
- Tự giác: Là chủ động học tập, làm việc không cần ai nhắc nhở, giám sát.
VD: Đi sinh hoạt đội đúng giờ.
11. Làm thế nào để có tính tích cực tự giác:
- Mỗi con người cần phải có ước mơ 
-Phải quyết tâm thực hiện kế hoạch đã định để học giỏi để tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.
12. Tại sao phải có mục đích học tập
 Chỉ có xác định đúng mục đích học tập( vì tương lai bản thân gắn với tương lai của dân tộc) thì mới có thể học tập tốt.
13- Muc đích học tập của H/S:
- Nhiệm vụ chủ yếu của H/S là tu dưỡng đạo đức, học tập tốt, tích cực tham gia các hoạt động tậ thể hoạt động xã hội
- Học để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.
4/ Củng cố : (3’)
- Khái quát lại nội dung cần cho H/S nắm.
5/ Dặn dò: (1’)
- Ôn lại các nội dung bài học của các bài.
- Làm lại các dạng bài tập .
- Chuẩn bị giấy kiểm tra cho tiết sau.
6. Rút kinh nghiệm.
Tuần: 18 Ngày soạn: 08/12/2014 
Tiết : 18 Ngày dạy: 09/12/2014
KIỂM TRA HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU KIỂM TRA
1. Về kiến thức:
Nhận biết được biểu hiện của một số phẩm chất đạo đức
Nêu được mục đích học tập của học sinh và ý nghĩa của việc xác định mục đích học tập đúng đắn
Nhận biết được hành vi bảo vệ thiên nhiên
- Nêu được thế nào là sống chan hòa với mọi người.
- Nêu được ý nghĩa của lịch sự, tế nhị.
2. Về kỹ năng:
- Phân biệt được việc làm thể hiện và không thể hiện tình yêu thiên nhiên và sống hòa hợp với thiên nhiên.
- Phân biệt được hành vi biểu hiện lối sống chan hòa và chưa biết sống chan hòa.
- Biết nhận xét, đánh giá tính tích cực, tự giác tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội
3. Về thái độ:
Đồng tình, ủng hộ người tích cực , tự giác tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội đồng thời phê phán người ngại tham gia hoạt động xã hội.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: Tự luận khách quan.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 
1. Ổn định lớp:
- GV kiểm tra sỉ số HS.
- HS thu gom sách, vở, các tài liệu liên quan bộ môn lên.
2. Tiến hành kiểm tra:
- Giám thị phát đề.
- Nhắc nhở HS trong quá trình thi không quay cóp, trao đổi ...
A/ MA TRÂN ĐỀ
Cấp độ
Tên 
Chủ đề
(Nội dung,chương)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Bài 8: Sống chan hòa với mọi người 
 C2
 4đ
1
 4đ
Bài 10: Tích cực, tự giác trong họat động tập và trong hoạt động xã hội
C3
 3đ
1
 3đ
Bài 11: Mục đích học tập của học sinh 
 C1
 3đ 
1
 3đ
TỔNG
 CỘNG
Số câu: 1
Số điểm: 3
Tỉ lệ: 30%
Số câu: 1
Số điểm: 4
Tỉ lệ: 40%
Số câu: 1
Số điểm:3
Tỉ lệ: 30%
3
 10đ
 100%
PHÒNG GD&ĐT TRÀ BỒNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2014- 2015 
 TRƯỜNG TH&THCS TRÀ BÙI MÔN: GDCD- LỚP 6 
 THỜI GIAN LÀM BÀI 45 PHÚT	 
Họ và tên
..
Lớp: 6
Điểm
Lời phê 
ĐỀ
Câu 1: ( 3đ) Nêu mục đích học tập của học sinh? Xác định mục đích học tập đúng đắn có ý nghĩa gì đối với học sinh.
Câu 2:( 4đ) Thế nào là sống chan hòa với mọi người? Em hãy nêu một số biểu hiện lối sống chan hòa và chưa sống chan hòa ? Cho ví dụ. 
