Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 - Tuần 1 đến tuần 19

I- Mục tiêu:

1- Kiến thức:

 -Hiểu được thế nào là lẽ phải và tôn trọng lẽ phải.

 -Nêu được một số biểu hiện của tơn trọng lẽ phải.

 -Phân biệt được tôn trọng lẽ phải.với không tôn trọng lẽ phải.

 -Hiểu ý nghĩa của tơn trọng lẽ phải.

2- Kĩ năng:

 Biết suy nghĩ và hành động theo lẽ phải.

3- Thái độ:

 -Cĩ ý thức tơn trọng lẽ phải và ủng hộ những người làm theo lẽ phải.

 -Không đồng tình với những hnh vi lm tri lẽ phải, lm tri đạo lý của dân tộc.

 * KNS:

 -Kĩ năng trình bày suy nghĩ / ý tưởng về những biểu hiện và ý nghĩa của việc tôn trọng lẽ phải.

 -Kĩ năng phân tích, so sánh về những biểu hiện tôn trọng lẽ phải hoặc không tôn trọng lẽ phải.

 -Kĩ năng ứng xử / giao tiếp; kĩ năng tự tin trong các tình huống để thể hiện sự tôn trọng, bảo vệ lẽ phải.

 

doc 74 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 1134Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 - Tuần 1 đến tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ật khác nhau như thế nào?
 6- Nêu những biểu hiện cơ bản của tình bạn trong sáng lành mạnh? 
 7- Chúng ta phải làm gì để tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác? 
 HĐ2- Luyện tập: (18 phút)
 -Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết, xử lý các tình huống thường gặp trong cuộc sống.
 -GV đưa ra các tình huống khác nhau cho HS phân tích và đưa ra cách ứng xử phù hợp:
 1- Giả sử người bạn thân của em mắc khuyết điểm, em sẽ làm gì ? Vì sao ?
 2- Em sẽ làm gì khi thấy bạn mình bị kẻ xấu rủ rê, lôi kéo sử dụng ma túy ?
 3- Hiện nay, có một số học sinh bắt chước các mốt quần áo và đầu tóc của nước ngoài. Em có suy nghĩ gì trước những biểu hiện đó ?
 4- Bố Trung hứa đến sinh nhật Trung sẽ đưa em đi chơi công viên, nhưng vì phải đi công tác đột xuất nên bố không thực hiện được lời hứa của mình. Hỏi: Bố Trung có phải là người không giữ chữ tín không ?
 5- Trong giờ ra chơi, Hùng (lớp 8/2), có xích mích với Thành (lớp 9/1). Trên đường đi học về, Hùng đã bị Thành và Hòa, bạn cùng lớp với Thành hành hung, gây thương tích phải đi cấp cứu ở bệnh viện. Hỏi:
 Theo em, Thành và Hòa đã vi phạm pháp luật hay kỉ luật ? Thành và Hòa sẽ bị xử lý như thế nào ?
 6- Có ý kiến cho rằng: “Không thể có tình bạn trong sáng, lành mạnh giữa hai người khác giới”. Em có đồng ý với ý kiến đó không ? Vì sao ?
 7- Người Pháp có câu ngạn ngữ: “Hãy nói cho tôi biết bạn của anh là ai, tôi sẽ kết luận anh là người như thế nào”. Em hiểu câu ngạn ngữ đó như thế nào ?
 -HS: Trả lời cá nhân.
 -HS: Cả lớp nhận xét,bổ sung.
 -GV: Kết luận, chốt lại ý chính.
 4- Củng cố: (5 phút)
GV cho HS nhắc lại các ý chính của phần ôn tập .
Hướng dẫn HS phương pháp tự ôn tập ở nhà .
 5- Dặn dò: (2 phút)
HS xem lại kỹ nội dung bài học và làm lại các bài còn lại trong SGK để chuẩn bị cho tiết kiểm tra viết 1 tiết ở tuần sau.
