Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 - Bài 10: Tự lập

1. MỤC TIÊU:

1.1 Kiến thức:

Hoạt động 1 :

- Học sinh biết biểu hiện của người có tính tự lập

- HS hiểu : + thế nào là tự lập

 + ý nghĩa của việc tự lập

Hoạt động 2 :

- HS biết thế nào tự lập

- HS hiểu ý nghĩa của tự lập

1.2 Kĩ năng:

 HS thực hiên: + tự giải quyết, làm lấy công việc hằng ngày của mình

 HS thành thạo: + lối sống tự lập, không dựa dẫm, ỷ lại, phụ thuộc vào người khác

1.3 Thái độ:

- Thói quen: Ưa thích sống tự lập, không dựa dẫm, ỷ lại, phụ thuộc vào người khác.

- Tính cách : Cảm phục và tự giác học hỏi những ngời bạn, những người xung quanh biết sống tự lập

- *Hoạt động 2: nắm nội dung của truyện đọc

- *Hoạt động 3: nắm nội dung bài học

 

doc 4 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 1209Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 - Bài 10: Tự lập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11
Tiết PPCT: 11
Ngày dạy: 
Bài 10:
TỰ LẬP
š{›
MỤC TIÊU:
Kiến thức: 
Hoạt động 1 :
Học sinh biết biểu hiện của người có tính tự lập
HS hiểu : + thế nào là tự lập
 + ý nghĩa của việc tự lập
Hoạt động 2 :
HS biết thế nào tự lập
HS hiểu ý nghĩa của tự lập
Kĩ năng:
 HS thực hiên: + tự giải quyết, làm lấy công việc hằng ngày của mình
 HS thành thạo: + lối sống tự lập, không dựa dẫm, ỷ lại, phụ thuộc vào người khác
Thái độ:
Thói quen: Ưa thích sống tự lập, không dựa dẫm, ỷ lại, phụ thuộc vào người khác.
Tính cách : Cảm phục và tự giác học hỏi những ngời bạn, những người xung quanh biết sống tự lập
*Hoạt động 2: nắm nội dung của truyện đọc
*Hoạt động 3: nắm nội dung bài học
*Hoạt động 4: làm bài tập
NỘI DUNG HỌC TẬP: 
Đặt vấn đề
 Nội dung bài học
 Làm bài tập
CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
SGK, bảng phụ, phiếu học tập
Học sinh:
SGK GDCD8, tranh ảnh liên quan
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
Ổn định tổ chức và kiểm diện:
Kiểm tra miệng: 
? Những việc làm nào là em góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư ?(10 đ) 
HS:-Ngoan ngoãn kính trọng lễ phép với ông bà, cha mẹ, anh chị và mọi người xung quanh. (2,5đ)
- Chăm chỉ học tập, tránh xa các tệ nạn XH. (2,5đ)
- Tham gia các hoạt động chính trị - XH. (2,5đ)
- Đấu tranh với những hiện tượng mê tín dị đoan, thủ tục nặng nề. (2,5đ)
Tiến trình bài học :
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
a/ Hoạt động 1: Vào bài:
Ca dao tục ngữ có câu:
Bàn tay ta làm nên tất cả
 Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
? Em hiểu gì về 2 câu nói trên ?
GV kết luận : Đó chính là nội dung cần tìm hiểu trong bài học hôm nay .
b/ Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung đặt vấn đề.
GV phân vai cho HS đọc truyện. 
GV chia lớp làm 4 nhóm thảo luận. 
Nhóm 1: Vì sao Bác Hồ có thể ra đi tìm đường cứu nước dù chỉ với hai bàn tan trắng ?
HS trả lời:
 -Bác Hồ có sẵn lòng yêu nước, có lòng quyết tâm, tin vào sức lực của mình. 
 Nhóm 2: Em có nhận xét gì về suy nghĩ, hành động của anh Lê ? 
HS trả lời:
 -Anh Lê cũng là người yêu nước, bị lôi cuốn bởi lòng hăng hái của Bác Hồ nhưng vì thiếu tự tin nên anh không đủ can đảm đi tìm Bác Hồ
Nhóm 3: Em có suy nghĩ gì qua câu chuyện trên?
 HS trả lời:
 -Chúng ta nên học tập ở Bác phẩm chất không sợ khó khăn, gian khổ, ý chí tự lập cao.
Nhóm 4: Nêu những hành vi của tính tự lập trong học tập, lao động và sinh hoạt hàng ngày ?
HS trả lời
-Học tập : tự mình đi xe đạp đến trường; Lao động : trực nhật lớp 1 mình, 1 mình làm việc nhà khi ba mẹ đi vắng; sinh hoạt hàng ngày : tự giặt lấy quần áo, tự chuẩn bị bữa sáng, tự mình hoàn thành nhiệm vụ được giao
HS:Đại diện nhóm lên trình bày. 
Tóm lại: Phải có quyết tâm, không ngại khó khăn khi làm việc gì đó, có ý chí tự lập trong học tập và rèn luyện.
c/ Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài học. 
? Thế nào là tính tự lập. 
Mở rộng : Kể câu chuyện Ô Sin .Em có suy nghĩ gì về tấm gương đó ?
? Những biểu hiện của tính tự lập ? 
Lưu ý : Tự lập không có nghĩa là không cần sự hổ trợ chính đáng của người khác .
? Tìm những hình ảnh trái ngược với tính tự lập? Hậu quả ?
HS:Nhút nhát, lo sợ, ngại khó, ỷ lại, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác. 
? Em hiểu gì về câu nói :” Há miệng chờ sung “
HS: Kẻ lười biếng ỷ lại .
Liên hệ :Hiện nay có rất nhiều tấm gương HS, SV và những người lao động nghèo khó bệnh tật đã vươn lên thành đạt. Em hãy kể vài tấm gương mà em biết ?
GV bổ sung gương người tốt, việc tốt: 
“Em Trần Bá Tú trường THCS Lê Doãn Nhã, bị nhiễm chất độc màu da cam, song em đã vượt qua mọi khó khăn để vươn lên trong học tập 9 năm liền đều đạt danh hiệu HS tiên tiến của trường”. 
? Ý nghĩa của tự lập? 
? Có ý kiến cho rằng :Những người nghèo khó thường hay có tính tự lập theo em thì sao ?( Câu hỏi dành cho học sinh giỏi )
? Các em cần phải học tập và rèn luyện như thế nào để có tính tự lập ? 
Thảo luận 2 phút :Tình huống :“Bạn Bình và Minh đều là HS giỏi của lớp. Bạn Bình thường chủ động, tự lực trong học tập, nêu được ý kiến riêng của mình trong thảo luận đồng thời biết lắng nghe ý kiến của các bạn khác để làm phong phú thêm tri thức và biết được chỗ sai, đúng của mình. Bạn Minh cũng chủ động học tập, suy nghĩ nhưng do quá tự tin nên hay xem thường ý kiến của các bạn khác”
? Theo em, bạn Bình và Minh ai có tinh thần tự lập trong học tập hơn ? Vì sao ? 
HS phát biểu. 
d/ Hoạt đông 4: Hướng dẫn HS luyện tập 
Cho HS trả lời bài tập 2 SGK/26 
GV kết luận, bổ sung chấm điểm.
I- ĐẶT VẤN ĐỀ : 
. 
 .
II. NỘI DUNG BÀI HỌC : 
1.Tự lập: Là tự làm lấy, tự giải quyết công việc, tự lo liệu tạo dựng cuộc sống, không trông chờ, dựa dẫm vào người khác. 
- Biểu hiện: 
+ Sự tự tin. 
+ Bản lĩnh. 
+ Vượt khó khăn, gian khổ. 
+ Có ý chỉ nỗ lực phấn đấu, kiên trì, bền bỉ. 
2. Ý nghĩa: 
Là phẩm chất cần có của mỗi con người
Người có tính tự lập thường gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống. 
Họ xứng đáng được mọi người kính trọng. 
3.HS cần phải: 
- Rèn luyện từ nhỏ. 
-Đi học. 
 -Đi làm. 
- Sinh hoạt hàng ngày. 
III. BÀI TẬP :
Bài tập 2 SGK/26 :
-Đúng :C,D,Đ,E.
-Sai:A,B .
Tổng kết:
Trò chơi 2 phút : Tìm ca dao tục ngữ nói về tính tự lập.
HS:	- Có công mài sắt có ngày nên kim. 
- Muốn ăn thì lăn vào bếp. 
- Đói thì đầu gối phải bò. 
Ca dao: 
- Con mèo nằm bếp co ro .
Ít ăn nên mới ít lo ít làm. 
Tự lực cánh sinh. 
HS: Trình bày kết quả .
GV: Đánh giá tuyên dương .
GV kết luận: Tự lập là 1 đức tính quý báu, chúng ta cần học tập và rèn luyện để vượt qua khó khăn vươn lên cuộc sống tốt đẹp. Luôn ghi nhớ và thực hiện lời Bác dạy: “Thắng không kêu, bại không nản”. Bởi tục ngữ có câu: “Có cứng mới đứng đầu gió”. 
Hướng dẫn học tập:
Đối với bài học tiết này:
Học thuộc nội dung bài học
Làm bài tập 5 SGK/ 27
Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
Chuẩn bị bài 11 “Lao động tự giác và sáng tạo”
Đọc phần đặt vấn đề và bài học.
PHỤ LỤC: 	

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_10_Tu_lap.doc