Giáo án Hình học 6 - Tiết 10 đến tiết 12

A.MỤC TIÊU:

 Kiến thức: Khắc sâu kiến thức: Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB qua một số bài tập.

 Kĩ năng: Rèn kỹ năng nhận biết một điểm nằm giữa hay không nằm giữa hai điểm khác.

 Tư duy: Bước đầu tập duy luận dạng: “Nếu có a + b = c và biết hai trong ba số a, b, c thì suy ra số thứ ba.

 Thái độ: Cẩn thận trong khi đo các đoạn thẳng và khi cộng các độ dài. Giáo dục HS bước đầu biết tập suy luận, rèn kỹ năng cẩn thận trong tính toán.

B.CHUẨN BỊ:

• GV: Sgk, giáo án, thước thẳng, phấn màu, bảng phụ.

• HS: Xem bài mới, Sgk, dụng cụ học tập.

 

doc 9 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 715Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học 6 - Tiết 10 đến tiết 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:10
Tên bài: LUYỆN TẬP Tiết ppct: 10
Ngày dạy, lớp:	 6A1:././  ; 6A2:././ ; 6A3:././ 
A.MỤC TIÊU:
Kiến thức: Khắc sâu kiến thức: Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB qua một số bài tập.
Kĩ năng: Rèn kỹ năng nhận biết một điểm nằm giữa hay không nằm giữa hai điểm khác.
Tư duy: Bước đầu tập duy luận dạng: “Nếu có a + b = c và biết hai trong ba số a, b, c thì suy ra số thứ ba.
Thái độ: Cẩn thận trong khi đo các đoạn thẳng và khi cộng các độ dài. Giáo dục HS bước đầu biết tập suy luận, rèn kỹ năng cẩn thận trong tính toán.
B.CHUẨN BỊ:
GV: Sgk, giáo án, thước thẳng, phấn màu, bảng phụ.
HS: Xem bài mới, Sgk, dụng cụ học tập.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định: 
Kiểm diện
Lớp
Vắng
6A1
6A2
6A3
2.Kiểm tra kiến thức cũ: 
 Khi nào thì độ dài Am cộng MB bằng AB?
	 Để kiểm tra xem điểm A có nằm giữa hai điểm O; B không ta làm thế nào?
3.Giảng kiến thức mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
GV: Cho HS làm BT 46 sgk.
GV: Đầu bài cho gì? Hỏi gì?
GV: Yêu cầu HS lên trình bày.
GV: Nhận xét.
GV: Cho HS làm BT 47 sgk.
GV: Đầu bài cho gì? Hỏi gì?
GV: Yêu cầu HS lên trình bày.
GV: Nhận xét.
GV: Cho HS làm BT 48 sgk.
GV: Đầu bài cho gì? Hỏi gì?
GV: Yêu cầu HS lên trình bày.
GV: Nhận xét.
GV: Cho HS làm BT 49 sgk.
GV: Đầu bài cho gì? Hỏi gì?
GV: Yêu cầu 2HS lên trình bày.
GV: Nhận xét.
GV: Cho HS làm BT 50 sgk.
GV: Yêu cầu HS cả lớp vẽ hình vào vở và gọi 1 HS đứng tại chỗ trả lời.
GV: Nhận xét.
GV: Cho HS làm BT 51 sgk.
GV: Yêu cầu HS cả lớp vẽ hình vào vở và gọi 1 HS đứng tại chỗ trả lời.
GV: Nhận xét.
HS: Đọc đề.
HS: Trả lời.
HS: Lên bảng thực hiện.
HS: Nhận xét.
HS: Đọc đề.
HS: Trả lời.
HS: Lên bảng thực hiện.
HS: Nhận xét.
HS: Đọc đề.
HS: Trả lời.
HS: Lên bảng thực hiện.
HS: Nhận xét.
HS: Đọc đề.
HS: Trả lời.
HS: Lên bảng thực hiện.
HS: Nhận xét.
HS: Thực hiện.
HS: Nhận xét.
HS: Thực hiện.
HS: Nhận xét.
BT 46 sgk.
N là 1 điểm của đoạn thẳng IK Þ N nằm giữa I; K Þ IN+NK=IK mà IN=3cm; NK=6cm
IK=3+6=9 (cm)
BT 47 sgk.
Vì M là một điểm của đoạn thẳng EF nên EM+MF=EF. Thay EM=4cm, EF=8cm, ta có: 
4+MF=8 (cm). 
Từ đó suy ra: MF = 4 cm. 
Hai đoạn thẳng EM và MF có cùng độ dài, nên chúng bằng nhau.
BT 48 sgk
Gọi A, B là hai điểm mút của bề rộng lớp học. Gọi M, N, P, Q là các điểm trên cạnh mép bề rông lớp học lần lượt trùng với đầu sợi dây khi liên tiếp căng sợi dây để đo bề rộng lớp học. Theo đầu bài, ta có:
AM+MN+NP+PQ+QB=AB
Vì AM=MN=NP=PQ=1,25 m
QB=.1,25=0,25 (m)
Do đó: AB=5,25 m
Bài 49 sgk
a)
AN = AM + MN
BM = BN + NM
Theo giả thiết AN = BM 
ÞAM + MN = BN + MN
ÞAM = BN
b)
AM = AN + NM
BN = BM + MN
Theo giả thiết AN = BM, lại vì NM=MN Þ AM = BN.
Bài 50 Sgk
Ba điểm V, A, T thẳng hàng. Nếu TV + VA = TA thì điểm V nằm giữa hai điểm T và A.
Bài 51 Sgk
Ta thấy TA + AV = TV 
(vì 1 + 2 = 3) nên ba điểm T, A, V thẳng hàng và điểm A nằm giữa hai điểm T và V.
4. Củng cố bài giảng: 
Kết hợp trong luyện tập.
5. Hướng dẫn học tập ở nhà: Học bài.
Xem lại các BT đã chữa.
Làm các BT còn lại trong SGK.
Xem bài mới: Bài 9: Vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài.
D. RÚT KINH NGHIỆM:
Tổ duyệt
Tuần:11
Tên bài: Bài 9: VẼ ĐOẠN THẲNG CHO BIẾT ĐỘ DÀI Tiết ppct: 11
Ngày dạy, lớp:	 6A1:././  ; 6A2:././ ; 6A3:././ 
A.MỤC TIÊU:
Kiến thức: Trên tia Ox, có một và chỉ một điểm M sao cho OM = m (đơn vị độ dài) (m > 0).
Kĩ năng: Biết cách vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
Thái độ: Rèn tính cẩn thận khi đo, vẽ đoạn thẳng.
B.CHUẨN BỊ:
GV: Sgk, giáo án, thước thẳng, phấn màu, bảng phụ, compa.
HS: Xem bài mới, Sgk, dụng cụ học tập.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định: 
Kiểm diện
Lớp
Vắng
6A1
6A2
6A3
2.Kiểm tra kiến thức cũ: 
 Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì ta có đẳng thức nào?
3.Giảng kiến thức mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
GV: Yêu cầu HS đọc SGK trong 5 phút
GV: Hãy mô tả cách vẽ đoạn thẳng TA = 10 cm trên một đường thẳng khi biết độ dài của nó.
GV: Vậy để vẽ đoạn thẳng OM = a cm trên tia Ox ta làm như thế nào? 
GV: Để vẽ đoạn thẳng cần xác định hai mút của nó. Ở ví dụ 1, mút nào đã biết, cần xác định mút nào?
GV: Để vẽ đoạn thẳng có thể dùng những dụng cụ nào? Cách vẽ như thế nào?
GV: Sau khi thực hiện hai cách xác định điểm M trên tia Ox, em có nhận xét gì?
GV: Nhấn mạnh: Trên tia Ox bao giờ cũng
GV: Ở VD 2, đầu bài cho gì? Yêu cầu gì?
GV: Cho HS đọc VD tr 123 sgk.
GV: Yêu cầu 1 HS lên bảng thực hiện VD.
GV: Khi đặt 2 đoạn thẳng trên cùng một tia có chung mút là gốc tia, ta có nhận xét gì về vị trí của 3 điểm (đầu mút của các đọan thẳng)?
GV: Vậy nếu tia Ox có OM = a; ON = b; 
0 < a < b thì ta kết luận gì về vị trí của các điểm O; N; M.
GV: Với ba điểm A; B; C thẳng hàng; AB = m; 
AC = n và m < n ta có kết luận gì?
HS: Đọc SGK trong 5 phút.
HS: Mô tả cách vẽ đoạn thẳng TA = 10 cm trên một đường thẳng. 
HS: Mút O đã biết. 
HS: Cần xác định mút M.
HS: Trả lời.
Dùng thước có chia khoảng.
Dùng compa và thước thẳng.
HS: Chỉ xác định được một điểm M.
HS: Đọc nhận xét tr122.
HS: Đọc VD 2 trong 5 phút và nêu lên cách vẽ.
Hai HS lên bảng vẽ.
Cả lớp thao tác:
Vẽ đoạn thẳng AB.
Vẽ đoạn thẳng CD=AB (bằng compa và thước thẳng)
HS: Đọc VD.
HS: Lên bảng thực hiện VD.
HS: Ba điểm đầu mút này thẳng hàng.
HS: 0 < a < b M nằm giữa O và N.
HS: Đọc nhận xét sgk.
1. Vẽ đoạn thẳng trên tia:
VD 1: Trên tia Ox, vẽ đoạn thẳng OM có độ dài bằng 2 cm.
Cách vẽ:
	- Đặt cạnh thước trùng tia Ox, sao cho vạch số 0 trùng gốc O.
	- Vạch của thước ứng với một điểm trên tia, điểm ấy chính là điểm M.
Nhận xét: sgk.
VD 2: Cho đoạn thẳng Ab. Hãy vẽ đoạn thẳng CD sao cho CD=AB.
2. Vẽ hai đoạn thẳng trên tia:
VD: 
Trên tia Ox, vẽ OM = 2 cm; ON = 3cm.
Ta thấy: M nằm giữa O và N.
Nhận xét: Trên tia Ox, OM = a, ON = b Nếu: 0 M nằm giữa O và N.
4. Củng cố bài giảng: 
BT 53/124 SGK :
Vì ON > OM nên trên tia Ox, điểm M nằm giữa O và N. Ta có OM + MN = ON từ đó MN = 3 cm. Hai đoạn thẳng OM và MN bằng nhau.
BT 54/124 SGK:
Vì OA < OB nên trên tia Ox, điểm A nằm giữa O và B. Ta có OA + AB = OB, 
hay 2 + AB = 5 (cm) suy ra AB = 3cm.
Vì OB < OC nên trên tia Ox, điểm B nằm giữa O và C.
Ta có OB + BC = OC, từ đó BC = 3cm.
Hai đoạn thẳng BA và BC có cùng độ dài là 3cm nên chúng bằng nhau.
BT 56/124 SGK :
a) Vì AC < AB nên C nằm giữa A, B. Ta có :
 CB = AB – AC = 4 – 1 = 3 (cm)
b) Trên hai tia đối BC và BD, gốc B nằm giữa C và D nên :
 CD = CB + BD = 3 + 2 = 5 (cm)
5. Hướng dẫn học tập ở nhà: Học bài.
Xem lại các BT đã chữa.
Làm các BT còn lại trong SGK.
Xem bài mới: Bài 10: Trung điểm của đoạn thẳng.
D. RÚT KINH NGHIỆM:
Tổ duyệt
Tuần:12
Tên bài: Bài 10: TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG Tiết ppct: 12
Ngày dạy, lớp:	 6A1:././  ; 6A2:././ ; 6A3:././ 
A.MỤC TIÊU:
Kiến thức: Hiểu trung điểm của đoạn thẳng là gì?
Kĩ năng: Biết vẽ trung điểm của đoạn thẳng.
Tư duy: Biết phân tích trung điểm của đoạn thẳng thỏa mãn hai tính chất. Nếu thiếu một trong hai tính chất thì không còn là trung điểm của đoạn thẳng.
Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi đo, vẽ, gấp giấy.
B.CHUẨN BỊ:
GV: Sgk, giáo án, thước thẳng, phấn màu, bảng phụ.
HS: Xem bài mới, Sgk, dụng cụ học tập.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định: 
Kiểm diện
Lớp
Vắng
6A1
6A2
6A3
2.Kiểm tra kiến thức cũ: 
 	 Cho hình vẽ: AM = 2cm; MB = 2 cm.
	a) Đo độ dài: AM và MB. So sánh MA; MB?
	b) Tính AB? 
	c) Nhận xét gì về vị trí của M đối với A; B? 
3.Giảng kiến thức mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
GV: Từ kiểm tra bài cũ, GV giới thiệu M là trung điểm của AB.
GV: Vậy thế nào là trung điểm của một đoạn thẳng?
GV: M là trung điểm của đoạn thẳng AB thì M phải thỏa điều kiện gì?
GV: Có điều kiện M nằm giữa A và B thì tương ứng ta có đẳng thức nào?
GV: Yêu cầu 1 HS lên bảng vẽ đoạn thẳng AB dài 35cm. Trung điểm của đoạn thẳng AB nằm ở đâu?
Cả lớp vẽ như bạn với AB=3,5cm.
GV: Chốt lại: Nếu M là trung điểm của đoạn thẳng AB thì 
GV: M là trung điểm của AB thì MA và MB như thế nào với nhau?
GV: Hãy tính MA và MB?
GV: Tổ chức cho HS gấp giấy như trong SGK.
GV: Vì sao điểm M là trung điểm của AB?
GV: Cho HS thảo luận theo nhóm ? sgk
HS: Chú ý theo dõi.
HS: Đọc định nghĩa trung điểm của đoạn thẳng.
HS: Cả lớp ghi:
HS: Lên bảng vẽ.
HS: Lên bảng thực hiện.
+ Vẽ AB = 35 cm
+ M là trung điểm của AB.
HS: Còn lại vẽ vào vở với AB = 3,5cm
AM = 1,75cm
HS: MA = MB.
HS: Lên bảng tính, các em khác làm vào vở, theo dõi, nhận xét bài làm của các bạn trên bảng.
HS: Gấp giấy theo nhóm đôi bạn.
HS: Vì điểm M nằm trên đoạn thẳng AB và theo cách gấp thì điểm A trùng với điểm B nên MA = MB.
HS: Thảo luận theo nhóm để tìm ra giải pháp tốt nhất.
1. Trung điểm của đoạn thẳng:
 Trung điểm M của đoạn thẳng AB là điểm nằm giữa A, B và cách đều A,B.(MA =MB). Trung điểm của đoạn thẳng AB còn được gọi là điểm chính giữa của đoạn thẳng AB.
VD: Vẽ đoạn thẳng AB = 3,5cm. Vẽ trung điểm M của AB.
Giải:
+Vẽ AB = 3,5cm
+ M là trung điểm của AB.
2.Cách vẽ trung điểm của đoạn thẳng
VD: Cho AB = 5cm. Hãy vẽ trung điểm M của đoạn thẳng AB.
Giải: 
Cách 1:
Ta có: MA + MB = AB 
 và MA = MB
Suy ra: 
MA = MB = cm
Cách 2: Gấp giấy (SGK).
Cách 3: Gấp dây.
? sgk
Dùng sợi dây chia thanh gỗ làm hai phần bằng nhau ta lấy sợi dây đo chiều dài thanh gỗ. Sau đó, gấp đôi sợi dây lại ta sẽ được một nửa chiều dài thanh gỗ.
4. Củng cố bài giảng: 
BT 60/125 SGK:
Điểm A nằm giữa O và B vì hai điểm A, B cùng nằm trên tia Ox và OA<OB.
OA + AB = OB suy ra AB = 2cm. Vậy: OA = OB.
Điểm A là trung điểm của đoạn thẳng OB vì A nằm giữa hai điểm O, B và OA = OB.
BT 61/126 SGK:
Điểm O là gốc chung của hai tia đối nhau Ox, Ox’. Điểm A nằm trên tia Ox, điểm B nằm trên tia Ox’ nên điểm O nằm giữa hai điểm A và B. Ta lại thấy OA=OB (đều bằng 2cm). Vậy điểm O là trung điểm của đoạn thẳng AB.
BT 63/126 SGK: Câu c, d đúng.
Hướng dẫn HS làm BT 62, 65 SGK.
5. Hướng dẫn học tập ở nhà: Học bài.
Làm BT 62, 65 SGK.
Làm các BT trong phần Ôn tập phần Hình học.
Ôn lại lý thuyết chuẩn bị tiết sau Ôn tập phần Hình học.
D. RÚT KINH NGHIỆM:
Tổ duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 10 - 12.doc