Giáo án Hình học 12 (ban cơ bản) - Trường THPT Chu Văn An

I. MỤC TIÊU:

 Kiến thức:

 Biết khái niệm khối lăng trụ, khối chóp, khối chóp cụt, khối đa diện.

 Biết khái niệm hai hình đa diện bằng nhau.

 Kĩ năng:

 Vẽ thành thạo các khối đa diện đơn giản.

 Biết cách phân chia và lắp ghép các khối đa diện đơn giản.

 Thái độ:

 Liên hệ được với nhiều vấn đề trong thực tế với khối đa diện.

 Phát huy tính độc lập, sáng tạo trong học tập.

II. CHUẨN BỊ:

 Giáo viên: Giáo án. Hình vẽ minh hoạ.

 Học sinh: SGK, vở ghi. Ôn tập kiến thức đã học về hình học không gian ở lớp 11.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.

 

doc 5 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 828Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học 12 (ban cơ bản) - Trường THPT Chu Văn An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
12/08/2015
Tiết PPCT: 
1
Tuần:
1
Chuyên đề I: KHỐI ĐA DIỆN
	Chủ đề 1: KHÁI NIỆM VỀ KHỐI ĐA DIỆN
I. MỤC TIÊU:
	Kiến thức: 	
Biết khái niệm khối lăng trụ, khối chóp, khối chóp cụt, khối đa diện.
Biết khái niệm hai hình đa diện bằng nhau.
	Kĩ năng: 
Vẽ thành thạo các khối đa diện đơn giản.
Biết cách phân chia và lắp ghép các khối đa diện đơn giản.
	Thái độ: 
Liên hệ được với nhiều vấn đề trong thực tế với khối đa diện.
Phát huy tính độc lập, sáng tạo trong học tập.
II. CHUẨN BỊ:
	Giáo viên: Giáo án. Hình vẽ minh hoạ.
	Học sinh: SGK, vở ghi. Ôn tập kiến thức đã học về hình học không gian ở lớp 11.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
	2. Giới thiệu bài mới:
TL
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung
5'
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm khối lăng trụ và khối chóp
GV. Nhắc lại định nghĩa hình lăng trụ, hình chóp, hình chóp cụt?
H1. Đối với hình lăng trụ, đáy trên và đáy dưới là những đa giác như thế nào? Các mặt bên là những hình gì?
H2: Đối với hình chóp, các mặt bên là những hình gì? Đặc biệt với hình chóp là một tứ diện ABCD, chỉ ra nó gồm những đỉnh nào và mặt đáy đối diện đỉnh đó là mặt nào?
Đ1. Các nhóm thảo luận và phát biểu.
I. KHỐI LĂNG TRỤ VÀ KHỐI CHÓP
· Khối lăng trụ (khối chóp, khối chóp cụt) là phần không gian được giới hạn bởi một hình lăng trụ (hình chóp, hình chóp cụt) kể cả hình lăng trụ (hình chóp, hình chóp cụt) ấy.
· Tên gọi và các thành phần: đỉnh, cạnh, mặt bên,  được đặt tương ứng với hình tương ứng.
· Điểm trong – Điểm ngoài
7'
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm hình đa diện và khối đa diện
· GV cho HS quan sát một số hình cụ thể và hướng dẫn rút ra nhận xét.
H1. Cho hình lập phương ABCD.A’B’C’D’ tâm là O. Hãy phân chia khối lập phương trên thành 6 khối chóp với đáy là các hình vuông bằng nhau?
H2: Cho hình chóp đều S.ABCD, các cạnh bên bằng nhau và bằng cạnh đáy. Hãy phân chia khối chóp trên thành hai khối chóp bằng nhau.
· Các nhóm thảo luận và trình bày.
II. KHÁI NIỆM VỀ HÌNH ĐA DIỆN VÀ KHỐI ĐA DIỆN
1. Khái niệm về hình đa diện
 (SGK)
2. Khái niệm về khối đa diện, khối đa diện đều.
 (SGK)
3. Phân chia và lắp ghép khối đa diện
TL
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung
10'
Hoạt động 3: Tìm hiểu một số phép dời hình trong không gian
H1. Nhắc lại định nghĩa phép biến hình và phép dời hình trong mặt phẳng?
H2. Nhắc lại định nghĩa các phép tịnh tiến, phép đối xứng tâm, đối xứng trục trong mặt phẳng?
Đ1. HS nhắc lại.
Đ2. HS nhắc lại.
III. HAI ĐA DIỆN BẰNG NHAU
1. Phép dời hình trong không gian
a) Phép tịnh tiến theo vectơ 
b) Phép đối xứng qua mặt phẳng (P)
– Nếu M Î (P) thì M¢ º M,
– Nếu M Ï (P) thì MM¢ nhận (P) làm mp trung trực.
c) Phép đối xứng tâm O
– Nếu M º O thì M¢ º O,
– Nếu M ¹ O thì MM¢ nhận O làm trung điểm.
d) Phép đối xứng qua đường thẳng D
– Nếu M Î D thì M¢ º M,
– Nếu M Ï D thì MM¢ nhận D làm đường trung trực.
e) Giới thiệu phép quay quanh trục (cũng là phép dời hình)
Nhận xét:
· Thực hiện liên tiếp các phép dời hình sẽ được một phép dời hình.
· Nếu phép dời hình biến (H) thành (H¢) thì nó biến đỉnh, mặt, cạnh của (H) thành đỉnh, mặt, cạnh tương ứng của (H¢).
10'
Hoạt động 4: Áp dụng tìm ảnh của một hình qua một phép dời hình.
· Hướng dẫn HS thực hiện.
· Các nhóm thảo luận và trình bày.
VD1: Cho hình lập phương ABCD.A¢B¢C¢D¢ có tâm O. Tìm ảnh của tứ giác ABCD qua:
a) Phép tịnh tiến theo .
b) Phép đối xứng qua mặt phẳng (BB¢D¢D).
c) Phép đối xứng tâm O.
10'
Hoạt động 5: Tìm hiểu khái niệm hai hình bằng nhau
H1. Tìm phép dời hình biến hình này thành hình kia?
Đ1. Xét phép đối xứng tâm O.
Đ2: Xét phép đối xứng qua (BB’D’D).
2. Hai hình bằng nhau
· Hai hình đgl bằng nhau nếu có một phép dời hình biến hình này thành hình kia.
· Hai đa diện đgl bằng nhau nếu có một phép dời hình biến đa diện này thành đa diện kia.
VD2: Cho hình hộp ABCD.A¢B¢C¢D¢. 
a) Chứng minh hai lăng trụ ABD.A¢B¢D¢ và BCD.B¢C¢D¢ bằng nhau.
b) CMR: hình chóp A.A’B’C’ bằng hình chóp C.C’B’D’.
3'
Hoạt động 6: Củng cố
Nhấn mạnh:
– Cách chứng minh hai đa diện bằng nhau.
	4. Bài tập về nhà:
Bài 1, 2 SGK.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
Chủ đề 2:
KHÁI NIỆM VỀ ĐƯỜNG CAO HÌNH CHÓP. ĐƯỜNG CAO HÌNH LĂNG TRỤ. 
BÀI TẬP RÈN LUYỆN.
I. MỤC TIÊU:
	Kiến thức: 	
Biết khái niệm và cách xác định đường cao hình chóp, đường cao hình lăng trụ.
Ôn tập lại các hệ thức lượng trong tam giác để tính độ dài của đường cao.
Ôn tập lại các khái niệm góc tạo bởi giữa 2 đường thẳng, góc đường thẳng và mặt phẳng, góc giữa hai mặt phẳng, quan hệ vuông góc trong không gian.
	Kĩ năng: 
Vẽ thành thạo các khối đa diện đơn giản.
Biết cách xác định đường cao hình chóp, đường cao hình lăng trụ.	
Thái độ: 
Liên hệ được với nhiều vấn đề trong thực tế với khối đa diện.
Phát huy tính độc lập, sáng tạo trong học tập.
II. CHUẨN BỊ:
	Giáo viên: Giáo án. Hình vẽ minh hoạ.
	Học sinh: SGK, vở ghi. Ôn tập kiến thức đã học về hình học không gian ở lớp 11.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
	2. KTBC:
	H. Nêu khái niệm hai hình đa diện bằng nhau?
	Đ. Có một phép dời hình biến đa diện này thành đa diện kia.
	3. Giảng bài mới:
TL
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung
(Tiết 2) Hoạt động 1: Tìm đường cao hình chóp và tính độ dài đường cao.
5’
10’
10’
10’
10’
· Nêu các tình huống thông dụng của hình chóp và hướng dẫn học sinh chỉ ra đường cao:
TH1: Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình vuông ABCD cạnh a, SA(ABCD). Biết góc tạo bởi SC và (ABCD) bằng 45o. Xác định và tính đường cao của hình chóp.
TH2: Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình vuông ABCD cạnh a, Biết hai mặt bên (SAB) và (SAD) cùng vuông góc với đáy và cạnh bên SB bằng . Xác định và tính đường cao của hình chóp. 
TH3: Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình vuông ABCD cạnh a, Biết SA = SB = SC = SD = . Xác định và tính đường cao của hình chóp.
TH4: Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình vuông ABCD cạnh a, Biết SA = SB và mặt phẳng (SAB) (ABCD), góc giữa hai mặt phẳng (SCD) và (ABCD) bằng 45o. Xác định và tính đường cao của hình chóp.
· Các nhóm thảo luận và trình bày.
h = SA =?
h = SH= ?
I. Đường cao hình chóp: Cho hình chóp đỉnh S, đáy là đa giác nằm trong mặt phẳng (P). 
· Nếu SH tại H thì H gọi là hình chiếu vuông góc của đỉnh S xuống mp(P)
· Khi đó đường cao hình chóp bằng khoảng cách từ đỉnh S xuống mặt đáy (P) và chính bằng đoạn SH. 
45'
(Tiết 3) Hoạt động 2: Tìm đường cao hình lăng trụ và tính độ dài đường cao.
10
15
15
· Nêu các tình huống thông dụng của hình lăng trụ và hướng dẫn học sinh chỉ ra đường cao.
TH1: Cho lăng trụ đứng ABC.A’B’C’ với đáy ABC và A’B’C’ là các tam giác vuông tại B và B’. cạnh AB=a, BC=2a.
a) Biết góc tạo bởi AC’ và mặt đáy bằng 30o. xác định và tính chiều cao lăng trụ h=?
b) Biết góc tạo bởi hai mặt phẳng (AB’C’) và mặt đáy (A’B’C’) bằng 45o. Xác định và tính chiều cao lăng trụ h=?
c) Biết góc B’AC’=30o. tính chiều cao hình lăng trụ.
TH2: Cho lăng trụ (xiên) ABC.A’B’C’, đáy là tam giác đều cạnh a. mặt bên (ABB’A’) vuông góc với mặt đáy. Hình chiếu vuông góc của A xuống A’B’ rơi vào trung điểm H của A’B’.
a) Xác định và tính đường cao của hình chóp biết cạnh bên AA’ của hình lăng trụ bằng a.
b) Tính đường cao của lăng trụ biết góc tạo bởi AC’ với đáy bằng 60o.
TH3: Cho lăng trụ (xiên) ABC.A’B’C’, đáy dưới là tam giác A’B’C’ đều cạnh a và H là trọng tâm .
Biết AA’ = AB’ = AC’ = a.
a) Tính độ dài đường cao lăng trụ.
b) CMR: 
c) Xác định và tính tan của góc tạo bởi hai mp(AB’C’) và (A’B’C’)
d) Tính diện tích đáy của lăng trụ
· Các nhóm thảo luận và trình bày.
HS cần chứng minh:
- 
- h = AA’=?
HS cần chứng minh: là tam giác vuông tại B’. từ đó suy ra độ dài AB’, => h=?
HS cần c/m AH 
I. Đường cao hình lăng trụ: 
Đường cao hình lăng trụ được định nghĩa chính bằng khoảng cách giữa đáy trên và đáy dưới của hình lăng trụ đó.
+ Nếu là lăng trụ đứng thì đường cao chính là cạnh bên.
+ Nếu là lăng trụ xiên thì đường cao chính là khoảng cách từ 1 điểm bất kỳ của đáy này đến mặt đáy còn lại.
5'
Hoạt động 3: Củng cố
	4. Bài tập về nhà:
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • docGA_CHU_DE_DUONG_CAO_CHOP_VA_LANG_TRU_12.doc