Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 - Bài 11: Lao động tự giác và sáng tạo

1. MỤC TIÊU:

1.1 Kiến thức:

Hoạt động 1 :

- Học sinh biết biểu hiện của sự tự giác và sáng tạo trong lao động

- HS hiểu: + thế nào là lao động tự giác và sáng tạo

Hoạt động 2 :

- Học sinh biết thế nào là lao động tự giác , tự giác

- Học sinh hiểu biểu hiện của lao động tự giác

1.2 Kĩ năng:

 Học sinh thực hiện: kế hoạch học tập, lao động;

 Học sinh thành thạo: kỹ năng lao động và sáng tao, giải quyết tình huống

1.3 Thái độ:

- Thói quen: Tích cực, tự giác và sáng tạo trong học tập, lao động

- Tính cách: Quý trọng những người tự giác, sang tạo trong học tập, lao động; phê phán những hành vi lười nhác trong học tập và lao động

* Hoạt động 2: nắm nội dung truyện đọc

* Hoạt động 3: nắm nội dung bài học

* Hoạt động 4: nắm việc liên hệ thực tế

 

doc 5 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 1410Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 - Bài 11: Lao động tự giác và sáng tạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12
Tiết PPCT: 12
Ngày dạy: 
Bài 11:
LAO ĐỘNG TỰ GIÁC VÀ SÁNG TẠO
š{›
MỤC TIÊU:
Kiến thức: 
Hoạt động 1 :
Học sinh biết biểu hiện của sự tự giác và sáng tạo trong lao động
HS hiểu: + thế nào là lao động tự giác và sáng tạo
Hoạt động 2 :
Học sinh biết thế nào là lao động tự giác , tự giác
Học sinh hiểu biểu hiện của lao động tự giác
Kĩ năng:
 Học sinh thực hiện: kế hoạch học tập, lao động; 
 Học sinh thành thạo: kỹ năng lao động và sáng tao, giải quyết tình huống
Thái độ:
 Thói quen: Tích cực, tự giác và sáng tạo trong học tập, lao động
 Tính cách: Quý trọng những người tự giác, sang tạo trong học tập, lao động; phê phán những hành vi lười nhác trong học tập và lao động
* Hoạt động 2: nắm nội dung truyện đọc
* Hoạt động 3: nắm nội dung bài học
* Hoạt động 4: nắm việc liên hệ thực tế
NỘI DUNG HỌC TẬP: 
Đặt vấn đề
Nội dung bài học
Luyện tập
CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
SGK, bảng phụ, phiếu học tập
Học sinh:
SGK GDCD8, tranh ảnh liên quan
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
Ổn định tổ chức và kiểm diện:
Kiểm tra miệng: 
GV ghi vào bảng phụ nội dung bài tập sau: 
? Em đồng ý với ý kiến nào sau đây ? Vì sao ?(10đ)
* Công việc nhà để cho người giúp việc làm. 
* Bài tập đã có gia sư làm giúp. 
* Xe đạp hỏng thì đã có xe ôm đưa đến trường. 
* Vệ sinh lớp thì đã có cô lao công. 
* Lau bảng thì đã có tổ trưởng, lớp trưởng. 
* Bố mẹ giàu có không cần phải lo lắng học tập. 
HS : -Tất cả đều sai .( 6 đ)
 -Vì sao : HS tự do trả lời .(4đ)
GV bổ sung, cho điểm.
Tiến trình bài học :
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
a/ Hoạt động 1: Vào bài:
“Mi-ken-lăng là một họa sĩ danh tiếng của nước Ý. Những ngày thơ ấu, bản tính Mi-ken-lăng vốn hay suy nghĩ tìm tòi. Khi vẽ, cậu nhìn mọi vật bằng con mắt đâm chiêu, tò mò, tay không rời cây bút chì, hí hoáy vẽ các hình người và cảnh vật xung quanh. Người ta kể rằng, khi bước vào giờ học vẽ, lệ thường học trò vẽ lại bức tranh của thầy. Nhưng cậu bé Mi-ken-lăng không ngoan ngoãn sao chép bắt chước nguyên bản bức tranh của thầy mà cứ sửa đi sửa lại, làm cho bức tranh của mình đẹp hơn lên. Cứ mỗi lần học vẽ như thế, thấy giáo rất kinh ngạc và mặc dù hơi bực mình nhưng cũng cảm thấy mến cậu bé. Một lần, cậu vẽ lại bức tranh con cá của một họa sĩ Đức. Cậu không hài lòng với bức tranh đó. Cậu ra chợ quan sát cá thật. Nhìn con cá thật, cậu thích thú say mẽ mắt, vẽ vây giống như thật. Thế là bức tranh mẫu được vẽ lại thêm bớt, sửa đổi, sống động hẳn lên. Lần này thầy giáo nhìn bức tranh họa lại cậu học trò nhỏ đó, không bực mình mà thấy trước cả một tài năng sáng tạo đầy hứa hẹn”. 
? Em có nhận xét gì về Mi-ken-lăng ? 
HS:Mi-ken-lăng là một người có tính tự lập trong học tập, luôn không hài lòng với những gì sẵn có , tự mình tìm tòi sáng tạo ra cái mới. 
GV bổ sung: Những việc làm của Mi-ken-lăng thể hiện ông là người luôn tự giác, sáng tạo trong học tập, không sao chép, không rập khuôn theo người khác. Vậy để giúp cho các em hiểu rõ hơn thế nào là tự giác sáng tạo trong học tập lẫn trong lao động. Chúng ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay. 
GV ghi tựa bài lên bảng.
b/ Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung đặt vấn đề.
GV đặt câu hỏi gợi ý để HS tìm hiểu nội dung vấn đề. 
? Tại sao trong lao động cần phải tự giác và sáng tạo ?
HS:Trong quá trình lao động cần phải tự giác và sáng tạo để có kết quả cao, có năng suất, chất lượng.
? Theo em, HS có cần rèn luyện lao động tự giác và sáng tạo không ?
HS:Có bởi vì học tập cũng là hoạt động lao động nên cần phải rèn luyện tự giác và sáng tạo để học tập có kết quả cao là điều kiển để trở thành con ngoan trò giỏi. 
? Những biểu hiện của lao động tự giác và sáng tạo trong học tập ? –
HS: -Làm bài và học bài đầy đủ trước khi đến lớp, mạnh dạng suy nghĩ cách làm bài tập hay nhất
- Tổ chức cho HS thảo luận (phút)
GV chia lớp làm: 
Nhóm 1: Thái độ lao động của người thợ mộc trước khi làm ngôi nhà cuối cùng ?
-HS: Tận tụy , tự giác, nghiêm túc, thực hiện quy trình kỹ thuật, kỷ luật. 
- Thành quả lao động hoàn hảo, thái độ đó làm mọi người kính trọng
Nhóm 2: Thái độ lao động của người thợ mộc trong khi làm ngôi nhà cuối cùng ?
-HS:Thái độ trong khi làm ngôi nhà cuối cùng: Không dành hết tâm trí cho công việc; tâm trạng mệt mỏi, không khéo léo, tinh xảo; sử dụng vật liệu cẩu thả, không đảm bảo quy trình kỹ thuật. 
Nhóm 3: Hậu quả việc làm của ông. 
- HS: Hậu quả :
- Ông phải hổ thẹn. 
- Đó là ngôi nhà không hoàn hảo. 
Nhóm 4: Nguyên nhân nào dẫn đến hậu quả đó ? 
HS:Nguyên nhân :
- Thiếu tự giác. 
- Không thường xuyên rèn luyện. 
- Không có kỷ luật lao động. 
- Không chú ý đến kỹ thuật. 
HS:Đại diện nhóm lên trình bày. 
GV chốt ý, bổ sung. 
Kết luận : Lao động thiếu tự giác, sáng tạo thì hậu quả, tai hại khôn lường sẽ đến với mình.
c/ Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài học. 
? Liên hệ : Trong lịch sử người tối cổ trở thành người tinh khôn là nhờ vào đâu?
? Thế nào là lao động tự giác? 
? Thế nào là lao động sáng tạo ? 
Mở rộng : Lao động là một hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và tinh thần để duy trì sự sống. 
? Tại sao nói lao động là điều kiện, phương tiện để con người, xã hội phát triển? ( câu hỏi dành cho học sinh giỏi)
Hs: Con người có lao động thì mới hoàn thiện về phẩm chất đạo đức, tâm lý, tình cảm; làm ra của cải cho xã hội đáp ứng nhu cầu của con người . 
? Nếu con người không lao động thì điều gì sẽ xảy ra ?
HS: Không có cái ăn, cái mặc, không đảm bảo duy trì cuộc sống. 
Kết luận: Lao động làm cho con người và xã hội phát triển không ngừng. 
? Có mấy hình thức lao động ?
 HS:Có 2 hình thức lao động: chân tay và trí óc). 
? Hãy tìm các câu ca dao, tục ngữ nói về lao động trí óc và lao động chân tay ? 
-Cày sâu cuốc bẫm 
-Chân lấm tay bùn 
-Trăm hay không bằng tay quen 
-Mồm miệng đỗ chân tay 
-“Ai ơi chớ lấy học trò 
Dài lưng tốn vải ăn no lại nằm”. 
GV cho điểm HS phát biểu có ý kiến tốt. 
I- ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Tình huống: 
2. Truyện đọc : 
. 
II-NỘI DUNG BÀI HỌC : 
- Lao động tự giác: là chủ động làm việc không đợi ai nhắc nhở, không phải do áp lực từ bên ngoài. 
- Lao động sáng tạo :là trong quá trình lao động luôn luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động. 
Tổng kết:
Cho HS làm bài tập. 
? Em đồng ý với ý kiến nào sau đây ? 
+ Làm nghề quét rác không có gì là xấu. (Đ)
+ Lao động chân tay không vinh quang. (Sai)
+ Nghiên cứu khoa học mới là nghề vinh quang. (Sai)
+Muốn sang trọng phải là giới trí thức .( Sai)
HS bày tỏ ý kiến cá nhân. 
GV nhận xét, đánh giá.
Hướng dẫn học tập:
Đối với bài học tiết này:
Học thuộc nội dung bài học
Làm bài tập 5 SGK/ 27
Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
Chuẩn bị bài 11 “Lao động tự giác và sáng tạo”
Mối quan hệ gữa tự giác và sáng tạo ?
Ý nghĩa của lao động tự giác và sáng tạo ?
Biện pháp rèn luyện cá nhân ?
Nghiên cứu trước các bài tập còn lại SGK
PHỤ LỤC: 	

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_12_Quyen_va_nghia_vu_cua_cong_dan_trong_gia_dinh.doc