I -Mục tiêu cần đặt.
1. Kiến thức .
Học sinh hiểu vì sao cần phải năng động sáng tạ o,ý nghĩa,cách rèn luyện
2. Kỹ năng.
Biết tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về những biểu hiện của tính năng động sáng tạo.
- Có ý thức học tập những tấm gương năng động sáng tạo của những người sống xung quanh.
3. Thái độ:
- Hình thành ở học sinh nhu cầu và ý thức rèn luyện tính năng động sáng tạo ở bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào trong cuộc sống.
4.Nội dung tích hợp
-Kỹ năng sống:tư duy sáng tạo,tư duy phê phán,tìm kiếm và xử lí thông tin,đặt mục tiêu.
Tuần 4 - Tiết 4 Ngày soạn:31/08/2015 Bài 8 NĂNG ĐỘNG, SÁNG TẠO (tiết 2) I -Mục tiêu cần đặt. 1. Kiến thức . Học sinh hiểu vì sao cần phải năng động sáng tạo,ý nghĩa,cách rèn luyện 2. Kỹ năng. Biết tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về những biểu hiện của tính năng động sáng tạo. - Có ý thức học tập những tấm gương năng động sáng tạo của những người sống xung quanh. 3. Thái độ: - Hình thành ở học sinh nhu cầu và ý thức rèn luyện tính năng động sáng tạo ở bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào trong cuộc sống. 4.Nội dung tích hợp -Kỹ năng sống:tư duy sáng tạo,tư duy phê phán,tìm kiếm và xử lí thông tin,đặt mục tiêu... II.Chuẩn bị 1.Thầy SGK, SGV, GDCD9, truyện đọc,các tấm gương về năng động sáng tạo.. 2.Trò -SGK,vở ghi.. 3- Phương pháp: Nêu gương, nêu vấn đề, thảo luận,động não,nghiên cứu trường hợp điển hình... III. Tiến trình lên lớp: 1- Ổn định tổ chức 2-Kiểm tra bài cũ:Thế nào là năng động,sáng tạo?Người năng động sáng tạo?Liên hệ bản thân? Đáp: -Năng động là tích cực chủ động dám nghĩ dám làm. -Sáng tạo là say mê nghiên cứu,tìm tòi để tạo ra những giá trị.. - Người năng động sáng tạo là người luôn say mê tìm tòi, phát hiện và linh hoạt xử lí các tình huống trong học tập lao động. Nhằm đạt kết quả cao. 3.Dạy bài mới HĐ1:Hướng dẫn tìm hiểu Nội dung bài học Yêu cầu HS nhắc lại bài cũ ? Năng động sáng tạo có ý nghĩa như thế nào trong thời đại ngày nay? ? Nhờ có năng động sáng tạo mà con người có thể làm gì? VD : Êđixơn, Lê Thái Hoàng đã đạt được điều gì ? Hoạt động2? Có người nói “ Con người sinh ra đã có phẩm chất năng động sáng tạo” Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao? -TL:Không đồng ý vì năng động sáng tạo là kết quả của quá trình rèn luyện siêng năng, tích cực của mỗi người trong học tập, lao động và cuộc sống ? Học sinh có cần rèn luyện để trở thành người năng động sáng tạo không? để rèn luyện đức tính đó học sinh cần phải làm gì? II. Nội dung bài học 2. Ý nghĩa : là phẩm chất cần thiết của ngừơi lao động trong xã hội hiện đại. Nó giúp con người có thể vượt qua những ràng buộc của hoàn cảnh rút ngắn thời gian để đạt được mục đích đã đề ra 1 cách nhanh chóng tốt đẹp. - Nhờ năng động sáng tạo mà con người làm nên những kì tích vẻ vang mang lại niềm vinh dự cho bản thân, gia đình, đất nước. - Năng động sáng tạo là kết quả của quá trình rèn luyện siêng năng, tích cực của mỗi người trong học tập, lao động và cuộc sống . 3.Cách rèn luyện Học sinh cần tìm ra cách học tốt nhất cho mình và cần tích cực vận dụng những điều đã biết vào cuộc sống. HĐ 2:Hứơng dẫn làm bài tập Hứơng dẫn học sinh làm các bài tập trong sgk. - Yêu cầu HS làm bài tập 2 ? Vì sao học sinh phải rèn luyện tính năng động sáng tạo? - HS làm bài tập cá nhân , nhóm -Lên bảng trình bày. -Nhận xét bổ xung III-Bài tập Bài tập 2 - Tán thành với quan điểm e,đ. - Không tán thành với quan điểm a,b,c,đ. Bài tập 5. - Vì đức tính này sẽ giúp các em có thái độ tích cực chủ động dám nghĩ dám làm linh hoạt xử lí các tình huống trong học tập. Công việc nhằm đạt kết quả cao trong công việc. 4. Cũng cố ,dặn dò - Yêu cầu HS khái quát nội dung đã học băng sơ đồ (làm việc cá nhân) - Học bài - Làm bài tập - chuẩn bị bài 9:Làm việc có năng xuất,chất lượng,hiệu quả +Đọc bài,xem trước bài tập - Làm bài tập còn lại Rút kinh nghiệm ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Ký duyệt tuần 4 Ngày
Tài liệu đính kèm: