Giáo án Hình học 6 - Tiết 1 đến tiết 4

A.MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

- Hiểu điểm là gì? Đường thẳng là gì?

- Hiểu quan hệ điểm thuộc (không thuộc) đường thẳng.

2. Kĩ năng:

- Biết vẽ điểm, đường thẳng.

- Biết đặt tên cho điểm, đường thẳng.

- Biết kí hiệu điểm, đường thẳng.

- Biết sử dụng kí hiệu .

3.Thái độ: Rèn tính cẩn thận, chính xác khi vẽ hình.

 

doc 16 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 802Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học 6 - Tiết 1 đến tiết 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1
Tên bài: Bài 1: ĐIỂM. ĐƯỜNG THẲNG Tiết ppct: 1
Ngày dạy, lớp:	 6A1:././  ; 6A2:././ 
A.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
Hiểu điểm là gì? Đường thẳng là gì?
Hiểu quan hệ điểm thuộc (không thuộc) đường thẳng.
2. Kĩ năng:
Biết vẽ điểm, đường thẳng.
Biết đặt tên cho điểm, đường thẳng.
Biết kí hiệu điểm, đường thẳng.
Biết sử dụng kí hiệu .
3.Thái độ: Rèn tính cẩn thận, chính xác khi vẽ hình.
B.CHUẨN BỊ:
GV: Sgk, giáo án, thước thẳng, phấn màu, bảng phụ.
HS: Xem bài mới, Sgk, dụng cụ học tập.
C.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định: 
Kiểm diện
Lớp
Vắng
6A1
6A2
 2.Kiểm tra kiến thức cũ: không kiểm tra	
3.Giảng kiến thức mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
GV: Giới thiệu:
Hình hình học đơn giản nhất đó là điểm. Muốn học hình học trước hết phải biết vẽ hình. Vậy điểm được vẽ như thế nào? Ở đây ta không định nghĩa điểm, mà chỉ đưa ra hình ảnh của điểm, đó là một chấm nhỏ trên trang giấy hoặc trên bảng đen, từ đó biết cách biểu diễn điểm.
GV: Vẽ một điểm (một chấm nhỏ) trên bảng và đặt tên.
GV: Giới thiệu: dùng các chữ cái in hoa A, B, C để đặt tên cho điểm.
GV: Một tên chỉ dùng cho một điểm (nghĩa là một tên không dùng để đặt cho nhiều điểm).
Một điểm có thể có nhiều tên.
GV: Trên hình mà chúng ta vừa vẽ có mấy điểm?
 Hình 1
GV: Cho hình 2:
GV: Đọc mục “điểm” ở SGK ta cần chú ý điều gì?
GV: Từ điểm ta xây dựng các hình tiếp theo.
GV: Ngoài điểm, đường thẳng cũng là hình cơ bản, không định nghĩa, mà chỉ mô tả hình ảnh của nó bằng sợi chỉ căng thẳng, mép bảng, mép bàn thẳng
GV: Làm như thế nào để vẽ được một đường thẳng?
GV: Chúng ta dùng bút chì vạch theo mép thước thẳng, dùng chữ cái in thường đặt tên cho nó.
GV: Sau khi kéo dài các đường thẳng về hai phía ta có nhận xét gì?
GV: Trong hình vẽ sau, có những điểm nào? Đường thẳng nào?
GV: Điểm nào nằm trên, không nằm trên đường thẳng đã cho?
GV: Mỗi đường thẳng xác định có bao nhiêu điểm thuộc nó?
Bảng phụ:
