Giáo án Giáo dục công dân lớp 9 - Bài 8: Năng động, sáng tạo

Bài 8: NĂNG ĐỘNG, SÁNG TẠO

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: HS hiểu được:

Thế nào là năng động, sáng tạo và vì sao cần phải năng động, sáng tạo.

2. Kĩ năng:

Biết tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về những biểu hiện của tính năng động, sáng tạo.

3. Thái độ:

Hình thành ở học sinh nhu cầu và ý thức rèn luyện tính năng động, sáng tạo ở bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào trong cuộc sống.

II. Chuẩn bị:

Thầy: Một số câu ca dao, tục ngữ.

Trò: Đọc kĩ bài.

III. Các bước lên lớp:

1. Ổn định tổ chức.

Kiểm tra sĩ số học sinh, ổn định nền nếp.

2. Kiểm tra bài cũ.

Không kiểm tra.

3. Nội dung bài mới.

 

doc 8 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 2834Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân lớp 9 - Bài 8: Năng động, sáng tạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10
Tiết 10
Ngày soạn: 13/10/2013
Ngày dạy:
Bài 8: NĂNG ĐỘNG, SÁNG TẠO
I. Mục tiêu bài học:	
1. Kiến thức: HS hiểu được:
Thế nào là năng động, sáng tạo và vì sao cần phải năng động, sáng tạo.
2. Kĩ năng: 
Biết tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về những biểu hiện của tính năng động, sáng tạo.
3. Thái độ:
Hình thành ở học sinh nhu cầu và ý thức rèn luyện tính năng động, sáng tạo ở bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào trong cuộc sống.
II. Chuẩn bị:
Thầy: Một số câu ca dao, tục ngữ.
Trò: Đọc kĩ bài.	
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định tổ chức.
Kiểm tra sĩ số học sinh, ổn định nền nếp.
2. Kiểm tra bài cũ.
Không kiểm tra.
3. Nội dung bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
HĐ1: Tìm hiểu vấn đề:
Gọi hs đọc truyện	
Gv yêu cầu học sinh thảo luận theo các câu hỏi: 
Em có nhận xét gì về việc làm của Ê-đi-xơn và Lê Thái Hoàng trong những câu chuyện trên? Hãy tìm những chi tiết trong truyện thể hiện tính năng động, sáng tạo của họ?
? Theo em, những việc làm đó đã đem lại thành quả gì cho Ê-đi-xơn vag Lê Thái Hoàng?
GV: Trong thời đại ngày nay, năng động, sáng tạo giúp con người tìm ra được cái mới, rút ngắn thời gian để đạt được mục đích một cách tốt nhất.
Liên hệ thực tế
GV: Năng động được thể hiện ở nhiều khía cạnh trong đời sống như: học tập, lao động, sinh hoạt...
? Em hãy cho ví dụ thể hiện tính năng động, sáng tạo trong học tập?
? Cho ví dụ về năng động, sáng tạo trong lao động?
? Cho ví dụ về năng động, sáng tạo trong sinh hoạt?
GV: Trong cuộc sống hằng ngày, có những người rất bình thường nhưng đã có những sáng tạo cũng như tính năng động rất cao. VD: Nguyễn Cẩm Lũy (di chuyển các ngôi nhà từ vị trí này đến vị trí khác..
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học.
? Năng động là gì?
? Thế nào là sáng tạo?
? Em hãy cho biết sự khác nhau giữa năng đông và sáng tạo?
? Theo em, năng động và sáng tạo có mối quan hệ như thế nào?
? Một người như thế nào thì được coi là năng động, sáng tạo?
Hoạt động 3.
 Gọi hs đọc yêu cầu bài tập 1.
Những hành vi nào thể hiện tính năng động, sáng tạo? Vì sao?
GV nhận xét các câu trả lời của học sinh.
- Đọc truyện
* Thảo luận nhóm 
- Ê-đi-xơn và Lê Thái Hoàng là những người có tính năng động, sáng tạo rất cao, thể hiện ở những chi tiết sau:
* Ê-đi-xơn: Đặt các tấm gương xung quanh giường mẹ rồi đặt các ngọn nến, đèn dầu trước gương để lấy ánh sáng.
* Lê Thái Hoàng: Tìm tòi, nghiên cứu để có cách giải toán mới, dịch các bài toán từ tiếng Anh sang tiếng Việt.
- Ê-đi-xơn sau này đã trở thành nhà phát minh vĩ đại của thế giới.
- Lê Thái Hoàng đạt kết quả cao trong học tập: giải Nhì toán Quốc gia, Huy chuơng Đồng và huy chương Vàng thi toán quốc tế.
- Thể hiện ở phương pháp học tập khoa học, say mê tìm tòi để phát hiện cái mới, không thỏa mãn với điều đã biết.
- Chủ động, dám nghĩ, dám làm để tìm ra cái mới hay cách làm mới để đạt kết quả tốt nhất.
- Biết sắp xếp công việc hợp lí.
Trả lời
- Trả lời
- Năng động nói lên sự dũng cảm trong hành động
- Sáng tạo nói về trí tuệ, tri thức.
- Quan hệ chặt chẽ qua lại với nhau, vì nếu không dám nghĩ, dám làm thì sẽ không tìm ra được cái mới và khi đã tìm ra được cái mới thì sẽ thúc đẩy tính năng động mạnh hơn.
Luôn say mê, tìm tòi, phát hiện và linh hoạt xử lí các tình huống
- Ý đúng: b, đ
I. Đặt vấn đề.
Ê-đi-xơn và Lê Thái Hoàng là những người có tính năng động, sáng tạo rất cao
II. Nội dung bài học.
1. Khái niệm.
Năng động là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm.
- Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không phụ thuộc vào cái đã có.
- Người năng động, sáng tạo là người luôn say mê, tìm tòi, phát hiện và linh hoạt trong công việc nhằm đem lại kết quả cao.
Bài tập 1.
- Ý đúng: b, đ
4. Củng cố :
Năng động, sáng tạo có tác dụng gì trong cuộc sống? (Giúp con người thành công, đạt được hiệu quả công việc)
5. Hướng dẫn về nhà:
Học bài 
Xem nội dung bài còn lại để tiết sau học tiếp.
IV. Phần rút kinh nghiệm.
Nhận xét
Kí duyệt
Ngày soạn: 18/10/2013
Ngày dạy:
Tuần 11
Tiết 11
Bài 8: NĂNG ĐỘNG, SÁNG TẠO
I. Mục tiêu bài học:	
1. Kiến thức: HS hiểu được:
Thế nào là năng động, sáng tạo và vì sao cần phải năng động, sáng tạo.
2. Kĩ năng: 
Biết tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về những biểu hiện của tính năng động, sáng tạo.
3. Thái độ:
Hình thành ở học sinh nhu cầu và ý thức rèn luyện tính năng động, sáng tạo ở bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào trong cuộc sống.
II. Chuẩn bị:
Thầy: SGK, giáo án.
Trò: Đọc kĩ bài.	
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định tổ chức.
Kiểm tra sĩ số học sinh, ổn định nền nếp.
2. Kiểm tra bài cũ.
? Thế nào là năng động, sáng tạo? Cho ví dụ.
Gợi ý: Năng động là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm.
- Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không phụ thuộc vào cái đã có.
3. Nội dung bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu ý nghĩa của năng động, sáng tạo:
? Em hãy nêu một tấm gương về năng động, sáng tạo mà em biết?
? Nhờ năng động, sáng tạo mà người đó (tấm gương) đã thu được điều gì trong cuộc sống?
GV: Trong cuộc sống có rất nhiều việc phải làm và bất cứ công việc nào cũng cần có sự năng động, sáng tạo của con người khi làm công việc đó.
? Vậy, theo em năng động, sáng tạo có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?
GV: Nhờ có năng động, sáng tạo mà nhiều người đã làm nên những kì tích vẻ vang, mang lại niềm tự hào cho bản thân, gia đình và Tổ quốc.
? Theo em, năng động, sáng tạo có phải sẵn có trong mỗi người hay không?
? Vậy, theo em năng động, sáng tạo cần thiết đối với những người nào?
? HS cần phải làm gì để rèn luyện tính năng động, sáng tạo?
? Theo em, để học tập tốt ta phải làm gì? 
? Bản thân các em đã cố gắng trong học tập và công việc chưa?
Hoạt động 2.
 Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 2 và 3.
Hành vi nào thể hiện tính năng động, sáng tạo?
- HS tự nêu tên.
- Trả lời (có thể đạt kết quả cao trong học tập, trong công việc...)
- Trả lời
- Cho ví dụ cụ thể.
- Không, năng động, sáng tạo là kết quả của quá trình rèn luyện siêng năng và tích cực của mỗi người trong các hoạt động.
- Cần thiết đối với tất cả mọi người.
- Trả lời
- Luôn xem sách, soạn bài và làm bài trước khi đến lớp, đọc nhiều sách báo, lắng nghe thầy, cô giáo giảng bài...
- Trả lời
- Bài 2: ý đúng: d, e
- Bài 3: ý đúng: b, c, đ
II. Nội dung bài học.
2. Ý nghĩa.
- Năng động, sáng tạo là phẩm chất rất cần thiết của người lao động. Nó giúp con người có thể vượt qua những ràng buộc của hoàn cảnh, rút ngắn thời gian để đạt được mục đích một cách nhanh chóng và tốt đẹp.
 Nhờ năng động, sáng tạo mà con người làm nên những điều vẻ vang, mang lại vinh dự cho bản thân, gia đình và đất nước.
3. Cách rèn luyện.
- Năng động, sáng tạo là kết quả của sự rèn luyện siêng năng, tích cực của mỗi người trong học tập, lao động và cuộc sống.
- Để trở thành người năng động, sáng tạo mỗi học sinh cần tìm ra cách học tập tốt nhất cho mình và cần vận dụng những điều đã biết vào cuộc sống
III. Bài tập:
Bài 2: ý đúng: d, e
Bài 3: ý đúng: b, c, đ
4. Củng cố.
GV chốt lại các ý chính của bài.
5. Hướng dẫn về nhà:
Học bài 
Làm bài tập còn lại. Xem trước nội dung bài 9.
IV. Phần rút kinh nghiệm.
Nhận xét
Kí duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 10,11 GDCD 9 Ngày soạn.doc