 1- Liêm khiết là sống trong sạch, không hám danh, hám lợi,không bận tâm đến những toạn tính nhỏ nhen, ích kỉ.Không tham lam, không tham ô tiền bạc, không nhận hối lộ, không sử dụng tiền bạc và tài sản chung vào mục đích cá nhân, không lợi dụng chức, quyền để mưu lợi cho bản thân.
 2- Chấp hành nội quy nơi mình sống, học tập và làm việc, không nói sai sự thật, không vi phạm đạo đức và pháp luật, phê phán ý kiến, việc làm sai trái.
 3- Biết lắng nghe, biết cư xử lễ pháp, lịch sự với người khác, biết thừa nhận và học hỏi các điểm mạnh của người khác, không xâm phạm tài sản, thư từ, nhật kí, sự riêng tư của người khác, tôn trọng những sở thích thói quen, bản sắc riêng của người khác
 4- Luôn làm tốt nhiệm vụ được giao.Giữ đúng lời hứa, đúng hẹn trong mối quan hệ của mình với mọi ngừi xung quanh.Có trách nhiệm về lời nói, hành vi và việc làm của bản thân
Biểu hiện: giữ lời hứa, đã nói là làm, tôn trong những điều đã cam kết, có trách nhiệm về lời nói, hành vi và việc làm của bản thân
 5- Pháp luật là quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung ở phạm vi rộng do Nhà nước ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.
- Kỉ luật là những quy định, quy ước của một tập thể, một cộng đồng ở phạm vi hẹp và phải tuân theo những quy định của pháp luật, không được trái với pháp luật.
 6- Phù hợp nhau về quan niệm sống, bình đẳng và tôn trọng nhau, chân thành, tin cậy, có trách nhiệm, thông cảm, đồng cảm sâu sắc với nhau, giúp đỡ nhau lúc khó khăn.
 7- Phải tích cực học tập, tìm hiểu đời sống và nền văn hóa của các dân tộc trên thế giới. Phải tiếp thu một cách có chọn lọc, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và truyền thống của dân tộc ta.
 1- Em sẽ không bao che cho bạn,thẳng thắn chỉ rõ cái sai cho bạn, khuyên bạn và giúp bạn sửa chữa khuyết điểm. Vì làm như vậy là em không bao che, dung túng cho những thiếu sót của bạn, em đã giúp đỡ bạn một cách chân tình thẳng thắng, em đã tôn trọng lẽ phải , giúp bạn điều chỉnh suy nghĩ và hành vi của mình theo hướng tích cực.
 2- Tìm cách giúp bạn không sa vào cạm bẫy của kẻ xấu, khuyên can và giải thích để bạn thấy rõ tác hại của ma túy. Báo cho thầy co, cha mẹ bạn đó biết để có biện pháp ngăn chặn. Tố cáo kẻ xấu với cơ quan công an để xử lý.
 3- Em không tán thành với việc làm đó, vì đó là sự bắt chước một cách máy móc, mù quáng, không có chọn lọc và không phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, truyền thống của dân tộc ta.
 4- Bố Trung không phải là người không giữ lời hứa (chữ tín) nhưng vì có việc đột xuất, như vậy, việc bố Trung thất hứa là do hòan cảnh khách quan mang lại.
 5- Thành và Hòa đã vi phạm cả pháp luật (xâm hại đến sức khỏe và tính mạng của người khác) và kỉ luật (vi phạm nội qui nhà trường). 
 -Thành và Hòa sẽ bị pháp luật xử lý nghiêm minh và còn bị Hội đồng kỉ luật của nhà trường xem xét để đề ra hình thức kỉ luật thích đáng.
 6- Em không đồng ý với ý kiến đó, vì tình bạn có thể có từ hai người khác giới nếu tình bạn dó được xây dựng trên cơ sở trong sáng, lành mạnh, giúp đỡ nhau trong cuộc và học tập một cách chân thành và vô tư. Tình bạn đó cần phải được sự vun đắp của cả hai người.
 7- Câu ngạn ngữ nói lên rằng, có thể đánh giá được một người thông qua bè bạn của người đó. Bởi vì trong quá trình xây dựng tình bạn , các thành viên thường sẽ có những điểm chung về tính cách, quan điểm, lí tưởng. Câu ngạn ngữ còn khuyên chúng ta phải biết chọn lựa bạn tốt để mà kết giao.
IV- Đề kiểm tra:
PHẦN I - Trắc nghiệm khách quan: (2 điểm)
 Câu 1: (1 điểm)
 Nối mỗi ơ ở cột trái (hành vi) với một ơ ở cột phải (phẩm chất đạo đức) sao cho đúng nhất. 
Hành vi
Phẩm chất đạo đức
A.Khơng làm việc riêng trong giờ học.
1. Tình bạn trong sáng, lành mạnh.
B.Tìm hiểu phong tục, tập quán của nước khác.
2. Tơn trọng lẽ phải
C. Giúp bạn cai nghiện ma túy.
3. Tơn trọng người khác.
D. Thăm hỏi thầy cơ nhân ngày 20-11
4. Tơn trọng và học hỏi các dân tộc khác
E.Phê phán những việc làm sai trái.
  nối với  ;  nối với  ;  nối với ;  nối với 
 Câu 2: (0,5 điểm)
 Hành vi nào sau đây thể hiện sự tơn trọng lẽ phải ? (khoanh trịn chữ cái trước câu em chọn):
 a) Việc gì cĩ lợi cho mình thì làm cho bằng được.
 b) Luơn bảo vệ mọi ý kiến của mình.
 c) Lắng nghe ý kiến của mọi người để tìm ra điều hợp lý.
 d) Luơn luơn tán thành và làm theo số đơng.
 Câu 3: (0,5 điểm)
 Em khơng tán thành ý kiến nào sau đây về tình bạn ? (khoanh trịn chữ cái trước câu em chọn):
 a) Tình bạn trong sáng, lành mạnh khơng thể cĩ từ một phía.
 b) Bạn bè phải biết bảo vệ nhau trong mọi trường hợp.
 c) Thẳng thắn chỉ ra lỗi khi bạn mắc khuyết điểm. 
 d) Cĩ thể cĩ tình bạn trong sáng, lành mạnh giữa hai người khác giới.
PHẦN II - Tự luận: (8 điểm)
 Câu 4: (2 điểm)
 Có ý kiến cho rằng: Tôn trọng người khác là tự hạ thấp mình. Em có tán thành ý kiến đó không ? Vì sao ? 
 Câu 5: (1,5 điểm)
 Theo em, để giữ được lòng tin của mọi người đối với mình thì chúng ta phải làm gì ? 
 Câu 6: (1,5 điểm)
 Hiện nay tình trạng học sinh đánh nhau xảy ra tương đối phổ biến ở nhiều nơi. Nếu chứng kiến cảnh các bạn đánh nhau, em sẽ làm gì ?
 Câu 7: (3 điểm)
 Cho tình huống:
 Đã 23h, Hòa vẫn bật nhạc to. Bác Trung chạy sang bảo: Cháu nghe nhạc nhỏ thôi để hàng xóm còn ngủ. Hỏi:
 a/ Theo em, Hòa có thể có các cách ứng xử như thế nào ? (1,5 đ)
 b/ Nếu là Hòa, em sẽ chọn cách nào? Vì sao ? ( 1,5 đ)
V- Đáp án, thang điểm và hướng dẫn chấm:
PHẦN I -Trắc nghiệm khách quan: (2 điểm)
 Câu 1: (1 điểm)
 - A nối với 3 (0,25 đ).
 - B nối với 4 (0,25 đ).
 - C nối với 1 (0,25 đ).
 - E nối với 2 (0,25 đ)
 Câu 2: (0,5 điểm)
 Lắng nghe ý kiến của mọi người để tìm ra điều hợp lý.
 Câu 3: (0,5 đ)
 Bạn bè phải biết bảo vệ nhau trong mọi trường hợp.
PHẦN II - Tự luận: (8 điểm)
 Câu 4: (2 điểm)
 -Em không tán thành với ý kiến đó vì: ( 0,25đ)
 -Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự phẩm giá và lợi ích của người khác. (1 đ)
 -Có tôn trọng người khác thì mới được người khác tôn trọng lại. (0,5 đ)
 -Tôn trọng người khác là tự tôn trọng mình. ( 0,25 đ)
 Câu 5: (1,5 điểm)
 Muốn giữ được lòng tin của mọi người đối với mình thì chúng ta phải:
 -Luôn làm tốt nhiệm vụ được giao. (0,5 đ)
