A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- HS hiểu thế nào là lé phải và tôn trọng lẽ phải;
- Nêu được một số biểu hiện của tôn trọng lẽ phải.
- Phân biệt được tôn trọng lẽ phải với không tôn trọng lẽ phải
- Hiểu được ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải đối với cuộc sống.
2. Kỹ năng:
- Biết suy nghĩ và hành động theo lẽ phải.
3. Thái độ:
- Có ý thức tôn trọng lẽ phải và ủng hộ những người làm theo lẽ phải.
- Không đồng tình với những hành vi làm trái lẽ phải, làm trái đạo lí của dân tộc.
ng hoại đến xã hội nói chung và tuổi trẻ học đường nói riêng. Những tệ nạn đó là gì? Diễn ra như thế nào? Tác hại của chúng đến đâu và giải quyết ra sao? Đó là vấn đề mà hôm nay mà xã hội và nhà trường chúng ta phải quan tâm. Hôm nay chúng ta sẻ...... GV: Ghi đề. 3. Bài mới Hoạt động 1 : Tìm hiểu nội dung đặt vấn đề ở SGK. HS: Thảo luận nhóm. Đọc tình huống ở SGK. N1: Em có đồng tình với ý kiến của bạn An không? Vì sao? Nếu các bạn ở lớp em cũng chơi thì em sẽ làm gì? N2: Theo em P, H và bà Tâm có vi phạm pháp luật không và phạm tội gì? (P, H chỉ vi phạm đạo đức, đúng hay sai?). Họ sẽ bị xử lý ntn? N3,4: Qua 2 VD trên em rút ra bài học gì? Theo em cò bạc, ma tuý, mại dâm có liên quan đến nhau không? Vì sao? HS: Trình bày ý kiến thảo luận. Cả lớp nhận xét, tranh luận. GV: Nhận xét, tổng kết. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm nhằm giúp HS hiểu thế nào là tệ nạn xã hội và tác hại của nó. HS: Thảo luận nhóm. ? Thế nào là tệ nạn xã hội? N1,2: Tác hại của tệ nạn xã hội đối với bản thân người mắc bệnh? N3,4: Tác hại của ma tuý đối với gia đình? N5,6: Tác hại của tệ nạn xã hội đối với xã hội? HS: Trình bày theo nhóm Cả lớp phát biểu, tranh luận. GV NX, bổ sung, chốt ý. GV diễn giải: Các đối tượng nghiện hút, cờ bạc, mại dâm đều là trong độ tuổi lao động. Theo số liẹu của tổ chức y tế Thế giới thì số người trong độ tuổi lao động mắc tệ nạn xã hội này trên 40% (15-20t), đồng thời những đối tượng này đang trong độ tuổi sinh đẻ ® bản thân họ sinh ra những đứa con tật nguyền hoặc chết. HIV/AIDS là hiểm hoạ không riêng một quốc gia, dân tộc nào. VN: Trên 165.000 người nhiễm HIV, gần 27.000 người chết vì HIV/AIDS. Dự báo cuối thập kỉ gần 30.000 người nhiễm HIV/AIDS. GV chuyển ý: Những tệ nạn xã hội như những liều thuốc độc đang tàn phá những điều tốt đẹp mà chúng ta đang xây dựng nên. Nó gặm nhấm, làm tổn hại nhân cách, phẩm chất đạo đức của con người. Nguyên nhân là gì chúng ta....... Hoạt động 3: Nguyên nhân dẫn con người sa vào tệ nạn xã hội, biện pháp. GV: ? Nguyên nhân nào khiến con người sa vào tệ nạn xã hội? ? Trong các nguyên nhân đó, theo em nguyên nhân nào là chính? ? Em có biện pháp gì để giữ mình không sa vào tệ nạn xã hội? HS: Tham gia ý kiến. GV: NX, đánh giá, cho điểm HS. * Nguyên nhân: a. Nguyên nhân khách quan: - Kỷ cương pháp luật không nghiêm ® còn nhiều tiêu cực trong xã hội. - Kinh tế kém phát triển. - Chính sách mở cửa trong kinh tế thị trường. - ảnh hưởng của văn hoá đồi truỵ. - Cha mẹ nuông chiều, quản lý con cái không tốt, hoàn cảnh gia đình éo le. - Bạn bè xấu rủ rê lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc, khống chế. b. Nguyên nhân chủ quan: (chính) - Lười lao động, ham chơi, đua đòi, thích ăn