Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 - Tiết 11 - Bài 10: Tự lập

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.:

 1- Kiến thức :

 - Hiểu thế nào là tự lập, biểu hiện của người có tính tự lập,bản chất của tự lập,ý nghĩa của việc tự lập

 2- Kỹ năng :

 - Biết tự lập trong học tập, lao động, sinh hoạt cá nhân.

 * KNS : - Biết trình bày suy nghĩ, ý tưởng về biểu hiện ý nghĩa của tự lập trong cuộc sống và thể hiện được sự tự tin của bản thân.

 3- Thái độ :

 - Thích sống tự lập, không đồng tình với với lối sống dựa dẫm, ỷ lại, phụ thuộc vào người khác

 - Cảm phục và học hỏi những tấm gương tự lập trong cuộc sống

II- CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

1- Giáo viên:

- SGK+SGV,

 - Sưu tầm các câu chuyện, tấm gương nghèo vượt khó, tự lập vươn lên.

 2- Học sinh: Học, làm bài tập bài cũ, chuẩn bị bài mới: tiểu phẩm, sưu tầm ca dao, tục ngữ, châm ngôn nói về tự lập

 

doc 6 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 1069Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 - Tiết 11 - Bài 10: Tự lập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 3/11/2012 Ngày dạy: 5/11/2012 Tuần 11
Tiết 11-BÀI 10: TỰ LẬP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.: 
 1- Kiến thức :
 - Hiểu thế nào là tự lập, biểu hiện của người có tính tự lập,bản chất của tự lập,ý nghĩa của việc tự lập
 2- Kỹ năng :
 - Biết tự lập trong học tập, lao động, sinh hoạt cá nhân.
 * KNS : - Biết trình bày suy nghĩ, ý tưởng về biểu hiện ý nghĩa của tự lập trong cuộc sống và thể hiện được sự tự tin của bản thân.
 3- Thái độ :
 - Thích sống tự lập, không đồng tình với với lối sống dựa dẫm, ỷ lại, phụ thuộc vào người khác
 - Cảm phục và học hỏi những tấm gương tự lập trong cuộc sống
II- CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
 Giáo viên:
- SGK+SGV,
 - Sưu tầm các câu chuyện, tấm gương nghèo vượt khó, tự lập vươn lên.
 2- Học sinh: Học, làm bài tập bài cũ, chuẩn bị bài mới: tiểu phẩm, sưu tầm ca dao, tục ngữ, châm ngôn nói về tự lập
III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1.Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ(5’)
GV : Đặt câu hỏi :Thế nào là xây dựng nếp sống văn hoá nơi cộng đồng dân cư? Nêu các việc làm cụ thể của em trong việc xây dựng nếp sống văn hoá nơi cộng đồng dân cư ?
HS trả lời : 
- Là làm cho đời sống văn hoá tinh thần ngày càng được lành mạnh, phong phú như giữ vững trật tự an ninh, vệ sinh nơi ở, bảo vệ cảnh quan môi trường sạchđẹp...(5đ)
Nêu được việc làm cụ thể : VD - Đoàn kết, giúp đỡ hàng xóm,biết giúp đỡ bố mẹ, chăm ngoan học tốt,tích cực đọc sách báo, quét dọn đường phố, không tụ tập quán xá, bài bạc, nghiện game online ... (5 đ)
3- Bài mới
 Giới thiệu bài: GV cho học sinhàGV dẫn dắt vào bài 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
 Hoạt động 1: Tìm hiểu phần đặt vấn đề (10 phút)
Yêu cầu HS đọc mục đặt vấn đề SGK
 GVNhận xét
Vì sao Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước mặc dù với 2 bàn tay trắng?
à Bác ra đi tìm đường cứu nước xuất phát từ tấm lòng yêu nước, thương dân.
 -Bác có lòng quyết tâm và sự hăng hái của tuổi trẻ.
 Tự tin vào bản thân, dựa vào chính sức lực của mình 
bằng 2 bàn tay lao động để tìm đường cứu nước.
GV nói thêm đôi nét về hành trình cứu nước gian khổ của bác.
Em có nhận xét gì về suy nghĩ, hành động của anh Lê?
à Anh Lê là người yêu nước nhưng anh không đủ can đảm đi cùng Bác Hồ, anh ngại những khó khăn, gian khổ .
GV: Anh Lê cũng là người yêu nước nhưng lòng yêu nước chưa đủ sức mạnh biến thành hành động, anh không đủ bản lĩnh, can đảm để đi cùng Bác, anh ngại những khó khăn gian khổ nơi đất khách quê người.
 Qua câu truyện trên em rút ra bài học gì ?
HS tự rút ra bài học cho bản thân
* Bài học : Phải quyết tâm không ngại khó, ngại khổ. Có ý chí tự lập trong học tập, rèn luyện.
àPhẩm chất không sợ khó khăn gian khổ của Bác Hồ thể hiện ý chí tự lập cao.
Nhận xét , kết luận : 
 Qua câu truyện trên chúng ta thấy rằng dù không có bạn đi cùng nhưng Bác vẫn quyết định ra đi tìm đường cứu nước, lòng quyết tâm vượt khó khăn của Bác thể hiện ý chí tự lập cao . Bác là tấm gương sáng để chúng ta học tập và noi theo.
Vậy qua câu truyện về Bác em hiểu thế nào là tự lập ?
GV: đó cũng chính là nội dung bài học hôm nayàgv ghi bảng khái niệm
GV chuyển ý :Tự lập được biểu hiện trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống như trong học tập, lao động, sinh hoạt
Hoạt động 2: Tìm biểu hiện của tự lập trong cuộc sống (10 phút)
Thảo luận nhóm(3 phút)
Tổ chức cho HS thảo luận nhóm theo nội dung câu hỏi sau :
Nhóm 1,2 : Tìm biểu hiện tính tự lập của em trong học tập?
- Tự mình đi học
- Tự làm BT
- Học thuộc bài khi lên bảng 
- Tự chuẩn bị bài khi đến lớp
- Tự sưu tầm tư liệu học tập
- Bài tập khó em tự tìm cách giải, không nhờ người khác.
Nhóm 3,4 : Tìm biểu hiện tính tự lập của em trong lao động,sinh hoạt?
- Trực nhật lớp một mình 
- Hoàn thành công việc được giao 
- Nỗ lực vươn lên xoá đói giảm nghèo
- Tự giặt quần áo 
- Tự chuẩn bị bữa ăn sáng
 HS thảo luận cử thư kí ghi chép ra giấy khổ to, đại diện lên trình bày
Mời các nhóm nhận xét, bổ sung
GV: Nhận xét bổ sung
Biểu hiện chung của tự lập là gì?
à Tự lập thể hiện sự tự tin, có bản lĩnh dám đương đầu với khó khăn thử thách, có ý chí nỗ lực phấn đấu vươn lên trong hoc tập, lao động, công việc và trong cuộc sống.
Tự tin có phải là tự lập không? Tự tin có mối quan hệ như thế nào đối với tự lập?
àChưa phải là tự lập mà nó là biểu hiện,là cơ sở của tự lập, giúp con người có thêm nghị lực, bản lĩnh để tự lập.
Trái với tính tự lập là gì ?
àỶ lại, dựa dẫm, trông chờ vào người khác, không tự suy nghĩ, tìm tòi, không tự làm lấy công việc của mình.
Nêu một số biểu hiện trái với tự lập trong cuộc sống?
àHS tự liên hệ(không tự làm bài đến lớp chép bài bạn, đùn đẩy việc nhà cho bố mẹ.......)
GV chuyển ý: Việc học sinh không tự lập trong học tập,cuộc sống sẽ mang lại kết quả học tập kém, sống ỷ lại vào bố mẹ như thế lâu dần sẽ trở thành con người lười biếng, cẩu thả, tùy tiện.Chính vì vậy tự lập có một ý nghĩa hết sức quan trọng chúng ta sang phần 3 ý nghĩa của tự lập
Hoạt động 3: Liên hệ ý nghĩa và cách rèn luyện(9 phút)
Kể một tấm gương tự lập trong cuộc sống mà em biết?
àHS tự liên hệ
GV giới thiệu những tấm gương vượt khó: Nguyễn Ngọc Kí,Trần Bình Gấm, Nguyễn Minh Phú....đây là tấm gương các bạn học sinh nghèo vượt khó, những người tàn tật thiệt thòi đã biết vươn lên trong cuộc sống và có những người thành đạt.
Em có suy nghĩ gì về những tấm gương trên?
àHọc sinh bộc lộ suy nghĩ cá nhân( cảm thông , chia sẻ,khâm phục ý chí tự lập của họ,họ là những người đáng trân trọng và ca ngợi, là tấm gương sáng để chúng ta học tập, noi theo.....)
GV: Quanh chúng ta có không ít những tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập, nhờ có tính tự lập mà nhiều thanh niên vươn lên xóa đói giảm nghèo, nhiều bạn với ý chí vượt qua mặc cảm, bệnh tật, nghèo khổ đã tự lập trong cuộc sống và trở thành người thành đạt trong cuộc sống.Họ đã biến ước mơ thành hiện thực.
Vậy theo em tự lập có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?
àNgười có tính tự lập thường gặt hái thành công trong cuộc sống mặc dù có trải qua nhiều khó khăn, gian khổ và họ xứng đáng nhận được sự kính trọng của mọi người.
GV chốt ý và ghi bảng 
