Giáo án Giáo dục ngoài giờ lên lớp 2 - Trường Tiểu học Giá

CHỦ ĐỀ 1

LẮNG NGHE TÍCH CỰC

I.MỤC TIÊU:

-HS hiểu được lắng nghe là một kĩ năng qua trọng giúp chúng ta nắm bắt thông tin và tạo dựng mối quan hệ với mọi người.

-HS biết cần làm thế nào để lắng nghe tích cực, có hiệu quả.

-HS có thài độ tích cực và biết thực hành vào thực tế.

II.CHUẨN BỊ:

-Vở bài tập Rèn kĩ năng sống. Giấy, bút.

III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

1.Ổn định:

2.Bài cũ:

3.Bài mới:

Giới thiệu bài: Ở lớp các em được học rất nhiều điều, học hỏi được nhiều kiến thức mới. Để tiếp thu được những kiến thức mới đó thì các em cần có các kĩ năng. Một trong các kĩ năng quan trọng để giúp các em học tập có hiệu quả đó là kĩ năng Lắng nghe tích cực. Qua chủ đề ngày hôm nay sẽ giúp các em nắm được tầm quan trọng của việc lắng nghe tích cực và biết được cần làm gì để có thể lắng nghe tốt.

Hoạt động 1: Trò chơi “Truyền tin”

-GV giới thiệu, phổ biến trò chơi:

+Chia lớp thành các đội chơi có số lượng bằng nhau.

+Các đội chơi đứng thành hàng dọc, cách người quản trò cùng một khoảng cách. Mỗi đội cử 1 đội trưởng.

+Khi có đội chơi, đội trưởng chạy lên nhận tin của quản trò bằng cách đọc thầm nội dung trên tờ giấy đã được quản trò chuẩn bị trước. Sau đó quay về nói nhỏ cho người thứ nhất (nói thầm vào tai), người thứ nói nhỏ cho người thứ hai, cứ thế cho đến người cuối cùng. Người cuối cùng chạy lên nói với quản trò “tin” mà quản trò phát ra.

 

doc 15 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 720Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục ngoài giờ lên lớp 2 - Trường Tiểu học Giá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Biết chăm sóc và thăm hỏi bà, mẹ và cô giáo khi ốm đau
4/2017
Chủ đề: Cảm thông và chia sẻ
 Giúp học sinh có kĩ năng biết cảm thông, chia sẻ với người thân trong gia đình, bạn bè và mọi người xung quanh, đặc biệt là lúc khó khăn, hoạn nạn.
 Niềm vui sẽ nhân đôi, nỗi buồn sẽ vơi đi một nữa nếu được cảm thông, chia sẻ.
5/2017
Chủ đề: Biết từ chối.
Giáo dục học sinh biết từ chối khi bị rủ rê làm những việc không tốt, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tính mạng và học tập, tương lai của bản thân. Khi từ chối nên nói nhẹ nhàng nhưng cương quyết, tránh làm tổn thương người khác.
CHỦ ĐỀ 1
LẮNG NGHE TÍCH CỰC
I.MỤC TIÊU:
-HS hiểu được lắng nghe là một kĩ năng qua trọng giúp chúng ta nắm bắt thông tin và tạo dựng mối quan hệ với mọi người.
-HS biết cần làm thế nào để lắng nghe tích cực, có hiệu quả.
-HS có thài độ tích cực và biết thực hành vào thực tế.
II.CHUẨN BỊ:
-Vở bài tập Rèn kĩ năng sống. Giấy, bút.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Ổn định:
2.Bài cũ:
3.Bài mới:
Giới thiệu bài: Ở lớp các em được học rất nhiều điều, học hỏi được nhiều kiến thức mới. Để tiếp thu được những kiến thức mới đó thì các em cần có các kĩ năng. Một trong các kĩ năng quan trọng để giúp các em học tập có hiệu quả đó là kĩ năng Lắng nghe tích cực. Qua chủ đề ngày hôm nay sẽ giúp các em nắm được tầm quan trọng của việc lắng nghe tích cực và biết được cần làm gì để có thể lắng nghe tốt.
Hoạt động 1: Trò chơi “Truyền tin”
-GV giới thiệu, phổ biến trò chơi:
+Chia lớp thành các đội chơi có số lượng bằng nhau.
+Các đội chơi đứng thành hàng dọc, cách người quản trò cùng một khoảng cách. Mỗi đội cử 1 đội trưởng.
+Khi có đội chơi, đội trưởng chạy lên nhận tin của quản trò bằng cách đọc thầm nội dung trên tờ giấy đã được quản trò chuẩn bị trước. Sau đó quay về nói nhỏ cho người thứ nhất (nói thầm vào tai), người thứ nói nhỏ cho người thứ hai, cứ thế cho đến người cuối cùng. Người cuối cùng chạy lên nói với quản trò “tin” mà quản trò phát ra.
-GV nêu luật chơi và cho học sinh tham gia chơi 2 đến 3 lượt.
-Tổng kết trò chơi, tuyên dương đội thắng.
-GV nêu câu hỏi cho các đội chơi:
+ Đội em thắng mấy lần? Thua mấy lần?
+ Vì sao đội em đạt được kết quả như vậy?
+ Muốn chiến thắng trong trò chơi này, đội em cần làm gì?
-Em rút ra được bài học gì qua trò chơi?
Hoạt động 2: Đóng vai
-GV giới thiệu kịch bản và giao cho mỗi nhóm đóng theo 3 cách xử lý khác nhau:
Kịch bản: Lan cần nói với Huy một chuyện quan trọng. Huy nghe với thái độ:
+Nhóm 1: Huy không tập trung, vùa nghe Lan nói, vừa làm việc riêng và không để ý đên những gì Lan nói.
+Nhóm 2: Huy cau có, khó chịu, tức giận khi nghe Lan nói.
+Nhóm 3: Huy chăm chú nghe Lan nói, tích cực động viên Lan nói.
-GV giúp đỡ các nhóm, các nhóm thể hiện theo kịch bản nhóm mình.
-GV hướng dẫn HS nhận xét và yêu cầu HS cho biết cách ứng xử của Huy trong mỗi tình huống khiến cho Lan có cảm xúc như thế nào?
-GDHS biết lắng nghe tích cực trong cuộc sống.
Hoạt động 3: Ý kiến của em
Em hãy đánh dấu X vào ô trống trước những yêu cầu cần thiết khi lắng nghe.
-GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi, mời một số nhóm trình bày. 
-GV nhận xét, kết luận.
Để lắng nghe tốt cần:
+Nhìn vào mắt người nói.
+Chăm chú lắng nghe.
+Hỏi lại nếu có chỗ nào chưa rõ, chưa hiểu.
+Nét mặt vui vẻ, thân thiện.
Không nên:
+Nói chuyện, làm việc riêng.
+Ngắt lời người đang nói mà không xin lỗi.
+Ngủ gật, ngáp, nhìn sang chỗ khác.
+Nhại tiếng người nói.
Hoạt động 4:Thảo luận nhóm
-GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm thảo luận 1 tình huống và ghi lại ý kiến của nhóm, cho biết: Các nhân vật trong tình huống có phải là người biết lắng nghe không? Những chi tiết nào thể hiện điều đó?
-GV giúp đỡ các nhóm. Mời các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV giúp HS rút ra bài học qua các tình huống.
Hoạt động 5: Thực hành
-GDHS biết lắng nghe tích cực và yêu cầu HS thực hành lắng nghe một cách tích cực trong các trường hợp thực tế:
+Nghe thầy cô giáo giảng bài.
+Nghe ông bà, bố mẹ dặn dò.
+Nghe ý kiến thảo luận, trao đổi của các bạn trong lớp, nhóm.
-GV giao cho các nhóm tự quản lý, nhắc nhở các bạn có ý thức lắng nghe tích cực trong học tập, cuộc sống. Tuyên dương và phê bình các cá nhân thực hiện tốt và chưa thực hiện tốt. Khuyến khích, động viên các em thực hiện.
-GV chốt lại, yêu cầu HS đọc lời khuyên.
4.Củng cố- dặn dò:
-Củng cố: Em cần làm gì để lắng nghe tốt?
-GV nhận xét, chốt ý.
-Dặn dò: Xem lại bài và áp dụng bài học vào thực tế.
-Nhận xét tiết học.
-Hát.
-Kiểm tra vở BT Rèn luyện KNS.
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe.
-HS tham gia trò chơi.
-Nhận xét, tuyên dương đội thắng.
-HS trả lời.
-Phải biết chú ý lắng nghe, khi không nghe rõ thì nên hỏi lại, đoàn kết các thành viên trong đội.
-HS theo dõi. Thảo luận, phân vai.
-Các nhóm trình bày, đóng vai.
-HS nhận xét và cho biết ý kiến sau mỗi tình huống.
-HS rút ra được bài học.
-HS đọc.
-HS làm việc theo nhóm đôi, trình bày. Các nhóm nhận xét.
-HS lắng nghe. Nhắc lại.
-HS thảo luận nhóm, ghi lại kết quả thảo luận.
-Các nhóm lên trình bày tình huống và cho biết ý kiến. Các nhóm khác nhận xét.
-HS rút ra bài học, áp dụng vào thực tế.
-Các nhóm thực hiện.
-HS lắng nghe, đọc lại lời khuyên.
-HS trả lời.
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe, thực hiện.
-HS lắng nghe.
CHỦ ĐỀ 2
TỰ PHỤC VỤ, VỆ SINH CÁ NHÂN
I.MỤC TIÊU:
-HS hiểu để cho cơ thể khỏe mạnh cần giữ gìn đôi tay sạch sẽ, đánh răng, rửa mặt và tắm gội hằng ngày.
-HS biết rửa tay, đánh răng đúng quy trình. Biết cách giữ gìn cho gương mặt và thân thể luôn sạch sẽ.
-HS có ý thức tự phục vụ, vệ sinh cá nhân.
II.CHUẨN BỊ:
-Vở bài tập Rèn kĩ năng sống. Thau nước, xà phòng, khăn, bàn chải đánh răng, ly nước, kem đánh răng.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Ổn định:
2.Bài cũ: Lắng nghe tích cực.
-Để lắng nghe tích cực em cần làm gì?
-Yêu cầu các nhóm đánh giá việc thực hiện lắng nghe tích cực của các thành viên trong nhóm.
-Nhận xét, tuyên dương HS.
3.Bài mới:
Giới thiệu bài: Để cho cơ thể phát triển khỏe mạnh thì chúng ta cần làm gì?
Ngoài việc ăn uống và rèn luyện thể chất ra thì việc giữ gìn vệ sinh cá nhân cũng rất quan trọng, nó thể hiện khả năng tự phục vụ của mỗi người. Chủ đề ngày hôm nay sẽ giúp cho các em hiểu hơn về tự phục vụ là như thế nào và vệ sinh cá nhân như thế nào cho đúng cách từ đó giúp cơ thể khỏe mạnh hơn qua chủ đề Tự phục vụ, vệ sinh cá nhân.
Hoạt động 1: Đôi tay sạch sẽ
a.Hồi tưởng:
-Yêu cầu HS nhớ lại:
+Em thường rửa tay khi nào?
+Em có luôn dùng xà phòng (nước rửa tay) khi rửa tay không?
+Em có cảm giác thế nào khi đôi tay sạch sẽ?Khi đôi tay không sạch sẽ?
-Giúp HS nhận thấy việc giữ gìn cho đôi tay sạch sẽ là rất quan trọng.
-Yêu cầu HS nhớ lại thường ngày em rửa tay như thế nào? Theo em như vậy là đã đúng chưa?
b.Thực hành:
-GV hướng dẫn HS thực hành rửa tay theo 6 bước và chỉ cho HS thấy rõ tác dụng làm sạch của mỗi bước.
-Yêu cầu cả lớp cùng làm theo các bước và ghi nhớ.
-Mời một số HS thực hành.
-GV nhận xét, tuyên dương.
c.Ý kiến của em:
Điền chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô trống.
-Yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi, thảo luận và điền vào vở. Mời một số nhóm trình bày, Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét, kết luận và chỉ cho HS thấy rõ tại sao những ý kiến đó sai.
Những ý kiến đúng, nên làm theo:
+Thường xuyên rửa tay đúng cách với xà phòng là một trong những cách tốt nhất để phòng bệnh và tránh làm lây lan bệnh tật.
+Nên rửa tay bất cứ lúc nào thấy tay bẩn.
+Rửa tay trước và sau khi ăn.
+Rửa tay sau khi đi vệ sinh.
Những ý kiến sai, không nên làm theo:
+Rửa tay bằng nước sạch có thể loại bỏ vi khuẩn.
+Chỉ cần rửa lòng bàn tay.
+Rửa tay càng nhanh càng tốt.
+Rửa tay 5 lần một ngày sẽ không bị cúm.
-Thường xuyên giữ cho đôi tay sạch sẽ có tác dụng gì?
-Nên rửa tay lúc nào?
-GDHS biết thường xuyên rửa tay đúng cách bằng xà phòng để bảo vệ sức khỏe.
Hoạt động 2: Gương mặt rạng rỡ
a.Hồi tưởng:
-Yêu cầu HS nhớ lại:
+Em thường rửa mặt khi nào?
+Nêu các dụng cụ em dùng để rửa mặt.
+Em có cảm giác thế nào sau khi rửa mặt sạch sẽ?Khi mặt chưa được rửa sạch sẽ?
-Giúp HS nhận thấy sự quan trọng của việc giữ cho khuôn mặt luôn sạch sẽ.
b.Nối tranh thích hợp:
Nối mỗi tranh dưới đây với ô chữ NÊN hoặc KHÔNG NÊN để có lời khuyên đúng về việc rửa mặt.
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm nối tranh và đưa ra lời khuyên về việc rửa mặt. Các nhóm lần lượt lên trình bày, nhận xét và bổ sung cho nhau.
-GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương các nhóm làm việc có hiệu quả, đưa ra lời khuyên đúng.
Kết luận:
NÊN dùng khăn sạch lau mặt. Phơi khăn dưới ánh nắng mặt trời.
KHÔNG NÊN dùng khăn chà mạnh lên mặt. Tạt nước lên mặt mà không rửa.
c.Thực hành:
-GV hướng dẫn HS rửa mặt theo 6 bước. Chỉ rõ tác dụng làm sạch của bước đó.
-Yêu cầu cả lớp cùng làm theo các bước và ghi nhớ.
-Mời một số HS thực hành.
-GV nhận xét, tuyên dương.
-GDHS biết tự rửa mặt đúng cách để bảo vệ sức khỏe, tránh một số bệnh về mắt.
Hoạt động 3: Hàm răng chắc khỏe
a.Hồi tưởng:
-Yêu cầu HS nhớ lại:
+Em thường đánh răng khi nào?
+Em bắt đầu sử dụng chiếc bàn chải hiện tại của em khi nào? Em còn thấy thoải mái khi dùng nó không?
+Nêu cảm giác của em khi có hàm răng sạch sẽ?Khi hàm răng không sạch sẽ?
-Giúp HS nhận thấy việc giữ gìn cho hàm răng sạch sẽ là rất quan trọng.
-Yêu cầu HS nhớ lại thường ngày em đánh răng như thế nào? Theo em như vậy là đã đúng chưa?
b.Thực hành:
*Em hãy thực hành đánh răng theo hướng dẫn dưới đây.
-Yêu cầu HS làm việc theo nhóm, thảo luận, đọc hướng dẫn đánh răng và thực hiện theo 5 bước. Mời các nhóm lên trình bày, thực hiện. Các nhóm khác nhận xét, đánh giá.
-GV chốt lại cách chải răng đúng.
*Chọn và bảo quản bàn chải đánh răng.
-Yêu cầu HS nêu tiêu chí để lựa chọn một bàn chải đánh răng tốt.
-Yêu cầu HS cho biết cách giữ gìn bàn chải.
-GV kết luận.
+Cần lựa chọn bàn chải đánh răng: Cán cầm thoải mái. Lông bàn chải có độ mềm vừa phải. Đầu bàn chải vừa miệng.
+Giữ gìn bàn chải đánh răng: Mỗi người một bàn chải riêng. Sau khi chải răng, rửa sạch, vẩy hết nước, cắm vào cốc. Thay bàn chải 3 tháng 1 lần hoặc khi lông bàn chải bị tòe.
-GDHS biết đánh răng đúng cách và biết chọn bàn chải đánh răng phù hợp.
c.Ý kiến của em:
Mỗi thói quen sau mang lại lợi ích hay tác hại gì đối với răng miệng của chúng ta, ghi ý kiến của em về mỗi thói quen.
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi. Mừi một số nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét, giúp HS rút ra những thói quen tốt.
-GDHS biết tập cho mình thói quen tốt để bảo vệ hàm răng của mình.
Hoạt động 4: Thân thể sạch sẽ
a.Hồi tưởng:
-Yêu cầu HS nhớ lại:
+Hằng ngày, em thường làm gì để giữ gìn thân thể sạch sẽ?
+Đã bao giờ thân thể em không sạch sẽ chưa? Hãy cho biết cảm giác của em khi đó.
+Hãy cho biết cảm giác của em khi thân thể không sạch sẽ.
-Giúp HS nhận thấy sự quan trọng của việc giữ cho thân thể sạch sẽ.
b.Ý kiến của em:
Em hãy nhận xét việc làm của các bạn trong mỗi tranh sau bằng cách ghi Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô trống phù hợp.
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi điền vào mỗi tranh và từ đó rút ra lời khuyên để giữ gìn thân thể được sạch sẽ hơn. Một số nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung, đánh giá.
-GV nhận xét, kết luận.
-GDHS biết giữ gìn vệ sinh thân thể, ăn mặc gọn gàng sạch sẽ.
Hoạt động 5: Tự đánh giá
Em hãy tự đánh giá việc giữ vệ sinh cá nhân của mình vào bảng theo mẫu.
-Lưu ý: 
+Các em có thể thực hiện đánh giá hàng tuần.
+Mỗi việc hằng ngày em làm tốt sẽ được 1 sao.
-Yêu cầu HS tự đánh giá, các bạn và GV cùng nhận xét, tuyên dương, phê bình học sinh.
-Qua bảng tự đánh giá rút ra bài học, lời khuyên.
-GV đọc lời khuyên, yeu cầu HS đọc lại.
-GV và HS rút ra bài học qua câu tục ngữ, ca dao: “Cái răng, cái tóc là góc con người”.
4.Củng cố- dặn dò:
-Củng cố: Để cơ thể khỏe mạnh, chúng ta cần chú ý điều gì?
-GV nhận xét, chốt ý.
-Dặn dò: Xem lại bài và áp dụng bài học vào thực tế.
-Nhận xét tiết học.
-Hát.
-HS trả lời.
-Các nhóm nhận xét, đánh giá.
-HS lắng nghe.
-HS trả lời.
-HS lắng nghe.
-HS nhớ lại, trả lời câu hỏi.
-HS lắng nghe.
-HS trả lời.
-HS theo dõi.
-HS thực hiện.
-Một số HS thực hiện.
-HS lắng nghe.
-HS thảo luận nhóm đôi. Trình bày, nhận xét.
-HS lắng nghe.
-HS trả lời.
-HS trả lời.
-HS rút ra được bài học.
-HS nhớ lại, trả lời câu hỏi.
-HS lắng nghe.
-HS thảo luận nhóm. Trình bày, nhận xét.
-HS lắng nghe.
-HS theo dõi.
-HS thực hiện.
-Một số HS lên thực hiện.
-HS lắng nghe.
-HS rút ra được bài học.
-HS nhớ lại, trả lời câu hỏi.
-HS lắng nghe.
-HS trả lời.
-HS làm việc theo nhóm. Trình bày, nhận xét.
-HS lắng nghe.
-HS nêu.
-HS nêu.
-HS lắng nghe.
-HS rút ra được bài học.
-HS làm việc theo nhóm đôi. Trình bày, nhận xét.
-HS lắng nghe.
-HS rút ra được bài học.
-HS nhớ lại, trả lời câu hỏi.
-HS lắng nghe.
-HS làm việc theo nhóm. Trình bày, nhận xét.
-HS lắng nghe.
-HS rút ra được bài học.
-HS lắng nghe.
-HS thực hiện, tự đánh giá. Các bạn đánh giá. 
-HS nêu lời khuyên.
-HS lắng nghe, đọc lại.
-HS rút ra bài học.
-HS trả lời.
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe.
CHỦ ĐỀ 3
BIẾT ƠN THẦY CÔ GIÁO
I.MỤC TIÊU:
- Hiểu được công lao và tình cảm của thầy cô giáo đối với học sinh. hiểu được mục đích, ý nghĩa và nắm vững nội dung thi đua, chỉ tiêu thi đua của tháng học tốt, tuần học tốt. Hiểu hiểu thêm nội dung, ý nghĩa các bài hát về thầy cô giáo và mái trường.
- HS biết tự giác và quyết tâm học tốt để đền đáp công ơn của các thầy, cô giáo.
Có ý chí quyết tâm thi đua tu dưỡng học tập tốt; tiếp thu sự dạy dỗ của thầy cô.
- Rèn luyện kĩ năng trao đổi ý kiến và các kỹ năng khác trong học tập,tính mạnh dạn khi hát múa tập thể.
- Giáo dục thái độ, tình cảm yêu quý, biết ơn, vâng lời thầy, cô giáo.
II.CHUẨN BỊ:
- Đề cương tuyên truyền về ý nghĩa ngày 20/ 11, tranh ảnh, các bài hát về Ngày Nhà giáo Việt Nam.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Ổn định:
2.Bài cũ: Tự phục vụ, vệ sinh cá nhân.
-Để cơ thể khỏe mạnh chúng ta cần lưu ý điều gì?
-GV nhận xét, tuyên dương.
3.Bài mới:
Giới thiệu bài: 
-Trong cuộc sống đạo lý tôn sư trọng đạo luôn luôn được đề cao bở lẽ như vậy là do người thầy người cô có công lao rất lớn đối với mỗi chúng ta, họ dạy chúng ta những bài học hay về kiến thức cũng như những kĩ năng làm người tốt, và có ích cho xã hội, chính vì vậy dân gian mới có câu “Không thầy đố mày làm nên”. Trong tháng chủ điểm này cô và các em sẽ cùng tìm hiểu về chủ đề Biết ơn thầy cô giáo.
Hoạt động 1:
- GV thông qua đề cương tuyên truyền về ý nghĩa ngày 20/ 11; các hoạt động nhằm hướng tới kỷ niệm ngày 20 / 11.
Hoạt động 2:
Trao đổi tìm hiểu về công ơn thầy cô :
- Thầy cô đã làm gì cho chúng ta ?
- Thầy cô giáo hy vọng, mong đợi gì ở học sinh chúng ta?
- Bạn có thể làm được việc gì giúp thầy cô giáo dạy tốt?
- Đối với những học sinh phạm lỗi, thầy cô phải xử phạt. Bạn có đồng tình với việc làm của thầy cô giáo không? Vì sao?
- Để đền đáp công ơn dạy dỗ của thầy cô giáo, học sinh cần thực hiện những điều gì?
-Thầy cô giáo dạy lớp 1 của em là ai? Em nhớ nhất điều gì nhất ở thầy cô?
-Sau khi trao đổi xong mỗi câu hỏi, GV bổ sung và tổng kết lại những ý chính về tình cảm, sự tận tâm hết lòng của thầy cô giáo đối với học sinh.
-GDHS phải biết ơn kính trọng thầy giáo, cô giáo.
Hoạt động 3:
Phần giao lưu văn nghệ
 Tổ chức cho HS thi giữa các tổ.
 - Các tiết mục biểu diễn văn nghệ của học sinh xen kẽ trò chơi hái hoa dân chủ.
 - Trong trò chơi hái hoa dân chủ, học sinh làm đúng yêu cầu sẽ được vỗ tay hoan hô, không làm được sẽ được bị phạt 
Hoạt động 4:
 Tổng kết thi đua tuần học tốt:
- Tổng kết những nội dung sau:
+ Kỉ luật trật tự trong lớp học
+ Số điểm tốt đạt được của cả tổ
- Đại diện các tổ đánh giá thi đua giữa các tổ:
- GV nhận xét, đánh giá cụ thể các tổ , tổng kết phong trào thi đua.
- Phát thưởng và sinh hoạt văn nghệ.
-Đại diện các tổ biểu diễn một số tiết mục văn nghệ
4.Củng cố- dặn dò:
-Củng cố: Hãy hát một bài hát nói về thầy cô giáo. Em hiểu ý nghĩa bài hát đó là gì?
-GV nhận xét, chốt ý.
-Dặn dò: Xem lại bài và áp dụng bài học vào thực tế.
-Nhận xét tiết học.
-Hát.
-HS trả lời.
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe.
-HS trả lời.
-HS trả lời.
-HS trả lời.
-HS trả lời.
-HS trả lời.
-HS trả lời.
-HS trả lời.
-HS lắng nghe.
-HS tham gia các tiết mục văn nghệ.
-HS tham gia trò chơi.
-HS thực hiện.
-Đại diện các tổ đánh giá.
-HS lắng nghe.
-HS theo dõi, thực hiện.
-HS tham gia.
-HS hát, trả lời.
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe.
CHỦ ĐỀ 4
TỰ BẢO VỆ MÌNH
I.MỤC TIÊU:
-Giúp HS nhận biết được một số trường hợp nguy hiểm có thể gây thương tích, đe dọa tính mạng con người.
-Rèn cho HS kĩ năng nhận biết và trang bị cho HS một số kiến thức để phòng tránh tai nạn, nguy hiểm từ đó biết tự bảo vệ mình và mọi người xung quanh.
-Giáo dục học sinh biết trong cuộc sống luôn có những nguy hiểm đang rình rập các em (bị con vật cắn, điện giật, sét đánh, tai nạn, té ngã) Do đó các em hãy học cách nhận biết các nguy cơ, tự bảo vệ mình và hỗ trợ người khác trong những trường hợp khẩn cấp.
II.CHUẨN BỊ:
- Vở bài tập Rèn kĩ năng sống. Tranh ảnh.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Ổn định:
2.Bài cũ: Biết ơn thầy cô giáo.
-Kể những việc em đã làm để tỏ lòng biết ơn thầy cô giáo?
-Nhận xét, tuyên dương HS thực hiện tốt.
3.Bài mới:
Giới thiệu bài: 
-Trong cuộc sống có bao giờ các em gặp nguy hiểm hay thấy người khác gặp nguy hiểm chưa? Mối nguy hiểm đó là do con vật nào? Đồ vật nào? Hay cái gì gây ra?
-Trong cuộc sống luôn có những nguy hiểm đang rình rập các em. Bài hì học hôm nay sẽ giúp các em nhận biết các nguy cơ và từ đó biết cách tự bảo vệ mình cũng như hỗ trợ người khác khi gặp nguy hiểm qua bài Tự bảo vệ mình.
Hoạt động 1: Phòng tránh bị thương do các con vật.
a.Ý kiến của em:
-Yêu cầu HSlàm việc cá nhân: Em hãy quan sát tranh, đánh dấu + dưới những tranh vẽ con vật có thể gây thương tích cho người.
-GV và HS chốt lại kết quả.
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm: kể tên những nơi có thể gặp những con vật sau đây: Chó, mèo, rắn, cá xấu, ong, gấu.
-GV và HS chốt lại kết quả.
-GV chốt: Như vậy các em thấy có những con vật hiền lành, cũng có những con vật hung dữ. Chúng ta vừa nhận biết một số con vật có thể gây thương tích cho con người. Vậy làm cách nào để phòng tránh bị thương do các con vật? Cô và các em sẽ tiếp tục tìm hiểu.
b.Cách phòng tránh bị thương do các con vật:
-Yêu cầu HS: Em cùng các bạn thảo luận và xác định những việc nên làm, những việc không nên làm để phòng tránh bị thương do các con vật.
-GV cùng HS chốt kết quả thảo luận:
NÊN:
+Không cho tay vào miệng chó, mèo. 
+Không dùng tay dứ thức ăn trước miệng chó, mèo.
+Đứng cách xa các con vật.
+Thực hiện đúng quy định an toàn khi tham quan sở thú.
+Không cho tay vào chuồng thú khi cho thú ăn.
+Không đến gần các bụi rậm.
+Không trêu, đùa trâu, bò. Tránh xa khi thấy chúng đuổi nhau, húc nhau.
KHÔNG NÊN
+Lấy gậy chọc tổ ong.
+Dùng khói hun tổ ong.
+Trêu chọc (Ném đá, túm đuôi,...) chó, mèo.
-Chốt và giải thích rõ mỗi ý nên hay không nên.
-GDHS: Biết tự phòng tránh bị thương do các con vật.
c.Phòng tránh rắn cắn:
-Theo các em chỗ nào thường có rắn ẩn nấp?
-Yêu cầu HS khoanh vào chữ cái trước những việc nên làm khi phải đi qua những chỗ hay có rắn (bụi rậm).
-Chốt lại: Rắn gồm có loại không độc và có độc, đều phòng vệ bằng cách cắn. Bằng mắt thường các khó phân biệt được rắn không độc hay có độc nên các em phải cẩn thận và quan sát thật kĩ khi đi.
d.Làm gì khi em/ bạn em bị thương do các con vật:
-Yêu cầu HS đọc ghi nhớ để biết cách sơ cứu khi bị súc vật cắn, cào, khi bị rắn cắn.
-Tổ chức, hướng dẫn HS đóng vai thực hành sơ cứu người bị nạn do các con vật cắn, cào.
-GDHS biết liên hệ áp dụng vào thực tế.
Hoạt động 2:Phòng tránh tai nạn điện giật.
a.Những điều nguy hiểm:
-Theo em, điều nguy hiểm nào có thể xảy ra với các nhân vật trong các tranh dưới đây.
-Yêu cầu HS làm việc cá nhân, ghi vào vở.
-Chốt lai: Các nhân vật trong các tranh đều có thể gặp tai nạn bị điện giật.
b.Cách phòng tránh tai nạn điện:
-Em cùng các bạn thảo luận và xác định những việc nên làm và những việc không nên làm để phòng tránh tai nạn điện. Đánh dấu vào bảng và giải thích.
-GV chốt.
-Hướng dẫn HS quan sát 2 biển báo nguy hiểm: Điện cao thế và điện giật chết người. Các kí hiệu báo nguy hiểm trên các thùng điện...
-GDHS nhận bết các biển báo, kí hiệu nguy hiểm, cần phải tránh xa để đảm bảo an toàn.
c.Cứu người bị điện giật:
-Yêu cầu HS quan sát tranh và đọc ghi nhớ về cách cứu người khi bị điện giật. Mô tả và nêu tác dụng của việc làm.
-Tổ chức, hướng dẫn HS đóng vai thực hành cứu người bị điện giật.
- GDHS biết liên hệ áp dụng vào thực tế.
Hoạt động 3:Phòng chống tai nạn, hóc dị vật.
a.Nguy cơ bị thương do té ngã:
-Yêu cầu HS quan sát tranh và cho biết nguy cơ nào có thể xảy ra với các bạn trong tranh.
-Yêu cầu HS làm việc cá nhân, ghi vào vở.
-Chốt lai: Các nhân vật trong các tranh đều có thể có nguy cơ bị thương khi té ngã.
b.Cách phòng tránh tai nạn té, ngã:
- Em cùng các bạn thảo luận và xác định những việc nên làm và những việc không nên làm để phòng tránh tai nạn té, ngã. Đánh dấu vào bảng và giải thích.
-GV chốt và GDHS nhận biết được những việc làm có nguy cơ gây tai nạn té ngã từ đó biết cách phòng tránh và nhắc nhở mọi người xung quanh.
c.Phòng tránh hóc dị vật:
-Theo các em biết dị vật là gì?
- Vật khác lạ ở ngoài xâm nhập vào cơ thể, gây thương tích, đau đớn. Hóc dị vật thường gặp ở trẻ nhỏ vì các be có tính tò mò, khám phá, thích chơi ngận các đồ vật nhỏ, vừa miệng. Theo các em Những đồ vật nào có thể gây hóc dị vật?
-GDHS biết vì sao không nên ngận chơi các đồ vật nhỏ (kẹo cứng, viên bi, đinh ốc, quả nhãn,...) từ đó biết cách phòng tránh cho mình và người khác.
Hoạt động 4:Phòng chống sét.
-Sét là 1 hiện tượng tự nhiên, trong cuộc sống các em thấy khi nào có sét?
-Theo các em nếu bị sét đánh thì sẽ bị làm sao?
-Vậy để tránh bị sét đánh chúng ta cần làm gì?
-Em hãy nối mỗi tranh với câu hướng dẫn phù hợp để phòng tránh bị sét đánh

Tài liệu đính kèm:

  • docHoat dong Ngoai gio len lop 2 TH Gia_12182696.doc