I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Giúp học sinh hiểu thế nào là sống giản dị và không giản dị, tại sao cần phải sống giản dị?
2. Kĩ năng
- Học sinh biết tự đánh giá hành vi bản thân và của người khác về lối sống giản dị ở mọi khía cạnh.
- Biết xây dựng kế hoạch rèn luyện và học tập những tấm gương sống giản dị
3. Thái độ
- Học sinh biết quý trọng sự giản dị, xa lánh lối sống xa hoa, hình thức.
4. Phát triển năng lực
- Năng lực chung: KN thảo luận nhóm.
- Năng lực riêng: KN nhận thức và tự nhận thức lối sống của bản thân.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Giáo viên
- Chuẩn kiến thức GDCD 7.
- Tư liệu GDCD.
- Phiếu học tập, bảng phụ.
2. Học sinh:
- Soạn bài theo câu hỏi gợi ý trong SGK.
Ngày soạn: 16/08/2015 Ngày dạy : /08/2015 Tiết 1: BÀI 1: SỐNG GIẢN DỊ I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Giúp học sinh hiểu thế nào là sống giản dị và không giản dị, tại sao cần phải sống giản dị? 2. Kĩ năng - Học sinh biết tự đánh giá hành vi bản thân và của người khác về lối sống giản dị ở mọi khía cạnh... - Biết xây dựng kế hoạch rèn luyện và học tập những tấm gương sống giản dị 3. Thái độ - Học sinh biết quý trọng sự giản dị, xa lánh lối sống xa hoa, hình thức. 4. Phát triển năng lực - Năng lực chung: KN thảo luận nhóm. - Năng lực riêng: KN nhận thức và tự nhận thức lối sống của bản thân. II. Chuẩn bị của GV và HS: 1. Giáo viên - Chuẩn kiến thức GDCD 7. - Tư liệu GDCD. - Phiếu học tập, bảng phụ. 2. Học sinh: - Soạn bài theo câu hỏi gợi ý trong SGK. III. Tiến trình bài học: 1. Bài mới: * Giới thiệu bài mới: Cho HS quan sát tranh ở bài tập 1 SGK sau đó GV dẫn dắt vào bài. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1 Tìm hiểu truyện đọc sgk GV: Gọi HS đọc truyện sgk GV: Trang phục, tác phong và lời nói của Bác Hồ trong truyện, được thể hiện như thế nào? GV: Em có nhận xét gì về cách ăn mặc, tác phong và lời nói của Bác ? (Dành cho HS khá - giỏi) GV:Hãy nêu những tấm gương sống giản dị ở lớp, trường và ngoài xã hội mà em biết? ( Dành cho HS khá – giỏi) => Giản dị không có nghĩa là qua loa, đại khái, tuỳ tiện...Sống giản dị phải phù hợp với lứa tuổi, điều kiện của bản thân, gia đình và xã hội. Hoạt động 2 Tìm hiểu nội dung bài học GV:Thế nào là sống giản dị ? (Dành cho HS yếu – kém) GV: Tính giản dị biểu hiện ở những khía cạnh nào trong cuộc sống? (lời nói, cử chỉ, tác phong, cách ăn mặc, thái độ giao tiếp đối với mọi người) GV: Trái với giản dị là gì? (Dành cho HS khá – giỏi) GV: Sống giản dị sẽ có ý nghĩa gì đối với mỗi chúng ta? Hoạt động 3 Luyện tập Bài 1 (SGK) Bài 2 (SGK) GV: Hãy nêu ý kiến của em về việc làm sau: “Sinh nhật lần thứ 12 của Hoa được tổ chức rất linh đình”. GV nhận xét, đánh giá kết quả. I.Truyện đọc: -Trang phục: quần áo ka-ki, đội mủ vải ngả màu và di dép cao su. + Tác phong: - Cười đôn hậu - Vẩy tay chào mọi người Thân mật như người cha đối với con. + Lời nói: đơn giản “Tôi nói đồng bào nghe rõ không?” + Ăn mặc đơn giản, không cầu kỳ, phù hợp với hoàn cảnh đất nước lúc đó. + Thái độ: chân tình, cởi mở, không hình thức, lể nghi xua tan tất cả những gì còn xa cách giữa vị chủ tịch nước và nhân dân. + Lời nói: dể hiểu, gần gủi, thân thương với mọi người. II.Nội dung bài học: 1. Sống giản dị: - Là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội. * Biểu hiện : không xa hoa, lãng phí, không chạy theo những nhu cầu vật chất và hình thức bề ngoài. * Trái với giản dị : - Xa hoa, lảng phí, cầu kỳ, qua loa, tuỳ tiện, nói năng bộc lốc, trống không... 2. Ý nghĩa: - Là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người. - Sống giản dị sẽ được mọi người yêu mến, cảm thông, giúp đỡ. Bài 1 (SGK) - Bức tranh 3: Thể hiện tính giản dị của HS khi đến trường. Bài 2 (SGK) - Biểu hiện giản dị: 2,5 - Việc làm của Hoa xa hoa, lãng phí, không phù hợp với điều kiện của bản thân. 3. Cũng cố: - Thế nào là sống giản dị? Lấy ví dụ minh hoạ ? 4. Hướng dẫn về nhà: * Bài cũ: - Học bài - Làm bài tập c,d,e SGK/6 * Bài mới: - Xem trước nội dung bài 2. - HS thực hiện tốt ATGT * Rút kinh nghiệm: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tổ chuyên môn duyệt TT Phạm Thị Hồng Lý
Tài liệu đính kèm: