Giáo án Giáo dục công dân lớp 9 năm 2015 - Bài 1: Chí công vô tư

I. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức

- Nêu được thế nào là chí công vô tư. Nêu được biểu hiện của phẩm chất chí công vô tư.

- Hiểu được ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư.

2. Về kĩ năng

- Biết thể hiện chí công vô tư trong cuộc sống hàng ngày.

- Kĩ năng sống: trình bày suy nghĩ của bản thân về chí công vô tư; kĩ năng phân tích, so sánh; tư duy phê phán; tìm kiếm và xử lí thông tin về cuộc vận động chống tham nhũng.

3. Về thái độ

Đồng tình, ủng hộ những việc làm chí công vô tư, phê phán những biểu hiện thiếu chí công vô tư.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

1. Chuẩn bị của GV: Sách giáo khoa, Sách giáo viên, sách chuẩn môn GDCD 9, mẩu chuyện, câu nói của các danh nhân nói về chí công vô tư và các tài liệu khác có liên quan đến bài học.

2. Chuẩn bị của HS: Sách giáo khoa, dụng cụ học tập.

 

doc 2 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 2232Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân lớp 9 năm 2015 - Bài 1: Chí công vô tư", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1	Ngày soạn: 29/8/2015
Tiết: 1	Ngày dạy: 31/8/2015
Bài 1: CHÍ CÔNG VÔ TƯ
I. MỤC TIÊU: 
1. Về kiến thức
- Nêu được thế nào là chí công vô tư. Nêu được biểu hiện của phẩm chất chí công vô tư.
- Hiểu được ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư.
2. Về kĩ năng
- Biết thể hiện chí công vô tư trong cuộc sống hàng ngày. 
- Kĩ năng sống: trình bày suy nghĩ của bản thân về chí công vô tư; kĩ năng phân tích, so sánh; tư duy phê phán; tìm kiếm và xử lí thông tin về cuộc vận động chống tham nhũng.
3. Về thái độ
Đồng tình, ủng hộ những việc làm chí công vô tư, phê phán những biểu hiện thiếu chí công vô tư.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. Chuẩn bị của GV: Sách giáo khoa, Sách giáo viên, sách chuẩn môn GDCD 9, mẩu chuyện, câu nói của các danh nhân nói về chí công vô tư và các tài liệu khác có liên quan đến bài học. 
2. Chuẩn bị của HS: Sách giáo khoa, dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định tổ chức: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh. Sơ lược chương trình GDCD 9
3. Dạy nội dung bài mới: (35 phút)
 ĐVĐ vào bài mới: : GV có thể giới thiệu bài thông qua việc nêu ý nghĩa, sự cần thiết và tác dụng của phẩm chất chí công vô tư hoặc kể một câu chuyện về tấm gương sống chí công vô tư để vào bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Phân tích truyện đọc, giúp HS hiểu thế nào là chí công vô tư. Qua đó giúp HS rèn kĩ năng trình bày suy nghĩ của bản thân về chí công vô tư (15 phút)
GV yêu cầu học sinh đọc 2 mẩu chuyện trong sách giáo khoa (HS tự đọc), nêu câu hỏi cho HS trả lời:
? Tô Hiến Thành đã có suy nghĩ như thế nào trong việc dùng người và giải quyết công việc? Qua đó, em hiểu gì về Tô Hiến Thành?
? Em có suy nghĩ gì về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh? Điều đó đã tác động như thế nào đến tình cảm của nhân dân ta với Bác?
HS: Khai thác SGK, suy nghĩ, trả lời.
- Tô Hiến Thành: Là người công bằng, không vị nể tình thân, không sợ uy quyền, luôn chọn đúng người, đúng việc. 
- Chủ tịch Hồ Chí Minh: Là tấm gương trong sáng, tuyệt vời, cả cuộc đời luôn vì dân, vì nước. Nhân dân luôn tin yêu, kính trọng, khâm phục và tự hào.
GV giảng: Trong công việc, Bác Hồ luôn công bằng, không thiên vị. Bác luôn đặt lợi ích chung của đất nước, của nhân dân lên trên lợi ích bản thân.
GV liên hệ câu danh ngôn trong SGK của Chủ tịch Hồ Chí Minh, yêu cầu HS giải thích, làm rõ.
? Những việc làm của Tô Hiến Thành và Chủ tịch Hồ Chí Minh có ý nghĩa gì?
HS: Mang lại lợi ích cho đất nước và mọi người, góp phần làm cho đất nước thêm giàu mạnh, cuộc sống của nhân dân được ấm no, hạnh phúc. 
Hoạt động 2: Thảo luận, tìm hiểu về phẩm chất chí công vô tư, những biểu hiện của chí công vô tư hoặc chưa chí công vô tư và ý nghĩa của nó. Từ đó hình thành kĩ năng phân tích, so sánh; tư duy phê phán (10 phút)
GV nhắc lại: Những việc làm của Tô Hiến Thành và Chủ tịch Hồ Chí Minh đều là biểu hiện của phẩm chất chí công vô tư.
? Chí công vô tư là gì? Nêu một vài biểu hiện của phẩm chất chí công vô tư? 
HS: Nghiên cứu, trình bày.
? Nêu một vài biểu hiện trái với phẩm chất chí công vô tư? Tác hại từ những biểu hiện trên?
HS: Thảo luận, trình bày (Tham lam, ích kỹ, vụ lợi,_mọi người xa lánh, gây hại đến lợi ích chung, xã hội không tiến bộ,)
? Vì sao phải rèn luyện phẩm chất chí công vô tư?
HS: Tự nêu ý kiến(vì đây là phẩm chất vô cùng cần thiết, góp phần mang lại lợi ích chung cho tập thể và xã hội, được mọi người quí trọng, tin cậy,)
GV lưu ý, giúp HS phân biệt rõ sự khác biệt giữa việc kiên trì phấn đấu để đạt được lợi ích cá nhân một cách chính đáng với tự tư tự lợi hay giữa người thật sự chí công vô tư với người giả danh chí công vô tư.
Hoạt động 3: Thảo luận cả lớp về cách rèn luyện để đạt được kĩ năng phân tích, tìm kiếm và xử lí thông tin về cuộc vận động chống tham nhũng (10 phút)
GV nêu ra vấn đề cho HS thảo luận: 
 Có ý kiến cho rằng: “Chỉ những người lớn, nhất là những người có chức có quyền mới cần phải chí công vô tư. HS còn nhỏ tuổi chưa thể rèn luyện được phẩm chất này”.
? Em có tán thành với ý kiến đó không? Vì sao?
HS thảo luận, trình bày cá nhân.
? Hiện nay, cả nước đang thực hiện cuộc vận động chống tham nhũng? Em có suy nghĩ gì về cuộc vận động trên?
HS: Cuộc vận động trên là vô cùng cần thiết vì hiện nay tệ nạn tham nhũng đang lan tràn và có nguy cơ làm mất long tin trong nhân dân đối với đại bộ phận cán bộ lãnh đạo nhà nước. Cần xử lí công khai và triệt để những vụ việc tham nhũng để làm trong sạch bộ máy nhà nước, làm cho xã hội ngày càng trong sạch và giàu mạnh.
GV nhận xét, phân tích: Các em thấy chí công vô tư là phẩm chất trong sáng, tốt đẹp và cần thiết ở mỗi con người. Nó không chỉ thể hiện qua lời nói, mà còn được thể hiện bằng việc làm và hành động cụ thể trong cuộc sống hàng ngày ở mọi nơi, mọi lúc. Vì vậy, muốn rèn luyện phẩm chất đ¹o ®øc này ta cần phải có nhận thức đúng, phân biệt và có thái độ thể hiện rõ ràng đối với những hành vi thể hiện chí công vô tư hay không chí công vô tư.
Yêu cầu học sinh liên hệ thực tế: 
? Chúng ta cần phải làm gì để rèn luyện phẩm chất chí công vô tư?
HS: Không xử sự theo tình cảm, biết tôn trọng lẽ phải, đấu tranh với những biểu hiện không công bằng,
I. Đặt vấn đề.
II. Nội dung bài học.
1. Chí công vô tư là gì?
 Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.
2. Ý nghĩa:
- Chí công vô tư đem lại lợi ích cho tập thể và cộng đồng xã hội.
- Làm cho đất nước thêm giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
- Người chí công vô tư sẽ được mọi người tin cậy, kính trọng.
3. Trách nhiệm: 
- Có thái độ ủng hộ, quí trọng người chí công vô tư.
- Phê phán, tố cáo những hành động vụ lợi cá nhân, thiếu công bằng trong giải quyết mọi việc.
III. Bài tập.
4. Củng cố, luyện tập: (4 phút)
? Vì sao chúng ta phải rèn luyện phẩm chất chí công vô tư?
GV hướng dẫn HS làm bài tập 1 trong SGK
5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: (1 phút)
- Dặn dò HS học bài, làm bài tập SGK.
- Sưu tầm những mẫu chuyện về người sống chí công vô tư. Tìm hiểu bài 2. Tự chủ.
* Phần bổ sung của đồng nghiệp hoặc của cá nhân:

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_1_Chi_cong_vo_tu.doc