Câu 3:( 3đ) Nhà trường tổ chức cuộc thi tìm hiểu về môi trường và yêu cầu tất cả các lớp tham gia. Các bạn lớp 6A tích cực tham gia, người thì vẽ tranh về môi trường, người thì sưu tầm tranh ảnh, bài viết về môi trường, mọi người đều có sản phẩm để tham gia cuộc thi. Riêng Toàn không tham gia vì cho rằng ảnh hưởng đến thời gian học tập.
 - Em có nhận xét gì về bạn Toàn ? Nếu ở cùng tổ với Toàn, em sẽ khuyên bạn điều gì ?
BÀI LÀM
PHÒNG GD&ĐT TRÀ BỒNG HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HKI 
 TRƯỜNG TH&THCS TRÀ BÙI NĂM HỌC: 2014 – 2015
 MÔN: GDCD - LỚP 6
Câu 1:( 3đ) 
*Mục đích học tập của học sinh :
- Học tập để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, người công dân tốt (1đ)
- Trở thành con người chân chính có đủ khả năng lao động để tự lập nghiệp và góp phần xây dựng quê hương đất nước, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa (1đ)
*Ý nghĩa:(1đ)
Mục đích học tập đúng đắn giúp con người luôn biết cố gắng, có nghị lực vượt qua mọi khó khăn gian khổ, vươn lên trong học tập và đạt kết quả tốt, thành công trong cuộc đời
Câu 2:( 4đ) 
* Sống chan hòa là sống vui vẻ, hòa hợp với mọi người và sẵn sàng cùng tham gia vào hoạt động chung có ích. (1đ)
 * Một số biểu hiện sống chan hòa và chưa chan hòa:
Một số biểu hiện sống chan hòa như: biết nhường nhịn người khác, luôn vui vẽ cởi mở với mọi người, sống trung thực thẳng thắn, luôn nghĩ tốt về người khác..(1đ)
Môt số biểu hiện sống chưa chan hòa: Đố kỵ, ghen ghét, nói xấu người khác, sống ích kỷ, chỉ biết đến lợi ích cá nhân, kiêu căng, coi thường người khác(1đ)
( nêu đúng được mỗi ví dụ 0,5đ)
Câu 3 ( 3đ) 
Hs có thể diễn đạt nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được những ý cơ bản sau: 
Nhận xét: Toàn là người chăm học, nhưng chưa tích cực, tự giác tham gia các hoạt động của trường, của lớp (1,5đ)
Khuyên Toàn nên tự giác, tích cực tham gia các hoạt động của trường, của lớp vì đó cũng là một trong những hoạt động giáo dục để mở rộng hiểu biết và rèn luyện kỹ năng cho bản thân.(1,5đ)
3. Học sinh nghiêm túc làm bài.
4. Giám thị thu bài.
5. dặn dò : Về nhà học bài tiếp tục thi môn khác.
IV. Rút kinh nghiệm
Tuần: 19 Ngày dạy: /12/2014
TRẢ BÀI VÀ SỬA BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I
Tuần: 20 Ngày soạn: 03/01/2014 
Tiết : 19 Ngày dạy: 04/01/2014
Bài 12 : CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM
I- Mục tiêu bài học:
1- Kiến thức:- Nêu được tên bốn nhóm quyền và một số quyền trong bốn nhóm theo Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em.
2- Kĩ năng: - Biết nhận xét, đánh giá việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em ở bản thân và bạn bè – Biết thực hiện quyền và bổn phận của bản thân.
3-Thái độ:- Tôn trọng quyền của mình và của mọi người.
II- Chuẩn bị:
- SGK + SGV; Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em.
- Số liệu, sự kiện về hoạt động thực hiện quyền trẻ em như: Tranh ảnh về các hoạt động vui chơi, hội họp của trẻ em, hoạt động chăm sóc trẻ em.