 -Giữ đúng lời hứa, đúng hẹn trong mối quan hệ của mình với mọi người xung quanh. (0,5 đ)
 -Có trách nhiệm về lời nói, hành vi và việc làm của bản thân. ( 0,5đ)
 Câu 6: (1,5 điểm)
 -Không tham gia hoặc cổ vũ cho các bạn đánh nhau. ( 0,5đ)
 -Can ngăn không cho các bạn đánh nhau. (0,5 đ)
 -Nếu không can ngăn được thì báo cho thầy cô hoặc người lớn để ngăn chặn. (0,5 đ)
 Câu 7: (3 điểm)
 a/ HS nêu được 3 cách ứng xử cơ bản có thể xảy ra:
 -Hòa vẫn tiếp tục nghe nhạc to như trước. (0,5đ)
 -Hòa vặn nhỏ âm lượng vừa đủ nghe. (0,5đ)
 -Hòa tắt đĩa nhạc đi ngủ. ( 0,5đ)
 b/ Nếu em là Hòa: Em sẽ chọn cách ứng xử thứ 3. (0,5đ)
 -Vì làm như vậy sẽ không ảnh hưởng đến giấc ngủ của những người xung quanh và giữ được sức khoẻ của bản thân. (1đ )
THỐNG KÊ ĐIỂM
Lớp
Tổng số bài 
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
8 -> 10 
6,5 -> 7,8
5-> 6,4 
3,5 -> 4,8 
0 -> 3,3 
 SL
TL 
SL 
 TL
 SL
 TL
 SL
 TL
 SL
TL 
8/1
8/2
Nhận xét:
- Ưu điểm: 
-Tồn tại:
.
-Biện pháp khắc phục:
.
Tên bài soạn: GĨP PHẦN XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HỐ 
	 	Ở CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ
Ngày soạn: 
Tuần: 10
Tiết theo PPCT: 10
I- Mục tiêu:
 1- Kiến thức: 
 -Hiểu được thế nào là cộng đồng dân cư và xây dựng nếp sống văn hố ở cộng đồng dân cư.
 -Hiểu được ý nghĩa của việc xây dựng nếp sống văn hố ở cộng đồng dân cư.
 -Nêu được trách nhiệm của HS trong việc tham gia xây dựng nếp sống văn hố ở cộng đồng.
 -Hiểu được việc bảo vệ môi trường sống cũng là xây dựng nếp sống văn hố ở cộng đồng dân cư.
 2- Kĩ năng:
 -Thực hiện các quy định về nếp sống văn hố ở cộng đồng dân cư.
 -Tham gia các hoạt động tuyên truyền, vận động xây dựng nếp sống văn hố (trong đó có hoạt động bảo vệ môi trường) ở cộng đồng dân cư.
 3- Thái độ:
 Đồng tình, ủng hộ các chủ trương xây dựng nếp sống văn hố (trong đó có hoạt động bảo vệ môi trường) ở cộng đồng dân cư và các hoạt động thực hiện chủ trương đĩ.
 * KNS:
 -Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thơng tin về những biểu hiện của nếp sống văn hĩa ở cộng đồng dân cư
 -Kĩ năng tư duy phê phán về những biểu hiện cĩ văn hĩa và biểu hiện thiếu văn hĩa ở khu dân cư.
 -Kĩ năng tư duy sáng tạo; giải quyết vấn đề về những việc học sinh cần phải làm để gĩp phần xây dựng nếp sống văn hĩa ở cộng đồng dân cư
II- Chuẩn bị của GV và HS:
 1- Giáo viên:
 -SGK, SGV GDCD 8..Tư liệu, gương người tốt, việc tốt.
 - Những mẩu chuyện về đời sống văn hóa ở khu dân cư.
 -Luật Bảo vệ môi trường năm 2005.
 2-Học sinh:
 - SGK GDCD 8. Sưu tầm gương người tốt, việc tốt.
 -Đọc nội dung mục “Đặt vấn đề” và chuẩn bị các câu hỏi ở phần gợi ý trong SGK trước ở nhà. 
III- Tổ chức các hoạt động Học tập:
 1- Ổn định lớp:
 2- KTBC: /
 3- Tiến hành bài học:
 a- Phương pháp giảng dạy:
 -Thảo luận nhóm / lớp. Hoạt động cá nhân.
 -Đàm thoại kết hợp với diễn giải. Đóng vai.
 b- Các bước của hoạt động:
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung chính 
 HĐ1- Giới thiệu bài: (5 phút)
 -GV: Những người cùng chung sống trong một khu vực lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính như:
 - Ở nơng thơn: Thơn, xĩm, làng 
 -Ở thành phố: Thị trấn, khu tập thể, ngõ, phố.
 -GV: Cộng đồng đĩ được gọi là gì ?
 -HS: Trả lời cá nhân.
 -GV :Cộng đồng dân cư phải làm gì để gĩp phần xây dựng nếp sống văn hoá ?
 -HS: Trả lời cá nhân. 
 -GV: Để hiểu rõ hơn về cộng đồng dân cư và xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư, chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay.
 HĐ2- Tìm hiểu khái niệm cộng đồng dân cư và xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư: (13 phút)
 -Mục tiêu: HS nêu được thế nào là công đồng dân cư và xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.
 -Lồng ghép BVMT và GDPL.
 -GV: Cho HS đọc mục đặt vấn đề.
 -HS: Đọc bài, cả lớp theo dõi ở SGK.
 -GV: Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận các câu hỏi sau:
 N1- Những biểu hiện tiêu cực ở mục 1 đã nêu là gì ?
 N2- Những hiện tượng đó ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của người dân ?
 N3- Vì sao làng Hinh được công nhận là làng văn hoá ?
 N4- Những thay đổi của làng Hinh có ảnh hưởng như thế nào tới cuộc sống của mỗi người dân và cả cộng đồng ?
 -HS: Các nhóm thảo luận và cử đại diện trình bày ý kiến của nhóm mình.
-HS: Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV: Kết luận, chốt lại ý chính.
 * Thế nào là cộng đồng dân cư ?
 * Thế nào là xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư ?
 * Theo em, việc đánh bắt hải sản bằng phương pháp hủy diệt (mìn, xung điện) có ảnh hưởng gì đến môi trường ? Việc làm này có vi phạm pháp luật không ?
 -GV giới thiệu Điều 7, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005.
 HĐ3- Tìm hiểu ý nghĩa của xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư: (10 phút)
 Mục tiêu: HS hiểu được ý nghĩa của xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.
 -GV: Cho cả lớp thảo luận các câu hỏi sau:
 -Nêu những biểu hiện của nếp sống văn hoá ở khu dân cư ?
 -Nêu những biểu hiện của nếp sống thiếu văn hoá ở khu dân cư ?
 -Xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư có ý nghĩa như thế nào ?
 -HS: Thảo luận và trả lơiø cá nhân.
 -HS: Cả lớp nhận xét, bổ sung.
 -GV: Kết luận, chốt lại ý chính.
 HĐ4- Tìm hiểu trách nhiệm của HS trong việc tham gia xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư: (10 phút)
 -Mục tiêu: HS nêu được trách nhiệm của của mình trong việc tham gia xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.
 -Lồng ghép BVMT và GDPL.
 -GV: nêu vấn đề cho HS động não:
 -Vì sao phải xây dựng nếp sống văn hoá ở khu dân cư ?
 -HS phải làm gì để góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở khu dân cư ?
 -Nêu một việc làm của em góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở khu dân cư thể hiện việc bảo vệ môi trường và tôn trọng pháp luật.
 -HS: Trả lơiø cá nhân.
 -HS: Cả lớp nhận xét, bổ sung.
 -GV: Kết luận, chốt lại ý chính.
 4- Củng cố: (5 phút)
 -Thế nào là xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư ?
