Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Tiết 1: Sống giản dị

SỐNG GIẢN DỊ

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức :

- Hiểu được thế nào là sống giản dị.

- Kể được một số biểu hiện của lối sống giản dị.

- Phân biệt được giản dị với xa hoa cầu kì, phô trương hình thức với luộm thuộm, cẩu thả.

- Hiểu được ý nghĩa của sống giản dị.

 2. Kĩ năng :

- Biết thực hiện giản dị trong cuộc sống .

3. Thái độ :

- Biết quý trọng lối sống giản dị trong cuộc sống; không đồng tình với lối sống xa hoa, phô trương, hình thức.

 

docx 4 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 1217Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Tiết 1: Sống giản dị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1	 Ngày soạn : 16/08/2014
TIẾT 1	 	 Ngày dạy: 18/08/2014
SỐNG GIẢN DỊ
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức :
Hiểu được thế nào là sống giản dị.
Kể được một số biểu hiện của lối sống giản dị.
Phân biệt được giản dị với xa hoa cầu kì, phô trương hình thức với luộm thuộm, cẩu thả.
Hiểu được ý nghĩa của sống giản dị.
 2. Kĩ năng : 
Biết thực hiện giản dị trong cuộc sống .
3. Thái độ : 
Biết quý trọng lối sống giản dị trong cuộc sống; không đồng tình với lối sống xa hoa, phô trương, hình thức.
II. CÁC KĨ NĂNG CẦN GIÁO DỤC:
Kĩ năng xác định giá trị về biểu hiện và ý nghĩa của sống giản dị.
Kĩ năng so sánh biểu hiện sống giản dị và trái với sống giản dị
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 1. Ổn định lớp : Kiểm tra sỉ số lớp (2 phút)
 2. Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra
 3. Bài mới:
 Giới thiệu bài (1 phút) : Sống trong cuộc đời, quen biết với nhiều người là một chuyện đương nhiên và dễ dàng. Nhưng để chinh phục và làm cho mọi người sống chung quanh yêu mến nhiều hơn mới là điều khó. 
Trong những đức tính cá nhân mà con người cần phải có để thu phục lòng người đó là sống giản dị. Vậy thế nào là sống giản dị, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài học ngày hôm nay. 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Khai thác nội dung truyện đọc
GV: Gọi học sinh đọc truyện sgk 
GV: Bằng hiểu biết của em về lịch sử hãy cho biết ngày mùng hai tháng chín là ngày có ý nghĩa như thế nào trong lịch sử của dân tộc ta? 
GV: Trong thời khắc thiêng liêng ấy , mọi người hình dung như thế nào về sự xuất hiện của Bác Hồ ?
HS: trả lời
GV: Tìm chi tiết biểu hiện cách ăn mặc, tác phong và lời nói của Bác?
HS: Cách ăn mặc, tác phong và lời nói của Bác.
- Bác mặc bộ quần áo ka-ki, đội mũ vải đã ngả màu, đi dép cao su.
- Bác cười đôn hậu vẫy tay chào.
- Thái độ: Thân mật như cha với con.
- Hỏi : Tôi nói đồng bào nghe rõ không ?
GV: Em có nhận xét gì về cách ăn mặc, tác phong và lời nói của Bác?
- Bác ăn mặc đơn giản không cầu kì, phù hợp với hoàn cảnh của đất nước.
- Thái độ chân tình, cởi mở, không hình thức, không lễ nghi.
- Lời nói gần gũi, dễ hiểu, thân thương với mọi người.
GV: Những chi tiết ấy đã tác động đến tình cảm của nhân dân như thế nào?
HS: Mọi người vui mừng, xúc động không cầm được nước mắt khi nhìn thấy Bác.
GV: Em hãy kể một vài câu chuyện thể hiện đức tính giản dị của Bác Hồ mà em biết ?
HS: trả lời
GV bổ sung bằng câu chuyện: Bữa ăn của vị Chủ tịch nước.
Tóm lại :Trong cuộc sống quanh ta sự giản dị được biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau không chỉ biểu hiện ở cách ăn mặc và việc làm mà còn thể hiện qua suy nghĩ, hành động của của mỗi người trong cuộc sống và những điều kiện, hoàn cảnh nhất định.
Chuyển ý :Vậy sống giản dị là sống như thế nào? Những biểu hiện của lối sống giản dị? Vì sao phải sống giản dị ?
 GV: Nhận xét, chuyển ý.
Hoạt động 2: Tìm hiểu và phân tích khái niệm. 
GV: Em hãy kể một tấm gương sống giản dị mà em biết?
HS: kể
GV: Thế nào là sống giản dị?
HS: Tự rút ra khái niệm
GV cho HS đọc khái niệm sgk để khắc sâu kiến thức. 
GV: Cho thảo luận nhóm bằng cách đặt câu hỏi :
- Nhóm 1+ 2: Nêu những biểu hiện của lối sống giản dị?
- Nhóm 3+4: Trái với giản dị là gì? Biểu hiện của nó? 
HS : Đại diện nhóm trả lời, các nhóm nhận xét. 
* Biểu hiện của lối sống giản dị.
- Không xa hoa, lãng phí.
- Không cầu kì, kiểu cách. 
- Không chạy theo những nhu cầu vật chất, hình thức bề ngoài.
- Thẳng thắn chân thật, gần gũi với mọi người. 
*Trái với giản dị:
- Sống xa hoa, lãng phí.
- Phô trương về hình thức.
- Học đòi ăn mặc.
- Cầu kì trong giao tiếp.
-Mặc bộ quần áo đi lao động để dự các buổi lễ 
- Có nhu cầu đòi hỏi về ăn mặc,vui chơi vượt quá khả năng kinh tế cho phép của gia đình và bản thân .
- Có những cử chỉ hành vi ,cử chỉ ,cách ăn mặc lạc lõng, xa lạ với truyền thống của dân tộc . 
GV: Chốt lại và nhấn mạnh giản dị không có nghĩa là qua loa đại khái, cẩu thả tùy tiện trong nếp sống, nếp nghĩ, nói năng cộc lốc, trống không , tâm hồn nghèo nàn trống rỗng. Sống giản dị là sống phù hợp với gia đình và xã hội, đó cũng là một trong những biểu hiện của đức tính trung thực
Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa của sống giản dị 
GV: VD có 2 học sinh một học sinh mặc đồng phục, gọn gàng, ăn nói lễ phép, còn một học sinh ăn mặc thời trang, kênh kiệu.
GV: Em thấy mến ai hơn?
HS: Phát biểu ý kiến.
GV: Nhận xét và liên hệ thực tế trong cuộc sống.
GV: Ý nghĩa của sống giản dị là gì ?
HS: Trả lời.
GS: Chốt lại 
I. TRUYỆN ĐỌC (14 phút)
“Bác Hồ trong ngày Tuyên ngôn Độc lập”.
- Ngày 2/9 là ngày Quốc khánh của nước Việt Nam, đó là một ngày có ý nghĩa trọng đại trong lịch sử của dân tộc . 
- Bác ăn mặc giản đơn phù hợp với hoàn cảnh lúc bấy giờ. 
- Thái độ chân tình làm xua tan tất cả những gì cón xa cách giữa Bác - chủ tịch nước với nhân dân.
=> Lối sống giản dị thể hiện ở mọi khiá cạnh: lời nói, cử chỉ, tác phong, ăn mặc, thái độ. 
II. NỘI DUNG BÀI HỌC (20 phút)
1. Khái niệm: Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội.
Biểu hiện: Không xa hoa, lãng phí, không cầu kì không kiểu cách. 
* Phân biệt:
-Trái với giản dị là qua loa, lãng phí, cầu kì, phô trương hình thức.
- Giản dị cũng không phải là qua loa đại khái,cẩu thả,luộm thuộm
2. Ý nghĩa:
- Là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người 
- Người sống giản dị sẽ được mọi người xung quanh yêu mến. 
4. Củng cố (3 phút)
 - Thế nào là sống giản dị? Biểu hiện? Ý nghĩa?
 5. Đánh giá: (3 phút)
 Bài tập a SGK trang 5: Quan sát và nhận xét của em qua các hình ảnh trên?
HS: -Tranh 3: đúng vì ăn mặc phù hợp với điều kiện hoàn cảnh vui tươi, thể hiện tính giản dị của học sinh.
 6. Hoạt động nối tiếp: (2 phút)
- Học thuộc bài
- Làm bài tập còn lại trong sgk
7. Rút kinh nghiệm: 
.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docxTuan_1_GDCD_7_Tiet_1_2015_2016.docx