- Bảng phụ, phiếu học tập
III.Hoạt động dạy và học
1/ Ổ định tổ chức: (1p)
2/ Kiểm tra bài cũ: (2p)- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
3/ Bài mới: Hoạt động 1 */ Giới thiệu bài:
UNESCO nhấn mạnh rằng: “ Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”khẳng định vai trò của trẻ em trong xã hội con người. Ngạn ngữ Hy lạp cũng khẳng định: “ Trẻ em là niềm tự hào của con người” ý thức được điều đó LHQ đã xây dựng công ước về quyền trẻ em. Vậy công ước đó bao gồm những qui định gì về quyền trẻ em, tiết học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ vấn đề này.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động:2 Tìm hiểu truyện đọc sgk(20p)
Gv: Gọi Hs đọc truyện "Tết ở làng trẻ em SOS Hà Nội"
- Tết ở làng trẻ em SOS Hà Nội diễn ra ntn?. Có gì khác thường?.
-Em có nhận xét gì về cuộc sống của trẻ em ở làng SOS Hà Nội?. 
-Hãy kể những quyền mà em được hưởng?
GV: Công ước liên hợp quốc là luật Quốc tế về quyền trẻ em.
- Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và là nước thứ hai trên thế giới tham gia công ước. Đồng thời ban hành luật về đảm bảo quyền trẻ em ở Việt Nam.
Giới thiệu bốn nhóm quyền.
Hoạt động:3 Tìm hiểu nội dung bài học(17p)
Giới thiệu khái quát về công ước LHQ.
Gv cho HS quan sát trên màn hình máy chiếu: 
- Công ước về quyền trẻ em được hội đồng LHQ thông qua ngày 20/11/1989. VN kí công ước vào ngày 26/1/1990. Là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn công ước 20/2/1990. Công ước có hiệu lực từ ngày 2/9/1990. Sau đó nhà nước ta đã ban hành luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em VN vào ngày 12/8/1991. đến năm 1999, công ước về quyền trẻ em có 191 quốc gia là thành viên.
Gv: Công ước LHQ ra đời vào năm nào?. Do ai ban hành?. 
GV: Giới thiệu thêm:
 Công ước LHQ là luật quốcc tế về quyền trẻ em. Các nướcc tham gia công ước phải đảm bảo mức cố gắng cao nhất để thực hiện các quyền trẻ em ghi trong công ước.
-Theo Công ước LHQ về quyền trẻ em gồm mấy nhóm quyền? Đó là những nhóm quyền nào? Nội dung của từng nhóm quyền?
*Lồng ghép: Liên hệ quyền trẻ em ở địa phương 
Việc thực hiện quyền trẻ em ở nơi em cư trú như thế nào? 
- H/S đọc truyện SGK.
-Tết ở làng trẻ em SOS Hà Nội rất vui, cứ 28-29 tết, nhà nào cũng đỏ lửa luộc bánh chưng thâu đêm.
- Tổ chức tết đày đủ lễ nghi như các gia đình bình thường.
- Dù là những trẻ em mồ côi, nhưng được sự chăm sóc tận tình của các mẹ trong làng SOS nên cuộc sống của các tre em rất hạnh phúc 
HS kể
HS lắng nghe
HS lắng nghe
HS lắng nghe
HS lắng nghe
HS trả lời
Một số em bị tước mất quyền trẻ em như đang ở độ tuổi thành niên không được đi học, không được chăm sóc, nuôi dữơng chu đáo, phải đi làm thuê để kiếm sông, bị đánh đâp tàn nhẫn, đối sử không công bằng, trọng nam, khinh nữ.
I- Tìm hiểu truyện: 
“ Tết ở làng trẻ em SOS Hà Nội”
=> Được sống đầm ấm, hạnh phúc như bao trẻ em khác.
II. Nội dung bài học:
1. Giới thiệu khái quát về công ước:
+ 1989 công ước liên hiệp về quyền trẻ em được ra đời.
+ 1990 nước Việt Nam kí và phê chuẩn công ước.
+ 1991 Việt Nam ban hành luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
2. Nội dung của các quyền trẻ em.
Các nhóm quyền của trẻ em: Gồm có 4 nhóm quyền.
* Nhóm quyền sống còn: là những quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khoẻ.
* Nhóm quyền bảo vệ: Là những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột và xâm hại.
* Nhóm quyền phát triển: Là những quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như học tập, vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn hoá, nghệ thuật..
* Nhóm quyền tham gia: Là những quyền được tham gia vào các công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em như được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình...
4/ Củng cố: (4p)
- Trẻ em gốm có mấy nhóm quyền? Đó là những nhóm quyền nào?
- Công ước liên hợp quốc vào năm nào?
5/ Hoạt động nối tiếp: (1p)
- Học thuộc nội dung bài tiết 1.
- Bài tập: Tìm hiểu thực tế về việc thực hiện quyền trẻ em ở nơi em cư trú.
- Tìm hiểu nội dung phần còn lại.
6/ Rút kinh nghiệm:
.......
Tuần: 21 Ngày soạn:05/01/2014 
Tiết : 20 Ngày dạy: 06/01/2014
Bài 12: CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM (tt)
I- Mục tiêu bài dạy:
1- Kiến thức:- Giúp HS hiểu được ý nghĩa của quyền trẻ em đối với sự phát triển của trẻ em.
2- Kĩ năng:
- HS thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình; tham gia ngăn ngừa, phát hiện những hành vi vi phạm quyền trẻ em.
3- Thái độ:
- Biết ơn những người chăm sóc, dạy dỗ, đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho mình.
II- Chuẩn bị:
- SGK + SGV; Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em.
- Số liệu, sự kiện về hoạt động thực hiện quyền trẻ em như: Tranh ảnh , băng hình về các hoạt động vui chơi, hội họp của trẻ em, hoạt động chăm sóc trẻ em.
- Bảng phụ, phiếu học tập
III.Hoạt động dạy và học
1/ Ổ định tổ chức: (1p)
2/ Kiểm tra bài cũ: (4p)
? Em hãy cho biết trẻ em có mấy nhóm quyền? Đó là những nhóm quyền nào? Nêu nội dung của các nhóm quyền đó?
3/ Bài mới : Hoạt động 1 */ Giới thiệu bài:
Tiết học 19 các em đã nắm được những quyền cơ bản của trẻ em. Để biết được những nhóm quyền đó có ý nghĩa như thế nào? Tiết học hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu phần còn lại của bài
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động:2 Tìm hiểu nội dung bài học(15p)
* Thảo luận: ( 3 nhóm )
Gv: cho hs thảo luận nhóm nhỏ theo tình huống sau:
- Bà Lan ở Nam Định, do ghen tuông với người vợ trước của chồng đã liên tục hành hạ, đánh đập những người con riêng của chồng và không cho con đi học.
 Hãy nhận xét hành vi của Bà Lan?
?Em sẽ làm gì nếu được chứng kiến sự việc đó?.
 Gv: Giới thiệu một số điều trong công ước LHQ; một số vấn đề liên quan đến quyền lợi của trẻ em ( Hỏi đáp về quyền trẻ em)
*Lồng ghép: Liên hệ quyền trẻ em ở địa phương 
Qua phần thảo luận trên em hãy cho biết những nhóm quyền trên có cần thiết đối với trẻ em không? vì sao?
Trẻ em chúng ta cần phải làm gì để quyền của mình được thực hiện?
- Vậy Công Ước LHQ có ý nghĩa gì?
GV: Cho HS suy nghĩ nhằm rút ra bổn phận của mình đối với công ước.
Hoạt động:3 Luyện tập (20p)
Gv: HD học sinh làm bài tập sgk/38
- GV bổ sung.
Hướng dẫn học sinh làm BT đ,e.
- GV nhận xét, bổ sung và kết luận.
hs thảo luận nhóm
- Bà Lan đã vi phạm quyền trẻ em: Liên tục hành hạ, đánh đập những người con riêng của chồng và không cho con đi học.(vi phạm điều 28,37 - Trẻ em được học hành, không có trẻ em nào phả chịu sự tra tấn đối xử, trừng phạt độc ác, vô nhân đạo hay làm mất phẩm giá.. ) 
HS lắng nghe
Cần phải tố cáo các hành vi vi phạm quyền của trẻ em. Trẻ em phải vâng lời ông bà,cha mẹ, thầy cô giáo, phải chăm chỉ HT, tu dưỡng đạo đức và tích cực tham gia các hoạt động có ích
HS suy nghĩ và rút ra bổn phận của mình
- H/S làm bài tập.
HS đọc yêu cầu BT (b) trong SGK.
- HS làm BT- HS nhận xét
HS đọc yêu cầu BT (c) trong SGK.
- HS làm BT.
- H/S làm bài tập.
II. Nội dung bài học:
1. Giới thiệu khái quát về công ước:
2. Nội dung của các quyền trẻ em.
3. Ý nghĩa của công ước LHQ: 
- Đối với trẻ em: Trẻ em được sống hạnh phúc, được yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ, do đó được phát triển đầy đủ.
- Đối với thế giới: Trẻ em là chủ nhân, tương lai của thế giới, trẻ em được phát triển đầy đủ sẽ xây dựng nên một thế giới tương lai tốt đẹp, văn minh, tiến bộ.
4. Bổn phận của trẻ em: 
- Phải biết bảo vệ quyền của mình và tôn trọng quyền của người khác.
- Thực hiện tốt bổn phận của mình. 
- Hiểu sự quan tâm của mọi người đối với mình. Biết ơn cha mẹ, những người đã chăm sóc, dạy dỗ, giúp đỡ mình.
III- Luyện tập: 
*/ Bài 1: (b).
- Bắt trẻ em bỏ học đi làm để kiêm sống.
- Dụ dỗ trẻ em buôn bán ma tuý.
- Không cho trẻ em tham gia các hoạt động.
Bài 2: (c).
- Lan sai . Vì nhà lan đang khó khăn Lan chưa biết thông cảm cho mẹ.
- Nếu em là Lan, em sẽ nói với mẹ rằng: Khi nào tiết kiệm đủ tiền mẹ mua cho con.
*/ Bài 3: (đ).
- Nếu em là Quân em sẽ giải thích cho bố mẹ hiểu.
- Ngoài việc HT còn phải tham gia các hoạt động của trường, lớp thì mới phát triển toàn diện nhân cách.
*/ Bài 4: (e).
- Nhờ người có thẩm quyền đến can thiệp.
- Khuyên bạn, giải thích cho bạn hiểu sự cần thiết của việc HT. Nếu không nghe nói cho bố mẹ ban biết.
- Khuyên các bạn đi học
4/ Củng cố: (4p)
-Trẻ em có bổn phận và có nghĩa vụ gì.
- GV khái quát lại nội dung cần cho HS nắm
5/ Hoạt động nối tiếp: (1p)
- Học thuộc nội dung bài học trong SGK.
- Làm bài tập còn lại SGK
- Đọc trước bài 13, trả lời phần gợi ý câu hỏi trong SGK.
6/ Rút kinh nghiệm:
.......
Tuần: 22 Ngày soạn: 17/01/2014 
Tiết : 21 Ngày dạy: 18/01/2014	
Bài 13: CÔNG DÂN NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
I- Mục tiêu bài dạy:
1- Kiến thức:
- Nêu được thế nào là công dân;căn cứ để xác định công dân của một nước; Thế nào là công dân nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Nêu được mối quan hệ giữa công dân và Nhà nước
2- Kĩ năng: - Biết thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân phù hợp với lứa tuổi.
3- Thái độ: - Tự hào là công dân nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
II- Chuẩn bị:
- SGK + SGV. Hiến pháp 1992 ( Chương v – Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân).
- Luật quốc tịch ( 1988 - Điều 4).
- Luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em.
- Câu chuyện kể về danh nhân văn hoá, thanh tích HT thể thao của HS Việt Nam.
III.Hoạt động dạy và học
1. Ổ định tổ chức. (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (4p)
- Trẻ em cần phải làm gì đối với quyền và nghĩa vụ của mình?
3. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
Chúng ta luôn tự hào: Chúng ta là công dân nước CHXHCN Việt Nam. Vậy để hiểu rõ công dân là gì? Những người như thế nào thì được gọi là công dân nước CHXHCN Việt Nam? Để trả lời được câu hỏi trên, chúng ta cùng đi tìm hiểu bài 13.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động: 2 Tìm hiểu tình huống và truyện đọc: (20p)
GV gọi HS đọc tình huống
->GV nhận xét.
Theo em bạn A- Li- A nói như vậy có đúng không? Vì sao?
Người nước ngoài đến VN công tác hoặc người nước ngoài đến VN sinh sông lâu dài có được coi là công dân nước VN không? Vì sao?
GV nhận xét và kết luận
GV gọi HS đọc truyện đọc
-Tấm gương rèn luyện phấn đấu của Thúy Hiền gợi cho em suy nghĩ gì về học tập, trách nhiệm của người HS, người CD đối với đất nước?
GV nhận xét và kết luận
Hoạt động:2 Tìm hiểu nội dung bài học(10p)
Qua phần tìm hiểu em hãy cho biết công dân là gì? căn cứ vào đâu để xác định công dân của một nước? Công dân nước VN là người như thế nào?
*/ Tình huống:
Một phụ nữ phát hiện đứa bé bị bỏ rơi bên đường, mang về nuôi, đứa trẻ lớn lên có mái tóc vàng, da trắng. 
Theo em đứa trẻ đó có phải là công dân nước CHXHCH Việt Nam không? Vì sao?
Vậy những người như thế nào được quyền có quốc tịch Việt Nam?
HS đọc tình huống trong SGK.
- A- Li- A là công dân Việt Nam.
- Vì bố A- Li- A là công dân Việt Nam. ( nếu bố mẹ chọn quốc tịch Việt Nam cho A- Li- A)
HS trả lời
HS đọc truyện đọc
HS suy nghĩ trả lời
HS suy nghĩ trả lời
HS suy nghĩ giải quyết tình huống
- Đứa trẻ đó là công dân nước CHXHCN- VN dựa vào căn cứ xác định quốc tịch.
I- Tìm hiểu tình huống và truyện đọc: 
II. Nội dung bài học:
1-Công dân là gì:
 Công dân là người dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước với công dân nước đó.
- Quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước.
- Công dân nước CHXHCN- VN là người có quốc tịch VN.
4/ Củng cố: (4p)
- Công dân là gì?
- Căn cứ vào đâu để xác định công dân của một nước?
- Công dân nước CHXHCN- VN là người như thế nào?
5/ Hoạt động nối tiếp: (1p)
- Học thuộc nội dung bài học tiết 1 trong SGK.
- Xem phần còn lại
6/ Rút kinh nghiệm:
.......
Tuần: 23 Ngày soạn: 24/01/2014 
Tiết : 22 Ngày dạy: 25/01/2014	
Bài 13: CÔNG DÂN NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
I- Mục tiêu bài dạy:
1- Kiến thức:- Giúp HS hiểu công dân VN có quyền và nghĩa vụ gì đối với nhà nước CHXHCN Việt Nam.
- Nêu được mối quan hệ giữa công dân và Nhà nước
2- Kĩ năng:-Biết cố gắng học tập để nâng cao kiến thức, phẩm chất đạo đức để trở thành công dân có ích cho xã hội.
3- Thái độ :- Biết tự hào là công dân Việt Nam. Mong muốn được góp phần xây dựng đất nước và xã hội.
II- Chuẩn bị:
- SGK + SGV. Hiến pháp 1992 ( Chương v – Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân).
- Luật quốc tịch ( 1988 - Điều 4).
- Luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em.
- Câu chuyện kể về danh nhân văn hoá, thanh tích HT thể thao của HS Việt Nam.
III.Hoạt động dạy và học
1. Ổ định tổ chức. (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (4p)
- Em hiểu thế nào là công dân của một nước? Căn cứ vào đâu để xác định công dân của một nước? Công dân của nước CHXHCN Việt Nam là người như thế nào?
3. Bài mới:
Hoạt động 1:*/ Giới thiệu bài:
Tiết trước các em đã nhận biết được công dân là người dân của một nước. Quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước.Công dân nước Vịêt Nam là người có Quốc tịch Việt Nam. Để hiểu được giữa nhà nước và công dân có mối quan hệ như thế nào? công dân có quyền và nghĩa vụ gì đối với nhà nước CHXHCN Việt Nam, tiết học hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu phần còn lại của bài
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động:2 Tìm hiểu nội dung bài học(10p)
*/ Thảo luận:
Hãy nêu các quyền của c

Tài liệu đính kèm:

  • docGDCD_6_chuan.doc