 - Những phong tục tập quán lạc hậu có ảnh hưởng gì tới cuộc sống của khu dân cư ? Nêu ví dụ.
 5- Dặn dò: (2 phút)
 HS làm các bài tập trong SGK và đọc trước mục “Đặt vấn đề” của bài “ Tự lập ” để chuẩn bị cho tiết học sau.
 Cộng đồng dân cư.
 Đặt vấn đề 
 1- Hiện tượng tảo hôn, dựng vợ gả chồng sớm để có người làm. Khi có người bệnh hoặc gia súc chết lại mời thầy mo, thầy cúng về làm phép trừ ma. Tụ tập uống rượu, đánh bạc vào ngày lễ, Tết. Tổ chức ma chay linh đình. Để người chết trong nhà nhiều ngày rồi mới đem chôn.
 2- Phải xa gia đình sớm, không được đi học, nhiều cặp vợ chồng trẻ bỏ nhau, cuộc sống dang dở, là nguyên nhân sinh ra đói nghèo, người nào bị coi là có ma thì bị căm ghét, xua đuổi và họ sẽ bị chết vì bị đối xử tàn tệ hoặc sống cô độc, khốn khó .
 3- Vệ sinh sạch sẽ, nuôi gia súc, làm chuồng trại cách xa nhà để nuôi gia súc, gia cầm, dùng nước giếng sạch, không có bệnh dịch lây lan, bà con ốm đau đến trạm xá, trẻ em đến tuổi được đi học, được công nhận PCGDTH-XMC, bà con đoàn kết, tương trợ giúp dỡ lẫn nhau, an ninh, trật tự được giữ vững, xoá bỏ phong tục, tập quán lạc hậu.
 4- Mỗi người dân trong cộng đồng yên tâm sản xuất, làm kinh tế. Nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân.
 * Cộng đồng dân cư là toàn thể những người cùng sinh sống trong một khu vực lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính, gắn bó thành một khối, giữa họ có sự liên kết và hợp tác với nhau để cùng thực hiện lợi ích của mình và lợi ích chung.
 * Làm cho đời sống văn hóa, tinh thần ngày càng lành mạnh, phong phú như: Giữ gìn trật tự an ninh, vệ sinh nơi ở, bảo vệ cảnh quan môi trường sạch đẹp, xây dựng tình đoàn kết xóm giềng, bài trừ phong tục, tập quán lạc hậu, mê tính dị đoan và tích cực phòng, chống các tệ nạn xã hội. 
 * Việc đánh bắt hải sản bằng phương pháp hủy diệt (mìn, xung điện) sẽ làm hủy hoại môi trường và vi phạm pháp luật.
 - Giúp nhau làm kinh tế, tham gia xoá đói, giảm nghèo, trẻ đến tuổi được đi học, bảo vệ môi trường, thực hiện nếp sống văn minh và sinh đẻ có kế hoạch, phòng chống tệ nạn xã hội, bài trừ mê tín dị đoan, tham gia các hoạt động xã hội.
 - Ngược lại các điều trên.
 - Xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư là góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình và cộng đồng.
 - Cuộc sống của mọi người bình yên, hạnh phúc, đời sống người dân ổn định và phát triển, có điều kiện bảo vệ, phát huy truyền thống văn hóa, giữ vững bản sắc dân tộc.
 - Thực hiện tốt và vận động gia đình, hàng xĩm cùng thực hiện tốt các quy định về nếp sống văn hĩa của cộng đồng. Tích cực tham gia những hoạt động xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng phù hợp với khả năng.
 - Giữ gìn vệ sinh xung quanh nhà ở và vận động mọi người tham gia bảo vệ môi trường sống ở khu dân cư.
 Những phong tục tập quán lạc hậu có ảnh hưởng không tốt tới cuộc sống của khu dân cư, ví dụ:
-Nạn tảo hôn: Sinh con sớm và nhiều con sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, làm cho trẻ thất học, xa gia đình sớm, chưa ý thức được trong cuộc sống vợ chồng, gia đình không hạnh phúc, dễ li hôn.
-Trị bệnh bằng cúng bái sẽ gây hậu quả không tốt cho người bệnh, có khi mất mạng.
 -Quan niệm trọng nam khinh nữ, sinh đẻ không có kế hoạch sẽ làm cho cuộc sống thiếu thốn, trẻ bịthất học, gây khó khăn cho gia đình và xã hội.
 -Hiện tượng mê tín dị đoan (lên đồng, bói toán, xem quẻ xin xăm) gây ảnh hưởng xấu đến xã hội.
Tên bài soạn: TỰ LẬP
Ngày soạn: 
Tuần: 11
Tiết theo PPCT: 11
I- Mục tiêu:
 1- Kiến thức:
 -Hiểu được thế nào là tự lập.
 -Nêu được những biểu hiện của người cĩ tính tự lập.
 -Hiểu được ý nghĩa của tính tự lập. 
 2- Kĩ năng:
 Biết tự giải quyết, tự làm những cơng việc hằng ngày của bản thân trong học tập, lao động, sinh hoạt.
 3- Thái độ: 
 -Ưa thích sống tự lập, khơng dựa dẫm, ỷ lại, phụ thuộc vào người khác.
 -Cảm phục và tự giác học hỏi những bạn, những người xung quanh biết sống tự lập.
 * KNS:
 -Kĩ năng xác định giá định giá trị; trình bày suy nghĩ, ý tưởng về biểu hiện, ý nghĩa của tự lập trong cuộc sống.
 -Kĩ năng thể hiện sự tự tin.
 -Kĩ năng năng đặt mục tiêu; đảm nhâïn trách nhiệm trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện tính tự lập.
II- Chuẩn bị của GV và HS:
 1- Giáo viên: 
 -SGK, SGV GDCD 8. Một số câu chuyện, tấm gương về HS nghèo vượt khó.
 -Tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về tự lập. 
 2-Học sinh:
 -SGK GDCD 8. Sưu tầm câu chuyện, tấm gương về HS nghèo vượt khó. 
 -Đọc nội dung mục “Đặt vấn đề” và chuẩn bị các câu hỏi ở phần gợi ý trong SGK trước ở nhà. 
III- Tổ chức các hoạt động Học tập:
 1- Ổn định lớp:
 2- KTBC:
 -Thế nào là xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư ?
 -HS phải làm gì để góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư ?
 3- Tiến hành bài học:
 a- Phương pháp giảng dạy:
 -Thảo luận nhóm. Tranh luận. Nêu và giải quyết vấn đề. 
 -Nghiên cứu trường hợp điển hình. Làm việc cá nhân.
 b- Các bước của hoạt động:
 Hoạt động của GV và HS
 HĐ1- Giới thiệu bài: (3 phút)
-GV: Trong ngày 2-10-2005 Nguyễn Vũ Hoàng là HS nghèo ở Bố Trạch, Quãng Bình đã giành giải nhất trong kỳ thi vòng chung kết “Đường lên đỉnh Olympya năm 2005, đó là nhờ ở tính tự lập. Vậy, thế nào là tự lập, ta sẽ tìm hiểu qua nội dung bài học hôm nay.
 HĐ2- Tìm hiểu khái niệm tự lập: (15 phút)
 -Mục tiêu: HS hiểu thế nào là tự lập.
 -GV:Cho HS đọc mục đặt vấn đề. 
 -HS: Đọc chuyện theo phân vai:
 1 HS đọc lời dẫn.
 1 HS vai Bác Hồ.
 1 HS vai anh Lê.
 -HS: Đọc bài, cả lớp theo dõi ở SGK.
 -GV: Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận các câu hỏi sau:
 N1-Vì sao Bác Hồ có thể ra đi tìm đường cứu nước, mặc dù chỉ với hai bàn tay không ? 
 N2- Em có nhận xét gì về suy nghĩ và hành động của anh Lê ?
 N3- Em có suy nghĩ gì về Bác qua câu chuyện trên ?
 N4- Em rút ra được bài học gì cho bản thân mình qua câu chuyện trên ?
 -HS: Các nhóm thảo luận và cử đại diện trình bày 

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_1_Ton_trong_le_phai.doc