GV: Nhấn mạnh: Trong hình có đường thẳng a và các điểm A, M, N, B có những điểm nào nằm trên đường thẳng a, có những điểm nào không nằm trên đường thẳng a.
GV: Yêu cầu HS đọc nội dung mục 3.
GV: Nói:
- Điểm A thuộc đường thẳng d.
- Điểm A nằm trên đường thẳng d.
- Đường thẳng d đi qua điểm A.
- Đường thẳng d chứa điểm A.
Tương ứng với điểm B.
GV: Yêu cầu HS nêu cách nói khác nhau về kí hiệu:
 ?
GV: Quan sát hình vẽ ta có nhận xét gì?
GV: Cho HS làm ? Hình 5 (SGK).
HS: Lắng nghe.
HS: Ghi bài.
HS: Làm vào vở như HS làm trên bảng.
HS: Vẽ tiếp hai điểm nữa rồi đặt tên.
HS: Ghi bài.
HS:
Hình 1: có ba điểm phân biệt.
Hình 2: hiểu là điểm M trùng điểm N.
HS: Quy ước: Nói hai điểm mà không nói gì thêm thì hiểu đó là hai điểm phân biệt.
HS: Chú ý: Bất cứ hình nào cũng là tập hợp các điểm.
HS: Chú ý lắng nghe.
HS: Ghi bài vào vở.
- Biểu diễn đường thẳng: dùng nét bút vạch theo mép thước thẳng.
- Đặt tên: dùng chữ cái in thường: a; b; m; n;
Hai đường thẳng khác nhau có hai tên khác nhau.
HS: Vẽ hình như GV vào vở.
HS: Một HS làm trên bảng, cả lớp cùng thực hiện trên vở. Dùng nét bút và thước thẳng kéo dài về hai phía của những đường thẳng vừa vẽ.
HS: Nhận xét: Đường thẳng không bị giới hạn về 2 phía.
HS: Trả lời: Mỗi đường thẳng xác định có vô số điểm thuộc nó.
HS: Đại diện lớp đọc hình, HS khác bổ sung.
HS: Chú ý lắng nghe.
HS: Đọc bài.
HS: Ghi bài.
HS:
- Điểm A thuộc đường thẳng d, kí hiệu: 
- Điểm B không thuộc đường thẳng d, kí hiệu: 
HS: Nhận xét: Với bất kì đường thẳng nào có những điểm thuộc đường thẳng đó và có những điểm không thuộc đường thẳng đó.
HS: Quan sát hình trong SGK trả lời miệng: 
Điểm:
- Ở đây ta không định nghĩa điểm, mà chỉ đưa ra hình ảnh của điểm, đó là một chấm nhỏ trên trang giấy hoặc trên bảng đen, từ đó biết cách biểu diễn điểm.
- Dùng các chữ cái in hoa A, B, C để đặt tên cho điểm.
- Một tên chỉ dùng cho một điểm (nghĩa là một tên không dùng để đặt cho nhiều điểm).
- Một điểm có thể có nhiều tên.
Quy ước: Nói hai điểm mà không nói gì thêm thì hiểu đó là hai điểm phân biệt.
Chú ý: Bất cứ hình nào cũng là tập hợp các điểm.
Đường thẳng:
- Biểu diễn đường thẳng: dùng nét bút vạch theo mép thước thẳng.
- Đặt tên: dùng chữ cái in thường: a; b; m; n;
Hai đường thẳng khác nhau có hai tên khác nhau.
Nhận xét: Đường thẳng không bị giới hạn về 2 phía.
Mỗi đường thẳng xác định có vô số điểm thuộc nó.
Điểm thuộc đường thẳng, điểm không thuộc đường thẳng:
- Điểm A thuộc đường thẳng d, kí hiệu: 
- Điểm B không thuộc đường thẳng d, kí hiệu: 
Nhận xét: Với bất kì đường thẳng nào có những điểm thuộc đường thẳng đó và có những điểm không thuộc đường thẳng đó.
?:
C, E thuộc đường thẳng a.
4. Củng cố bài giảng: 
BT 1/104 SGK:	
Có thể đặt tên cho điểm, đường thẳng như sau:	
- Có năm điểm là: M, N, P, Q, R.	
- Có ba đường thẳng là: a, b, c.	
BT 3/104 SGK:
a) Điểm A thuộc các đường thẳng n, q: 
Điểm B thuộc các đường thẳng m, n, p: 
b) Bm; Bn; Bp; Cm; Cq
c) Dq; Dp; Dm; Dn.
BT 4/105SGK:
a) 	b) 
BT 5/105SGK:
5. Hướng dẫn học tập ở nhà: Học bài.
Xem lại các BT đã chữa.
Làm các BT còn lại trong SGK.
Xem bài mới: Bài 2: Ba điểm thẳng hàng.
D. RÚT KINH NGHIỆM:
Tổ trưởng duyệt
Tuần: 2
Tên bài: Bài 2: BA ĐIỂM THẲNG HÀNG Tiết ppct: 2
Ngày dạy, lớp:	 6A1:././  ; 6A2:././ 
A. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
Ba điểm thẳng hàng.
Điểm nằm giữa hai điểm.
Trong ba điểm thẳng hàng có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại.
2.Kĩ năng:
Biết vẽ ba điểm thẳng hàng, ba điểm không thẳng hàng.
Sử dụng được các thuật ngữ: nằm cùng phía, nằm khác phía, nằm giữa.
3.Thái độ: Yêu cầu sử dụng thước thẳng để vẽ và kiểm tra ba điểm thẳng hàng một cách cẩn thận, chính xác.
B. CHUẨN BỊ:
GV: Sgk, giáo án, thước thẳng, phấn màu, bảng phụ.
HS: Xem bài mới, Sgk, dụng cụ học tập.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định: 
Kiểm diện
Lớp
Vắng
6A1
6A2
 2.Kiểm tra kiến thức cũ: 	
1) Vẽ điểm M, đường thẳng b sao cho .
2) Vẽ đường thẳng a, điểm A sao cho 
3) Vẽ điểm Na và Nb.
4) Hình vẽ có đặc điểm gì?
Trả lời: - Hình vẽ có hai đường thẳng a và b cùng đi qua điểm A.
	 - Ba điểm M, N; A cùng nằm trên đường thẳng a.
GV nêu: Ba điểm M; N; A; cùng nằm trên đường thẳng a ba điểm M; N; A thẳng hàng.
3.Giảng kiến thức mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
GV: Hỏi:
- Khi nào ta có thể nói: Ba điểm A; B; C thẳng hàng?
- Khi nào ta có thể nói: Ba điểm A; B; C không thẳng hàng?
GV: Cho VD về hình ảnh ba điểm thẳng hàng? Ba điểm không thẳng hàng?
GV: Để vẽ ba điểm thẳng hàng, vẽ ba điểm không thẳng hàng ta nên làm như thế nào?
GV: Để nhận biết ba điểm cho trước có thẳng hàng hay không ta làm thế nào?
GV: Có thể xảy ra nhiều điểm cùng thuộc một đường thẳng không? Nhiều điểm không cùng thuộc một đường thẳng không?
giới thiệu nhiều điểm thẳng hàng, nhiều điểm không thẳng hàng.
GV: Củng cố: BT 8, BT 9/106 SGK.
GV: Với hình vẽ:
Nhận xét vị trí các điểm như thế nào đối với nhau?
GV: Trên hình có mấy điểm đã được biểu diễn? Có bao nhiêu điểm nằm giữa 2 điểm A; C?
GV: Trong ba điểm thẳng hàng có bao nhiêu điểm nằm giữa hai điểm còn lại?
GV: Nếu nói rằng: “điểm E nằm giữa hai điểm M; N” thì ba điểm này có thẳng hàng không?
HS: 
- Ba điểm A; B; C cùng thuộc một đường thẳng ta nói chúng thẳng hàng.
- Ba điểm không thẳng hàng (SGK).
HS: Lấy khoảng 2 VD về ba điểm thẳng hàng; 2 VD về ba điểm không thẳng hàng.
- Vẽ ba điểm thẳng hàng: vẽ đường thẳng rồi lấy ba điểm thuộc đường thẳng đó.
- Vẽ ba điểm không thẳng hàng: vẽ đường thẳng trước, rồi lấy hai điểm thuộc đường thẳng; một điểm không thuộc đường thẳng đó. (Yêu cầu HS thực hành).
HS: Để kiểm tra 3 điểm cho trước có thẳng hàng hay không ta dùng thước thẳng để gióng.
HS: Có thể xảy ra nhiều điểm cùng thuộc một đường thẳng, nhiều điểm không cùng thuộc một đường thẳng.
HS: Trả lời miệng.
HS: Hai HS thực hành trên bảng.
HS: Cả lớp làm vào vở.
- Điểm B nằm giữa hai điểm A; C.
- Điểm A; C nằm về hai phía đối với điểm B.
- Điểm B và C nằm cùng phía đối với điểm A.
- Điểm A; B nằm cùng phía đối với điểm C.
HS: Trả lời câu hỏi, rút ra nhận xét.
HS: Nhận xét tr 106 SGK.
HS: Chú ý: Nếu biết một điểm nằm giữa hai điểm thì ba điểm ấy thẳng hàng.
Không có khái niệm nằm giữa khi ba điểm không thẳng hàng.
1. Thế nào là ba điểm thẳng hàng:
- Ba điểm A; B; C cùng thuộc một đường thẳng ta nói chúng thẳng hàng.
- Ba điểm không thẳng hàng (SGK).
2. Quan hệ giữa ba điểm thẳng hàng:
Nhận xét: tr 106 SGK.
4. Củng cố bài giảng: 
BT 10/106 SGK:
a) Có 6 trường hợp hình vẽ.
b) Có 2 trường hợp hình vẽ:
c) Có 1 trường hợp hình vẽ:
BT 11/107 SGK:
a) Điểm R nằm giữa hai điểm M và N.
b) Hai điểm R và N nằm cùng phía đối với điểm M.
c) Hai điểm M và N nằm khác phía đối với điểm R.
5. Hướng dẫn học tập ở nhà: Học bài.
Xem lại các BT đã chữa.
Làm các BT còn lại trong SGK.
Xem bài mới: Bài 3: Đường thẳng đi qua hai điểm.
D. RÚT KINH NGHIỆM:
Tổ trưởng duyệt
Tuần: 3
Tên bài: Bài 3: ĐƯỜNG THẲNG ĐI QUA HAI ĐIỂM Tiết ppct: 3
Ngày dạy, lớp:	 6A1:././  ; 6A2:././ ; 6A3:././ 
A.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt.
2.Kĩ năng: Biết vẽ đường thẳng đi qua hai điểm.
 Biết vị trí tương đối của hai đường thẳng trên mặt phẳng: 
Phân biệt
Trùng nhau
Song song
Cắt nhau
3.Thái độ: Vẽ cẩn thận và chính xác đường thẳng đi qua hai điểm A, B.
B.CHUẨN BỊ:
GV: Sgk, giáo án, thước thẳng, phấn màu, bảng phụ.
HS: Xem bài mới, Sgk, dụng cụ học tập.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định: 
Kiểm diện
Lớp
Vắng
6A1
6A2
6A3
 2.Kiểm tra kiến thức cũ: 	
Thế nào là 3 điểm thẳng hàng, 3 điểm không thẳng hàng?
3.Giảng kiến thức mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
GV: Cho điểm A hãy vẽ đường thẳng đi qua A. Vẽ được mấy đường thẳng?
GV: Cho thêm điểm B khác A. Hãy vẽ đường thẳng đi qua A và B. 
GV: Hỏi: Có bao nhiêu đường thẳng qua A và B? Em hãy mô tả lại cách vẽ đường thẳng qua hai điểm A và B?
Nhận xét: Có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm A và B.
GV: Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tên cho đường thẳng.
GV: Giới thiệu thêm hai cách đặt tên cho đường thẳng.
GV: Yêu cầu HS làm ?
? Có 6 cách gọi đường thẳng: AB, CB, AC, CA, BC, BA.
Thực ra 6 cách gọi này đều cùng thuộc 1 đường thẳng.
GV: Ở phần ? Hai đường thẳng AB và CB trùng nhau. Vậy hai đường thẳng trùng nhau có đặc điểm gì?
GV: Hai đường thẳng AB và AC cắt nhau tại A. A gọi là giao điểm của hai đường thẳng đó. Vậy thế nào là hai đường thẳng cắt nhau?
 GV: Hai đường thẳng xy và zt có điểm chung không?
GV: Ta nói hai đường thẳng đó song song. Vậy hai đường thẳng song song là hai đường thẳng như thế nào?
GV: Yêu cầu HS đọc chú ý.
GV: Cho HS vẽ hai đường thẳng cắt nhau mà giao điểm nằm ngoài trang giấy và hai đường thẳng song song bằng hai lề của thước thẳng.
HS: Lên bảng vẽ và trả lời.
Sau khi HS trên bảng thực hiện xong mời một HS khác nhận xét về cách vẽ và câu trả lời của bạn?
HS: Dùng một chữ cái thường.
HS: Lắng nghe.
HS: Thực hiện
HS: Chúng có vô số điểm chung.
HS: Hai đường thẳng chỉ có một điểm chung thì chúng cắt nhau.
HS: Không
HS: Hai đường thẳng không có điểm chung nào gọi là hai đường thẳng song song.
HS: Đọc chú ý (SGK)
a cắt b
a và b song song 
1. Vẽ đường thẳng:
- Đặt cạnh thước đi qua hai điểm A và B.
- Dùng đầu chì vạch theo cạnh thước.
Nhận xét:
Có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm A và B.
2. Tên đường thẳng:
- Đặt tên đường thẳng bằng một chữ cái thường.
- Đường thẳng đi qua hai điểm lấy tên hai điểm đó đặt tên cho đường thẳng.
VD: Đường thẳng AB hay BA
- Đặt tên cho đường thẳng bằng hai chữ cái thường.
VD: đường thẳng xy hay yx
? 
Có 6 cách gọi đường thẳng: AB, CB, AC, CA, BC, BA.
3. Đường thẳng trùng nhau, cắt nhau, song song:
- Hai đường thẳng trùng nhau là hai đường thẳng có nhiều hơn một điểm chung.
- Hai đường thẳng chỉ có một điểm chung là hai đường thẳng cắt nhau.
- Hai đường thẳng không có điểm chung nào gọi là hai đường thẳng song song.
* Chú ý: tr 109 Sgk.
4. Củng cố bài giảng: 
BT 15/109 SGK:
a) và b) đúng
BT 18/109 SGK:
Có bốn đường thẳng phân biệt: QM, QN, QP, MN
BT 20/109 SGK:
a)	b) 	c) 
5. Hướng dẫn học tập ở nhà: Học bài.
Xem lại các BT đã chữa.
Làm các BT còn lại trong SGK.
Xem bài mới: Bài 4: Thực hành: Trồng cây thẳng hàng.
D. RÚT KINH NGHIỆM:
Tổ duyệt
Tuần: 4
Tên bài: Bài 4: THỰC HÀNH: TRỒNG CÂY THẲNG HÀNG Tiết ppct: 4
Ngày dạy, lớp:	 6A1:././  ; 6A2:././ ; 6A3:././ 
A.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Giúp HS củng cố lại kiến thức về ba điểm thẳng hàng.
2.Kĩ năng: Trồng cây thẳng hàng.
3.Thái độ: Hình thành tinh thần đoàn kết, tính cẩn thận, chính xác.
B.CHUẨN BỊ:
GV: Sgk, giáo án, thước thẳng, phấn màu, bảng phụ.
HS: Xem bài mới, Sgk, dụng cụ học tập.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định: 
Kiểm diện
Lớp
Vắng
6A1
6A2
6A3
 2.Kiểm tra kiến thức cũ: 	
Thế nào là 3 điểm thẳng hàng, 3 điểm không thẳng hàng?
3.Giảng kiến thức mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
GV: Thông báo nhiệm vụ:
a) Chôn các cọc hàng rào thẳng hàng nằm giữa hai cột mốc A và B.
b) Đào hố trồng cây thẳng hàng với hai cây A và B đã có ở hai đầu lề đường.
Khi đã có những dụng cụ trong tay chúng ta cần tiến hành làm như thế nào?
GV: Yêu cầu HS đọc bài thực hành.
GV: Hướng dẫn cách làm cho HS.
GV: Làm mẫu trước lớp:
Cách làm: 
B1: Cấm (hoặc đặt) cọc tiêu thẳng đứng với mặt đất tại hai điểm A và B.
B2: HS1 đứng ở vị trí gần điểm A.
HS2 đứng ở vị trí điểm C (điểm C áng chừng nằm giữa A và B).
B3: HS1 ngắm và ra hiệu cho HS2 đặt cọc tiêu ở vị trí điểm C sao cho HS1 thấy cọc tiêu A che lấp hoàn toàn hai cọc tiêu ở vị trí B và C.
Khi đó ba điểm A, B, C thẳng hàng.
GV: Thao tác: Chôn cọc C thẳng hàng với hai cọc A; B ở cả hai vị trí của C. (C nằm giữa A và B; B nằm giữa A và C)
GV: Phân nhóm và vị trí thực hành cho các nhóm HS.
GV: Quan sát các nhóm thực hành, nhắc nhở, điều chỉnh khi cần thiết.
GV: Kiểm tra kết quả thực hành của HS và nhận xét thái độ của HS qua tiết thực hành này.
HS: Nhắc lại nhiệm vụ phải làm trong tiết học này.
HS: Cả lớp ghi bài.
HS: Đọc bài.
HS: Lắng nghe.
HS: Thực hiện theo sự hướng dẫn của GV.
Lần lượt hai HS thao tác đặt cọc C thẳng hàng với hai cọc A, B trước toàn lớp (mỗi HS thực hiện một trường hợp về vị trí của C đối với A; B).
Nhóm trưởng (là tổ trưởng các tổ) phân công nhiệm vụ cho từng thành viên thực hành theo các bước đã được hướng dẫn.
Mỗi nhóm HS có ghi lại biên bản thực hành theo trình tự các khâu.
1) Chuẩn bị thực hành (kiểm tra từng cá nhân).
2) Thái độ, ý thức thực hành (cụ thể từng cá nhân).
3) Kết quả thực hành: Nhóm tự đánh giá: tốt – khá – trung bình (hoặc có thể tự cho điểm).
HS: Quan sát và thực hành.
*Cách trồng cây thẳng hàng:
Bước 1: Cắm cọc tiêu thẳng đứng với mặt đất tại hai điểm A và B.
Bước 2: Em thứ nhất đứng ở A, em thứ hai cầm cọc tiêu dựng thẳng đứng ở một điểm C.
Bước 3: Em thứ nhất ra hiệu để em thứ hai điều chỉnh vị trí cọc tiêu cho đến khi em thứ nhất thấy cọc tiêu A (chỗ mình đứng) che lấp hai cọc tiêu ở B, C. Khi đó điểm A, A, C thẳng hàng.
4. Củng cố bài giảng: 
Yêu cầu HS nhắc lại các bước thực hành.
5. Hướng dẫn học tập ở nhà: Học bài.
Xem bài mới: Bài 5: Tia.
D. RÚT KINH NGHIỆM:
Tổ duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 1 - 4.doc