GV chuyển ý: Tự lập có ý nghĩa to lớn như thế thì làm thế nào để có lòng tự lập chúng ta sang phần 4
Để trở thành người có tính tự lập, học sinh phải rèn luyện như thế nào?
àĐể trở thành người có tính tự lập, học sinh cần phải rèn luyện tính tự lập ngay khi còn nhỏ trong công việc, học tập, sinh hoạt hằng ngày cụ thể như tự làm bài tập, thực hiện các nhiệm vụ được phân công,tự làm các công việc nhà giúp đỡ bố, mẹ như nấu cơm, tự giặt đồ, quét dọn nhà cửa....tránh việc ỷ lại, dựa dẫm vào sự giúp đỡ của cha mẹ, bạn bè .
GV chuyển ý: Vừa rồi cô đã giúp các em tìm hiểu thế nào là tự lập, biểu hiện, ý nghĩa, cách rèn luyện của tự lập.Trên cơ sở những kiến thức đã học chúng ta cùng nhau giải bài tập sau:
Hoạt động 4: luyện tập(7 phút)
Bài tập 1, 4 đã làm trong quá trình tìm hiểu , GV yêu cầu HS về nhà làm lại vào vở.
GV: đưa ra bài tập tình huống yêu cầu học sinh sắm vai (phân công từ tiết trước)
Hải là con một, nhà lại khá giả nên được bố mẹ khá nuông chiều .Hàng ngày Hải không làm bất cứ việc gì .Hải lại rất hay đi học muộn.Khi lớp trưởng hỏi lí do thì Hải nói là tại mẹ không gọi mình dậy đúng giờ.Lớp trưởng góp ý thì Hải cho rằng khi còn ở với bố mẹ thì bố mẹ sẽ lo cho mình tất cả mọi việc,với lại con nhà giàu như Hải không phải lo gì cả.
Theo em cách nghĩ của Hải có đúng không?vì sao?
Nếu là người bạn thân của Hải em sẽ khuyên bạn điều gì?
 GV Kết luận toàn bài: Tự lập là một đức tính quý báu,chúng ta cần học tập và rèn luyện trong cuộc sống. Có tính tự lập sẽ vượt qua được khó khăn để vươn lêntrong cuộc sống. Người đời sẽ luôn ca ngợi, khâm phục, chia sẻ cùng với những người biết tự lập. Trong thời đại ngày nay HS chúng ta cần phải biết sống tự lập, không ỷ lại chờ đợi người khác, để sau này có cuộc sống tốt đẹp.
GV hệ thống hóa bài học bằng sơ đồ tư duy
 I/Nội dung bài học
 1) Khái niệm :
 - Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình.
 - Tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống của mình.
- Không trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác.
2/Biểu hiện tự lập : 
Tự tin, bản lĩnh vượt khó khăn , thử thách .
 Có ý chí nỗ lực phấn đấu vươn lên trong cuộc sống.
3/Ý nghĩa: (SGK)
4/Cách rèn luyện
-Rèn luyện từ nhỏ
- Rèn luyện trong học tập, công việc, sinh hoạt hằng ngày
II/ Luyện tập
Giải quyết tình huống 
4củng cố(3 phút) trò chơi ngôi sao may mắn(chia lớp thành 2 đội A và B)
Đây là tên 1 chương trình tivi nói về những người đã tự mình vượt qua hoàn cảnh nghèo khổ để có cuộc sống tốt đẹp hơn?
Tự lập là gì?
Chúng ta cần rèn luyện tự lập từ khi nào?
Hãy cho biết ý nghĩa của tự lập
Một ngôi sao may mắn(không cần trả lời được ngay 10 điểm)
Hãy tìm ít nhất 2 câu ca dao, tục ngữ, châm ngôn nói về tính tự lập?
5.Dặn dò(1 phút) :làm các bài tập2,4,5 SGK
 Sưu tầm những tấm gương học sinh, sinh viên nghèo vượt khó vươn lên trong học tập.
 Chuẩn bị bài 11: Lao động tự giác, sáng tạo.Đọc trước phần đặt vấn đề
	Tìm những biểu hiện lao động sáng tạo và tự giác mà em biết.
	Lợi ích của lao động tự giác và sáng tạo
 3- Củng cố , luyện tập: (4’)
GV : Chia lớp thành 2 đội, tổ chức cho HS chơi trò chơi tiếp sức
 Tìm nhứng câu tục nghữ, ca dao nói về tính tự lập ?
HS : Cử đại diện hai đội lên tham gia trò chơi
GV : Nhận xét, bổ sung kết quả
 * Tục ngữ.
 - Há miệng chớ sung 
 - Có công mài sắt có ngày nên kim
 - Muốn ăn thì lăn vào bếp 
 - Đói thì đầu gối phải bò
 * Ca dao .
 - Con mèo nằm bếp co ro 
 Ít ăn nên mới ít lo ít làm 
 4- Hướng dẫn học sinh học và làm bài tập ở nhà (2’)
- Học thuộc nội dung bài học SGK+ Vở ghi
- Về làm bài tập 4,5 trang 27
- Chuẩn bị bài 11 : Lao động tự giác và sáng tạo

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an chi tiet bai 10cd8.doc