ngon, mặc đẹp. - Tò mò, ưa của lạ, thích thử nghiệm, tìm cảm giác mới lạ. - Thiếu hiểu biết. * Biện pháp * Biện pháp chung: - Nâng cao chất lượng cuộc sống. - Giáo dục tư tưởng đạo đức. - Giáo dục pháp luật. - Cải tiến hoạtđộng tổ chức Đoàn. - Kết hợp tốt 3 môi trường giáo dục. * Biện pháp riêng: - Không tham gia che giấu, tàng trử chất ma tuý. - Tuyên truyền phòng chống tệ nạn XH. - Có cuộc sống cá nhân lành mạnh, lao động và học tập tốt. - Vui chơi giải trí lành mạnh. - Giúp các cơ quan chức năng phát hiện tội phạm. - Không xa lánh người mắc bệnh tệ nạn xã hội, giúp đỡ họ hoà nhập cộng đồng. I. Đặt vấn đề. 1. Đọc mục đặt vấn đề. 2. Nhận xét - phân tích. N1: ý kiến An đúng vì lúc đầu chơi tiền ít, sau thành quen ® chơi nhiều. Hành vi chơi ài bằng tiền bằng đánh bạc, vi phạm pháp luật. - Nếu là em: Ngăn cản, nhờ cô giáo. N2: P, H vi phạm PL về tội cờ bạc, nghiện hút. Bà Tâm vi phạm PL về tội tổ chức buôn bán ma tuý. PL sẽ xử P, H và bà Tâm theo quy định của PL. (P, H xử theo tội của vị thành niên). N3,4: Không chơi bài ăn tiền, không đam mê cờ bạc, không nghe kẻ xấu để nghiện hút: 3 tệ nạn này có liên quan với nhau, là bạn đồng hành với nhau. Ma tuý, mại dâm trực tiếp ® HIV/AIDS. II. Nội dung bài học. 1. TNXH là hiện tượng XH bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực XH, vi phạm đạo đức PL, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống XH. VD: Ma tuý, mại dâm, mê tín dị đoan 2. Tác hại của tệ nạn xã hội Các TNXH gây ra tác hại đối với mỗi các nhân, GĐ, cộng đồng và XH: ảnh hưởng đến sức khoẻ, tinh thần và đạo đức con người, làm thiệt hại kinh tế GĐ và đất nước, phá vỡ hạnh phúc GĐ, gây mất trật tự an ninh xã hội, làm băng hoại giá trị đạo đức truyền thống, suy thoái nòi giống dân tộc ... 4. Củng cố GV: Đưa BT: Phòng chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của ai? (Đánh dấu vào ô trống tương ứng với ý kiến đúng). a. Gia đình. b. Xã hội. c. Nhà trường. d. Bản thân. đ. Cả 4 ý kiến trên. GV chốt lại các nội dung cần nhớ. 5. HDVN. - Học bài. - Chuẩn bị: Tìm hiểu các quy định về phòng, chống nhiễm HIV/AIDS. --------------------------------------------------------------------------- Ngày soạn: 05/01/2013 Ngày giảng: 8A: 8B: TIẾT 20 - BÀI 13: PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI A. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Hiểu được thế nào là tệ nạn XH và tác hại của nó. - Nêu được một số quy định và trách nhiệm của công dân trong việc phòng, chống tệ nạn xã hội. 2. Kỹ năng - Thực hiện tốt các quy định của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội. - Tham gia các hoạt động phòng chống cac tệ nạn xã hội do trường, địa phương tổ chức - Biết cách tuyên truyền, vận động bạn bè tham gia phòng ngừa tệ nạn xã hội 3. Thái độ - ủng hộ các quy định của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội. B. Tài liệu -Phương tiện: GV: - Thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề - Luật phòng chống ma tuý năm 2000. Bộ luật hình sự năm 1999. - Tranh ảnh, bài viết về tác hại của tệ nạn xã hội C. Phương pháp. - Thảo luận; phân tích tình huống; đóng vai, phiếu học tập; tìm hiểu thực tế, liên hệ bản thân. D. Tiến trình bài dạy: 1. Kiểm tra: + Kiểm tra sĩ số: 8A 8B + Kiểm tra bai cũ : HS1: Thế nào là tệ nạn xã hội? Tác hại của tệ nạn xã hội? HS2: Nguyên nhân, biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội? GV đánh giá, ghi điểm. + Sự chuẩn bị của hs: Nghiên cứu bài học. 2. Giới thiệu bài. 3. Bài mới Hoạt động 5: Tìm hiểu các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội. GV: Đưa lên bảng phụ các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội. HS: 2 em đọc. GV:? Đối với toàn xã hội, pháp luật cấm những hành vi nào? ? Đối với trẻ em, pháp luật cấm những hành vi nào? ? Đối với người nghiện ma tuý, pháp luật cấm những hành vi nào? HS: Trả lời. GV: Nhận xét, kết luận. GV: Pháp luật nghiêm cấm tất cả các hành vi có liên quan đến cờ bạc, ma tuý, mại dâm. GV: Giới thiệu Bộ luật Hình sự năm 1999. Điều 199: Tội sử dụng trái phép chất ma tuý. 1. Người nào sử dụng trái phép chất ma tuý dưới bất cứ hình thức nào, đã được giáo dục nhiều lần và bị xử phạt hình sự bằng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc mà còn tiếp tục sử dụng trái phép chất ma tuý thì bị phạt từ 3 tháng đến 2 năm. 2. Tái phạm tộ thì bị phạt từ 2 năm đến 5 năm. Hoạt động 6: Luyện tập GV nêu câu hỏi, HS trả lời. ? Tệ nạn xã hội là gì? Trong các tệ nạn sau đây, tệ nạn nào là nguy hiểm nhất? a. Cờ bạc. b. Đua xe máy, xe đạp. c. Ma tuý. d. Mại dâm. đ. Nghiện rượu. e. Quay cóp, gian lận thi cử. ? Tác hại của tệ nan xã hội. ? HS làm gì để phòng, chống tệ nạn xã hội? Em đông ý với ý kiến nào sau đây? a. Học tập tốt, lao động tốt là biện pháp hữu hiệu tránh xa tệ nạn xã hội. b. Gia đình kinh tế đầy đủ thì con cái tránh xa được tệ nạn xã hội. c. HS THCS không mắc tệ nạn XH. d. Người mắc tệ nạn XH là người lao động. đ. Không xa lánh người nghiện ma tuý. e. Đánh bạc, chơi đề là có thu nhập. g. Tệ nạn mại dâm là chuyện của XH không liên quan đến HS. (ý a, đ đúng). HS làm BT 3, 5, 6 (36, 37). 3. Các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội. a. Đối với toàn xã hội: - Cấm đánh bạc dưới bất cứ hình thức nào, nghiêm cấm tổ chức đánh bạc. - Nghiêm cấm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng, tổ chức sử dụng, cưỡng bức, lôi kéo sử dụng trái phép chất ma tuý. - Nghiêm cấm hành vi mại dâm, dụ dỗ hoặc dẫn dắt mại dâm. lôi kéo trẻ em... b. Đối với trẻ em: - Không đựơc đánh bạc, uống rượu, hút thuốc và dùng chất kích thích có hại cho sức khoẻ; Nghiêm cấm hành vi lối kéo, dụ dỗ trẻ em sa vào TNXH c. Đối với người nghiện ma tuý: - Bắt buộc phải cai nghiện. 4. HS cần làm: - Có lối sống giản dị, lành mạnh. - Biết giữ mình, giúp nhau không sa vào tệ nạn xã hội. - Tuân theo quy định của pháp luật. - Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội trong nhà trường và ở địa phương. - Tuyên truyền, vận động mọi người tham gia phòng, chống tệ nạn xã hội. Bài tập Bài 6: ý đúng: a, c, g, i, k. 4. Củng cố HS sắm vai theo nhóm BT 4 (36 – SGK). Cả lớp nhận xét, bổ sung, bình chọn nhóm ứng xử hay nhất. GV KL toàn bài: Đất nước ta đang có những đổi thay kì diệu và đạt được những thành tựu đáng tự hào. Trước những đổi thay đó, chúng ta còn góp những khó khăn mà cuộc sống hôm nay đòi hỏi sự thách thức và rèn luyện của mỗi chúng ta. Những tệ nạn xã hội như những liều thuốc độc đang tàn phá những cái tốt đẹp mà chúng ta xây dựng nên. Nó gặm nhấm huỷ hoại đến nhân cách, phẩm chất đạo đức của mỗi con người. Thế hệ trẻ chúng ta cần phải có nghị lực, tránh xa sự cám dỗ của đồng tiền, ma tuý. Hãy biết sống lành mạnh tốt đẹp để góp phần tạo nên sự bình yên cho gia đình và xã hội. 5. Hướng dẫn học ở nhà. - Học bài, làm BT 1, 2 (36). - Sưu tầm tranh ảnh số liệu về HIV/AIDS. Ngày soạn: 05/01/2013 Ngày giảng: 8A : 8B : Tiết 21 -Bài 14: PHÒNG CHỐNG NHIỄM HIV/AIDS A. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Hiểu được tính chất nguy hiểm của HIV/AIDS đối với loài người. - Nêu được một số quy định của háp luật và một số biện pháp phòng, chống nhiễm HIV/AIDS, nhất là các biện pháp đối với bản thân. 2. Kỹ năng. - Biết tự phòng, chống nhiễm HIV/ AIDS và giúp người khác phòng, chống. - Biết chia sẻ, giúp đỡ, động viên người nhiễm HIV / AIDS. Tham gia các hoạt động do trường, cộng đồng tổ chức để phòng, chống nhiễm HIV /AIDS . 3. Thái độ - Tích cực phòng, chống nhiễm HIV/ AIDS - Quan tâm, chia sẻ và không phân biết đối xử với người có HIV / AIDS. B. Chuẩn bị: Bộ luật hình. Tranh ảnh, số liệu về HIV/AIDS. 2. HS: Sưu tầm tranh ảnh, số liệu về HIV/AIDS C. Phương pháp. - Thảo luận; phân tích tình huống; đóng vai, phiếu học tập; tìm hiểu thực tế, liên hệ bản thân D. Tiến trình bài dạy: 1. Kiểm tra: + Kiểm tra sĩ số: 8A 8B + Kiểm tra bài cũ. HS1: Em hãy nêu các quy định của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội. HS2: Em đồng ý với các ý kiến nào sau đây (Đánh dấu X vào ô trống): Giúp đỡ lực lượng Công an bắt kẻ vi phạm pháp luật Người bán dâm chỉ là nạn nhân Người chơi đề, đánh bạc, nghiện hút là nạn nhân Mại dâm, ma tuý là con đường dẫn đến HIV/AIDS đ. Học tập, lao động tốt là tránh xa được tệ nạn xã hội 5HS: Kiểm tra BT về nhà. GV: Nhận xét, đánh giá ghi điểm. 2. Giới thiệu bài. GV: Cho HS quan sát tranh ảnh về HIV/AIDS. HS: Quan sát. GV:? Em có suy nghĩ gì về những hình ảnh đó? HS: Trả lời. GV: Như các em đã biết, HIV/AIDS đang là một đại dịch nguy hiểm trên thế giới, trong đó có Việt Nam. HIV/AIDS gây đau thương cho người mắc bệnh và người thân của họ, cũng như để lại hậu quả nặng nề cho xã hội. Pháp luật nhà nước ta có những quy định để phòng chống nhiễm HIV/AIDS. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta học bài hôm nay. GV: Ghi đề. 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất nguy hiểm của HIV/AIDS HS: Đọc lá thư ở mục Đặt vấn đề. GV:? Tai hoạ giáng xuống đầu gia đình của Mai là gì? ? Nguyên nhân nào dẫn đến cái chết của anh trai bạn của Mai? ? Cảm nhận của em về nỗi đau mà AIDS gây ra cho bản thân và người thân của họ. HS: Trả lời Cả lớp thảo luận, trao đổi. GV NX, chốt: Lời nhắn nhủ của bạn Mai cũng là bài học cho chúng ta. Hãy tự bảo vệ mình trước hiểm hoạ HIV/AIDS. Sống lành mạnh, có hiểu biết để không rơi vào cảnh đau thương như gia đình bạn của Mai. GV: Giới thiệu các thống tin về HIV/AIDS. Thế giới: Gần 50 triệu người nhiễm HIV/AIDS. VN: Trên 165.000 người nhiễm HIV/AIDS. Gần 27.000 người chết vì AIDS. 1 ngày thêm 50 người nhiễm HIV. Cuối thập kỉ gần 350.000 người mắc. 100% tỉnh, thành phố có HIV/AIDS. GV:? Em nghĩ gì về những con số, những thông tin trên? ? Theo em, liệu con người có thể ngăn chặn được thảm hoạ AIDS không? Vì sao? HS: Trả lời. Hoạt động 2: Hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung bài học. GV: HS thảo luận nhóm. N1, 2: HIV/AIDS là gì? N 3, 4: Tính chất nguy hiểm của HIV/AIDS? N 5, 6: Nguyên nhân dẫn đến HIV/AIDS? HS: Thảo luận. Đại diện nhóm trình bày. Cả lớp thảo luận. GV: Nhận xét, giải đáp. GV KL: Phòng chống nhiễm HIV là trách nhiệm của mọi người, mọi quốc gia. ? Nhà nước ta có những quy định về phòng chống HIV/AIDS. GV: Giới thiệu các quy định lên bảng phụ. HS: 2 em đọc. HS: Nêu thắc mắc. GV: Giải thích, giải đáp. GV:? Công dân có trách nhiệm gì? ? Pháp luật nghiêm cấm hành vi nào? ? Tính nhân đạo của pháp luật nước ta được thể hiện ntn? HS: Trình bày ý kiến cá nhân. GV: Cung cấp các điều khoản của bộ luật Hình sự. Điều 118: Tội cố ý truyền bệnh cho người khác điều 199 Ò204. GV KL, chuyển ý. Hoạt động 3: Tìm con đường lây lan và cách phòng tránh. GV: Tổ chức cho 2 đội chơi tiếp sức. ? Con đường lây truyền. ? Cách phòng tránh? ? HS chúng ta phải làm gì? HS: Chơi. GV NX, đánh giá, ghi điểm. GV KL: Chúng ta có thể phòng tránh nhiễm HIV/AIDS nếu có thể hiểu biết đầy đủ về nó và có ý thức phòng ngừa. Hoạt động 4: Hình thành thái độ và hành vi đúng đắn đối với người nhiễm HIV/AIDS. HS: Làm BT 7(SGK-41). Đề xuất các biện pháp giải quyết. Chọn biện pháp tối ưu. I. Đặt vấn đề. - Anh trai của bạn của Mai bị mắc AIDS. - Nguyên nhân: Bố mẹ ít quan tâm, bạn bè rủ rê lôi kéo Ònghiện ngập Ònhiễm HIV Òmặc cảm, tự ti Òtự tử. - Nỗi đau đối với người bị nhiễm HIV/AIDS là nỗi đau bệnh hoạn, sợ cái chết đến gần. Mặc cảm, tự ti. - Đối với gia đình: Nỗi đau mất người thân. * Nhận xét: - Tình hình nhiễm HIV/AIDS tăng. AIDS có thể lây bất cứ ai, bất kì dân tộc nào, màu da nào, nước giàu hay nghèo, người giàu, già, trẻ, gái, trai. II. Nội dung bài học. 1. HIV là vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người. AIDS là “ Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải.” là giai đoạn cuối của sự nhiễm HIV, thể hiện triệu chứng của các bệnh khác nhau, đe doạ tính mạng. 2. Tính chất nguy hiểm của HIV/AIDS đối với loài người. Huỷ hoại sức khoẻ, cướp đi sinh mạng của con người, phá hoại hạnh phúc GĐ, huỷ hoại tương lai, nòi giống của dân tộc, A/hưởng nghiêm trọng đến kinh tế của XH và đất nước. 3. Nguyên nhân: - Kinh tế còn nghèo. - Đời sống không lành mạnh. - Kỷ cương pháp luật chưa nghiêm. - Chính sách xã hội. - Kém hiểu biết. - Tâm sinh lí lứa tuổi. - Cuộc sống gia đình tan vỡ. - Bản thân không làm chủ. 4. Quy định của pháp luật: - Mỗi người có trách nhiệm thực hiện những biện pháp phòng chống việc lây truyền HIV/AIDS để bảo vệ cho mình, gia đình, xã hội, tham gia các hoạt động phòng chống nhiễm HIV/AIDS. - Nghiêm cấm các hành vi mua bán dâm, tiêm chích ma tuý và các hành vi lây truyền HIV/AIDS. - Người nhiễm HIV/AIDS có quyền giữ bí mật về tình trạng nhiễm bệnh của mình. Không bị phân biệt đối xử nhưng phải thực hiện các biện pháp phòng chống lây truyền. 5. Con đường lây truyền: - Lây qua đường máu. - Lây qua đường tình dục. - Lây truyền từ mẹ Òcon. 6. Cách phòng tránh. - Sống an toàn, lành mạnh, tránh xa các TNXH, đặc biệt là ma tuý, mại dâm. + Không phân biệt đối xử với người bị nhiễm và gia đình của họ. + Tích cực tham gia phòng chống HIV/AIDS ở nhà trường và cộng đồng. 4. Củng cố GV: Cho HS chơi sắm vai BT5 (SGK-41). HS: Chơi 2 nhóm. NX các nhóm chơi. GV: NX, đánh giá, ghi điểm. GV KL: HIV/AIDS là đại dịch nguy hiểm cho cá nhân và xã hội, là thảm hoạ cho các dân tộc trên thế giới. Hơn lúc nào hết, chúng ta cần phải có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng. Hãy tránh xa HIV/AIDS. HIV/AIDS rất nguy hiểm nhưng không đáng sợ nếu tất cả chúng ta đều hiểu biết, đều biết cách bảo vệ mình. 5. Hướng dẫn học ở nhà . - Học bài, làm BT 1, 2, 3, 4, 6 (40, 41 SGK). - Nghiên cứu bài 15: Tìm hiểu các tai nạn vũ khí, cháy, nỗ và các chất độc hại – Nguyên nhân - Tác hại – Cách phòng ngừa Ngày soạn: 20/01/2013 Ngày giảng: 8A: ........................ 8B: ....................... TIẾT 22 - BÀI 15: PHÒNG NGỪA TAI NẠN VŨ KHÍ, CHÁY, NỔ VÀ CÁC CHẤT ĐỘC HẠI A. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Nắm được những quy định thông thường của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. - Phân tích được tính chất nguy hiểm của vũ khí, các chất dễ gây cháy nổ và các chất độc hại khác. - Phân tích được các biện pháp nhằm phòng ngừa các tai nạn trên. - Nhận biết được các hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về phòng ngừa các tai nạn trên. - Tích hợp giáo dục BVMT vào mục 1,2,3. 2. Kỹ năng - Biết cách phòng ngừa và nhắc nhở người khác đề phòng tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. 3. Thái độ - Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của Nhà nước về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại; nhắc nhở mọi người xung quanh cùng thực hiện. Giải quyết vấn đề, sắm vai, thảo luận nhóm. B. Phương tiện - Tài liệu: - Tình huống, BT, bảng phụ, phiếu học tập - Các tai nạn vũ khí, cháy nổ...nguyên nhân, tác hại. C. Phương pháp. - Thảo luận; phân tích tình huống; đóng vai, phiếu học tập; tìm hiểu thực tế, liên hệ bản thân D. Tiến trình bài dạy: 1. Kiểm tra: + Kiểm tra sĩ số: 8A 8B + Kiểm tra bài cũ. HS1: HIV/AIDS là gì? Tác hại của HIV/AIDS? HS2: HIV/AIDS lây truyền qua con đường nào sau đây? (Đánh dấu X vào ô trống). a. Mẹ truyền cho con lúc mang thai. b. Muỗi đốt. c. Ôm hôn. d. Bắt tay. đ. Truyền máu. e. Dùng chung bát đũa. g. Tình dục. HS: Nếu bạn bè, người thân nhiễm HIV, em làm thế nào? Vì sao? a. Xa lánh, ruồng bỏ. b. Để người lớn và gia đình và xã hội quan tâm. HS: Trả lời, làm BT. GV: NX, đánh giá, ghi điểm. + Chuẩn bị của HS: Phiếu học tập 2. Giới thiệu bài. GV đưa thông tin: Ngày 2.5.03, chiếc xe khách mang biển số 29H 6583 bốc cháy tại khu cổng chợ thôn Đại Bái - Đại Bái - Gia Bình - Bắc Ninh. Nguyên nhân do trên xe chở thuốc súng. 88 người bị nạn trong vụ cháy này. Em có suy nghĩ gì về vấn đề này? Để hiểu rõ hơn về vấn đề có liên quan đến vụ tai nạn, chúng ta..... 3. Bài mới: Hoạt động 1 : Tìm hiểu nội dung mục đặt vấn đề. HS: Đọc 3 thông tin ở SGK GV:? Em suy nghĩ gì khi đọc những thông tin trên? ? Tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại đã để lại những hậu quả như thé nào? ? Cần làm để hạn chế, loại trừ những tai nạn đó? HS: Trả lời GV: Nhận xét, kết luận. Ngày nay, con người vẫn đang đối mặt với những thảm họa do vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại gây ra. Các tai nạn do vu khí, cháy, nổ và các chất độc hại đã gây tổn thất to lớn cả về người và tài sản cho cá nhân, gia đình và xã hội. Để khắc phục tình trạng trên, Nhà nước ta đã có những quy định đối với cá nhân, tổ chức, Nhà nước. Hoạt động 2 : Tìm hiểu nội dung bài học. ? Hãy nêu thực trạng của việc sử dụng vũ khí cháy nổ và các chất độc hại? ? Nhà nước ta đã ban hành những quy định gì phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại? ? HS cần phải làm gì để phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại? HS: Trả lời. Cả lớp trao đổi, NX. GV: Nhận xét. Hoạt động 3 : Luyện tập. GV: Hướng dẫn 4 nhóm thảo luận 4 tình huống ở BT4. HS: Thảo luận. Trình bày theo nhóm. Cả lớp trao đổi, nhận xét. GV: NX. I. Đặt vấn đề. II. Nội dung bài học. 1. Ngày nay, con người luôn phải đối mặt với những thảm hoạ do vũ khí, cháy nổ và các chất đọc hại gây ra.Tai nạn do cháy nổ và các chất độc hại gây ra không những làm thiệt hại về người, về của mà còn gây ô nhiễm môi trường. 2. Các quy định về phòng, ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. - Cấm tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng trái phép các loại vũ khí, các chất nổ, cháy, chất phóng xạ, chất độc hại. - Chỉ những cơ quan, tổ chức xh, cá nhân được Nhà nước giao nhiệm vụ và cho phép mới được giữ, chuyên chở và sử dụng chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ, chất độc, phải được huấn luyện về chuyên môn, có đủ phương tiện cần thiết và luôn luôn tuôn thủ quy định về an toàn. 3. Trách nhiệm của hs. - Thực hiện và tuyên truyền, vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện tốt các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. - Tố cáo những hành vi vi phạm hoặc xúi giục người khác vi phạm các quy định trên. III. Luyện tập. 4. Củng cố GV: Đưa tình huống: Đ và T tình cờ nhặt được quả bom bi bên lề đường. Đ hoảng hốt rủ chạy đi chổ khác. T không đi mà nói: “ Chúng mình đem về đập ra lấy chì, thuốc nổ bán lấy tiền. “ Đ sợ hãi ngăn nhưng T không nghe. HS: Sắm vai Cả lớp nhận xét. GV: Đánh giá, ghi điểm. GV KL: Đất nước ta trải qua nhiều năm chiến tranh. Một trong những hậu quả để lại là súng đạn, mìn còn rơi rớt lại. Ngày nay chúng ta đang phải đối phó với những tai nạn khủng khiếp này. Yêu cầu phòng ngừa tai nạn càng cao, càng phức tạp và ngày càng nghiêm ngặt. HS chúng ta cần phải có trách nhiệm trong vấn đề này. 5. Hướng dẫn học ở nhà . - Học bài, làm BT 1, 2, 5. - Chuẩn bị bài thực hành Ngày soạn: 02/02/2013 Ngày giảng: 8A: .................... 8B: .................... TIẾT 23: THỰC HÀNH, NGOẠI KHOÁ CÁC VẤN ĐỀ CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC NỘI DUNG ĐÃ HỌC (BÀI 13,14, 15) A. Mục tiêu 1. Kiến thức HS nắm được các kiến thức, thông tin về các tệ nạn xã hội hiện nay. 2. Kỹ năng - Rèn luyện kỹ năng nói lưu loát, rõ ràng, súc tích. - Giải quyết được các tình huống có thể xảy ra trong cuộc sống. 3. Thái độ - Sôi nổi, hứng thú trong giờ học. - Mạnh dạn nói đến các tệ nạn xã hội hiện nay, đặc biệt là ở địa phương. - Biết tự giác phòng, chống các tệ nạn xã hội, tuyên truyền cho mọi người cùng thực hiện đồng thời tố cáo những hành vi vi phạm. B. Phương tiện - Tài liệu: - Thông tin về các tệ nạn xã hội hiện nay - Bảng phụ, tranh ảnh về TNXH, cháy nổ, HIV/AIDS C. Phương pháp: -
Tài liệu đính kèm: