Giáo án Giáo dục công dân lớp 9 - Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc

I. Mục tiêu bài học.

1. Kiến thức: HS hiểu được:

- Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc và một số truyền thống tiêu biểu của dân tộc VN.

- Ý nghĩa của truyền thống dân tộc và sự cần thiết phải kế thừa, phát huuy truyền thống dân tộc.

- Bổn phận của công dân-HS đối với việc kế thừa và phát huy truyền thống của dân tộc

2. Kĩ năng:

- Biết phân biệt truyền thống tốt đẹp của dân tộc với phong tục tập quán, thói quen lạc hậu cần xóa bỏ.

- Có kĩ năng phân tích, đánh giá quan niêm, thái độ, cách ứng xử khác nhau liên quan đến các giá trị truyền thống.

- Tích cực học tập và tham gia các hoạt động truyền thống dân tộc.

 

doc 8 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 3549Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân lớp 9 - Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7
Tiết 7
Ngày soạn: 25/9/2013
Ngày dạy:
Bài 7: KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG 
TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức: HS hiểu được:
- Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc và một số truyền thống tiêu biểu của dân tộc VN.
- Ý nghĩa của truyền thống dân tộc và sự cần thiết phải kế thừa, phát huuy truyền thống dân tộc.
- Bổn phận của công dân-HS đối với việc kế thừa và phát huy truyền thống của dân tộc
2. Kĩ năng: 
- Biết phân biệt truyền thống tốt đẹp của dân tộc với phong tục tập quán, thói quen lạc hậu cần xóa bỏ.
- Có kĩ năng phân tích, đánh giá quan niêm, thái độ, cách ứng xử khác nhau liên quan đến các giá trị truyền thống.
- Tích cực học tập và tham gia các hoạt động truyền thống dân tộc.
3. Thái độ:
- Có thái độ tôn trọng, bảo vệ, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Biết phê phán đối với những thái độ và việc làm thiếu tôn trọng, phủ định hoặc xa rời truyền thống dân tộc.
II. Chuẩn bị.
Thầy:	Những tình huống liên quan.
Trò: Bảng phụ.
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định tổ chức.
Kiểm tra sĩ số học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ.
? Vì sao cần phải hợp tác giữa các quốc gia? Nước ta đã tham gia các tổ chức nào trên thế giới?
Gợi ý: Hợp tác để cùng phát triển và cùng nhau giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu. Ví dụ: WTO, ASEAN, ASEM,
3. Nội dung bài mới: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1. Tìm hiểu vấn đề:
GV yêu cầu học sinh 2 mẫu chuyện trong SGK.
GV hướng dẫn cho học sinh thảo luận nhóm.
- Nhóm 1,2,3: Truyền thống yêu nước của dân tộc ta thể hiện như thế nào qua lời nói của Bác?
- Nhóm 4,5,6: Em có nhận xét gì về cách cư xử của học trò cụ Chu Văn An đối với thầy giáo cũ? Cách cư xử đó thể hiện truyền thống gì của dân tộc ta?
? Em hãy kể một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN mà em biết?
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm
? Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
GV: Những giá trị tinh thần như: tư tưởng, lối sống, cách cư xử tốt đẹp...
? Truyền thống về văn hóa thể hiện qua những vấn đề nào?
? Em hãy cho biết một số truyền thống về nghệ thuật?
Hoạt động 3: Giúp HS hiểu thế nào là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
* Hoạt động theo lớp:
- Làm bài tập 1 –sgk.? Truyền thống về văn hóa thể hiện qua những hành vi nào?
GV yêu cầu HS trình bày một số làn điệu dân ca ở địa phương hoặc các vùng miền khác của VN.
? Ở Bắc Bộ có những làn điệu dân ca nào?
Ở miền Trung có những làn điệu dân ca nào?
? Ở Miền Nam có những làn điệu dân ca nào?
GV có thể cho HS thể hiện một làn điệu dân ca cụ thể.
? Em có nhận xét gì khi nghe các làn điệu dân ca ở cả ba miền?
GV: chúng ta cần phải bảo vệ, kế thừa và phát huy những làn điệu dân ca đó.
- Đọc 2 mẫu chuyện.
- DT ta có lòng yêu nước nồng nàn, có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước; tiêu biểu của một dân tộc anh hùng; đồng bào ta ngày nay...ngày trước; những cử chỉ cao quý...nồng nàn yêu nước. => lời nói của Bác mang ý nghĩa tự hào, trân trọng.
- Cách cư xử lễ độ, kính trọng, đúng mực. 
Thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo; hiếu học; biết ơn.
- Yêu nước; đoàn kết; nhân nghĩa; hiếu thảo; hiếu học...
- Trả lời
- Tập quán, phong tục tốt đẹp, cách cư xử....
- Chèo, tuồng, cải lương, quan họ, vè, múa...
 Đáp án đúng: a, c, e, h, i, l. vì đó là những hành vi, thái độ và việc làm thể hiện sự tích cực tìm hiểu, tuyên truyền và thực hiện theo các chuẩn mực giá trị truyền thống.
- Quan họ, chèo, tuồng...
- Hò, ví
- Cải lương, lí ngựa ô, lí quạ kêu...
HS trình bày một bài dân ca.
- Đều nói lên lòng yêu quê hương, đất nước. Nói lên tình bạn, tình yêu. Tất cả đều thể hiện, chứa đựng sự lạc quan, yêu đời.
I. Đặt vấn đề.
1.Bác nói về truyền thống yêu nước của dân tộc.
2. Truyện thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo.
II. Nội dung bài học:
1. Khái niệm.
Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
2. Một số truyền thống của dân tộc ta.
- DT VN có nhiều truyền thống tốt đẹp đáng tự hào như: yêu nước; bất khuất chống giặc ngoại xâm; đoàn kết, nhân nghĩa; cần cù; hiếu học; tôn sư trọng đạo; các truyền thống về văn hóa, nghệ thuật.
III. Bài tập. 
1. hành vi đúng: a, c, e, h, I, l. Vì đó là những hành vi, thái độ và việc làm thể hiện sự tích cực tìm hiểu, tuyên truyền và thực hiện theo các chuẩn mực giá trị truyền thống.
4. Củng cố:
Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là kết tinh văn hóa, là đặc sắc riêng cần phải kế thừa và phát huy.
5. Hướng dẫn về nhà:
Học bài. Tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa của một truyền thống ở địa phương em?
 Xem tiếp phần ND bài học và bài tập ở sgk.
IV. Phần rút kinh nghiệm.	
 Nhận xét
 Kí duyệt
Tuần 8 Ngày soạn: 20/9/2009
Tiết 8
Bài 7 : KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC (TT)
I. Mục tiêu bài học: (như tiết 7)
II. Phương tiện:
	- Những tình huống liên quan
- Giấy khổ lớn, bút dạ
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định tổ chức
2. KTBC:
	? Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc? Kể tên một số truyền thống tốt đẹp của DTVN?
3. Bài mới: * Giới thiệu bài:
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG
HĐ1: giúp HS hiểu ý nghĩa của TT dân tộc:
- Làm bài tập 3 -sgk
? Truyền thống tốt đẹp của DT có ý nghĩa như thế nào đối với đất nước và đối với mọi người?
HĐ2: Liên hệ thực tế về ý nghĩa của việc bảo vệ, kế thừa và phát huy TTTĐ của DT.
? Theo em, vì sao mỗi vùng miền của VN lại có những phong tục, tập quán khác nhau?
VD: Ở miền Trung có hò Kéo chài, hò Ba lí... thể hiện cuộc sống khó nhọc gắn liền với biển cả, với đồi núi.
GV: Tuy nhiên, bên cạnh những truyền thống tốt đẹp cũng tồn tại một số hủ tục lạc hậu như: bói tốn, cúng đuổi tà ma, mê tí dị đoan, trọng nam khinh nữ...
? Những hủ tục lạc hậu đó đem đến hậu quả gì?
GV: Bên cạnh những nét đẹp truyền thống cũng như những hủ tục lạc hậu, ngày nay văn hóa nước ngồi ngày một lan rộng vào VN. Nó cũng có những mặt tốt và chưa tốt.
? Đối với văn hóa ngoại lai, chúng ta cần phải có thái độ như thế nào?
GV: Mỗi DT, mỗi quốc gia đều có những sắc thái riêng (kể cả mỗi dân tộc, mỗi gia đìnhntrong 1 quốc gia) về truyền thống, chúng ta cần phải bảo vệ.
? Em hãy nêu lên một số hoạt động thể hiện sự bảo vệ, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
GV: Như vậy, chúng ta cần phải giữ gìn bản sắc riêng lại vừa học tập cái hay, cái đẹp của văn hóa nước ngồi, từ đó sẽ tạo ra cái riêng cho văn hóa VN.
? Nếu chúng ta không giữ gìn truyền thống tốt đẹp sẽ dẫn đến hậu quả gì?
GV: Ngày nay, nhiều người. Đặc biệt là thanh thiếu niên thường chạy theo những cái lạ, coi thường hoặc xa rời những gia trị tốt đẹp bao đời nay của dân tộc. Điều đó dẫn đến nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa DT. VD: sùng ngoại, lai căng kiểu cách phương Tây (ca nhạc, trang phục, lời nói, hành động...)
? Chúng ta cần có thái độ như thái độ như thế nào đối với truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
HĐ3: Luyện tập
Bài tập 4-sgk
- Đáp án: a, b, c, e
- Trả lời
- Mỗi vùng, miền đều có nét riêng về sinh hoạt, lao động, văn hóa... thậm chí còn có sự khác nhau về môi trường, thiên nhiên.
- XH kém phát triển, ảnh hưởng xấu đến tinh thần, sức khỏe của con người...
- Học tập những cái hay, cái đẹp để làm giàu thêm văn hóa DT; cần xa rời, bài trừ những văn hóa không lành mạnh, không phù hợp với phong tục, đạo đức VN.
- Thi Đờn ca tài tử; thi hát dân ca....
- Đánh mất bản sắc riêng của dân tộc mình và sẽ bị đồng hóa bởi các dân tộc khác, các nền văn hóa khác.
- Trả lời
- HS làm => GV kết luận
2. Nội dung bài học (tt)
- TTTĐ của DT là vô cùng quý giá, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân. Chúng ta cần bảo vệ và phát huy để góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc VN.
- Chúng ta cần tự hào, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, lên án và ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống của dân tộc.
3. Bài tập:
 Bài tập 4-sgk
4. Củng cố :
 - Vì sao chúng ta cần phải bảo vệ, kế thừa và phá huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
 - Để bảo vệ, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta phải làm gì?
	5. Hướng dẫn về nhà:
 - Học bài cũ 
 - Làm bài tập sgk
 - Oân tập lại tất cả các bai đã học để tiết sau kiểm tra 1 tiết.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 7 GDCD 9.doc