Giáo án Hình học 6 - Tiết 8, 9

A.MỤC TIÊU:

 Kiến thức: Biết độ dài đoạn thẳng là gì?

 Kĩ năng: Biết sử dụng thước đo độ dài để đo đoạn thẳng. Biết so sánh hai đoạn thẳng.

 Thái độ: Cẩn thận trong khi đo.

B.CHUẨN BỊ:

• GV: Sgk, giáo án, thước thẳng, phấn màu, bảng phụ.

• HS: Xem bài mới,

 

doc 5 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 802Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học 6 - Tiết 8, 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 8
Tên bài: Bài 7: ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG	 Tiết ppct: 8
Ngày dạy, lớp: 6A1:././  ; 6A2:././ ; 
A.MỤC TIÊU:
Kiến thức: Biết độ dài đoạn thẳng là gì? 
Kĩ năng: Biết sử dụng thước đo độ dài để đo đoạn thẳng. Biết so sánh hai đoạn thẳng.
Thái độ: Cẩn thận trong khi đo.
B.CHUẨN BỊ:
GV: Sgk, giáo án, thước thẳng, phấn màu, bảng phụ.
HS: Xem bài mới, Sgk, dụng cụ học tập.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định: 
Kiểm diện
Lớp
Vắng
6A1
6A2
 2.Kiểm tra kiến thức cũ: 	
Đoạn thẳng AB là gì ?
Hãy vẽ một đoạn thẳng có đặt tên. Đo đoạn thẳng đó cho biết kết quả.
3.Giảng kiến thức mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
GV: Hãy cho biết có những loại thước đo đoạn thẳng ?
GV: Giới thiệu một số dụng cụ đo.
GV: Vẽ đoạn thẳng AB yêu cầu HS tiến hành đo.
- Nhận xét cách đo của bạn?
- Cho biết kết quả đo của mình?
GV: Nhấn mạnh các kết quả có sự khác biệt là do thước có sai số.
GV: Yêu cầu HS nêu rõ cách đo?
GV: Nếu A B, khi đó độ dài AB?
GV: Cho HS xem một cây bút và một cây thước dài: Hãy cho biết vật nào dài hơn?
GV: Cho HS dùng thước thẳng đo kiểm tra 2 vật trên.
GV: Vậy muốn so sánh 2 đoạn thẳng ta làm như thế nào?
GV: Cho cả lớp thực hiện ?1.
GV: Cho HS thực hiện ?2. 
GV: Cho HS thực hiên ?3.
HS: Đưa các dụng cụ đo mà các em đã sưu tầm.
HS: Cả lớp vẽ 1 đoạn thẳng dài bằng 9 ô vở và đo.
HS: Gần bằng 7cm.
HS: Đặt cạnh thước qua 2 điểm A,B.
+Vạch số 0 trùng với điểm A
+ Xem số ở vạch trùng với điểm B. Đó chính là độ dài đoạn thẳng AB.
HS: Bằng 0.
HS: Cây thước. 
HS: Thực hiện.
HS: Đo độ dài và so sánh độ dài.
HS: Đọc kết quả.
HS: Nhận dạng từng loại thước.
HS: Gần bằng 25 cm.
1. Đo đoạn thẳng:
a) Dụng cụ: Ta thường đo đoạn thẳng bằng thước thẳng có chia khoảng. 
Độ dài đoạn thẳng AB là 7cm
Ký hiệu: AB = 7cm
Ta nói: 
+ Độ dài đoạn thẳng AB là 7cm
+ K/cách 2 điểm A , B là 7cm
Nhận xét Mỗi đoạn thẳng có một độ dài. Độ dài đoạn thẳng là một số dương.
2. So sánh 2 đoạn thẳng 
Ta nói: 
+ Hai đoạn thẳng AB và CD bằng nhau hay có cùng độ dài.
 Ký hiệu: AB = CD.
+ Đoạn EG dài hơn đoạn CD
 Ký hiệu: EG > CD.
+ Đoạn AB ngắn hơn đoạn EG Ký hiệu: AB < EG.
?1
?2
Thước dây.
Thước gấp.
Thước xích.
?3
Gần 25 cm.
4. Củng cố bài giảng: 
BT 43/119 SGK:
AC < AB < BC
BT 42/119 SGK:
AB = AC
5. Hướng dẫn học tập ở nhà: Học bài.
Xem lại các BT đã chữa.
Làm các BT còn lại trong SGK.
Xem bài mới: Bài 8: Khi nào AM + MB = AB?
D. RÚT KINH NGHIỆM:
Tổ duyệt
Tuần: 9
Tên bài: Bài 8: KHI NÀO AM + MB = AB? Tiết ppct: 9
Ngày dạy, lớp: 6A1:././  ; 6A2:././ ; 
Kiến thức: Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB. 
Kĩ năng: Nhận biết một điểm nằm giữa hay không nằm giữa hai điểm khác.
Tư duy: Bước đầu tập duy luận dạng: “Nếu có a + b = c và biết hai trong ba số a, b, c thì suy ra số thứ ba.
Thái độ: Cẩn thận trong khi đo các đoạn thẳng và khi cộng các độ dài.
B.CHUẨN BỊ:
GV: Sgk, giáo án, thước thẳng, phấn màu, bảng phụ.
HS: Xem bài mới, Sgk, dụng cụ học tập.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định: 
Kiểm diện
Lớp
Vắng
6A1
6A2
2.Kiểm tra kiến thức cũ: 
Cho AM = 3cm; MB = 4cm; AB = 7cm. Hãy so sánh các đoạn thẳng trên.
3.Giảng kiến thức mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
GV: Yêu cầu HS
1) Vẽ 3 điểm A; B; C với B nằm giữa A; C. Giải thích cách vẽ?
2) Trên hình có những đoạn thẳng nào? Kể tên?
3) Đo các đoạn thẳng trên hình vẽ?
4) So sánh độ dài AB+BC với AC? Rút ra nhận xét?
GV: Cho HS làm ?1 sgk
GV: Khắc sâu kiến thức:
Cho điểm K nằm giữa hai điểm M; N thì ta có đẳng thức nào?
GV: Nêu yêu cầu:
1) Vẽ 3 điểm thẳng hàng A; M; B biết M không nằm giữa A và B.
Đo AM; MB; AB?
So sánh AM+MB với AB. Nêu nhận xét?
GV: Cho HS đọc VD.
GV: Cho HS đọc phần 2.
HS: Thực hiện.
HS: Trên hình có các đoạn thẳng AB, BC, AC.
AB= ; BC= 
AC=
AB+AC=AC
HS: Thực hiện.
HS: MK+KN=MN
HS: Nếu điểm M không nằm giữa hai điểm A và B thì AM+MB≠AB.
HS: Đọc VD.
HS: Thực hiện.
1. Khi nào thì tổng độ dài hai đoạn thẳng AB và AM bằng độ dài đoạn thẳng AB?
?1 
Nhận Xét: Khi điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB. Ngược lại, nếu AM + MB = AB thì điểm M nằm giữa hai điểm A và B.
VD: (SGK)
Giải: Vì M nằm giữa A và B nên
	AM + MB = AB
Hay:	3 + MB = 8 
 MB = 5 cm.
2. Một vài dụng cụ đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất:
(SGK)
4. Củng cố bài giảng: 
BT 46/121 SGK:
Vì N là một điểm của đoạn thẳng IK nên IN + NK = IK. Thay IN = 3cm, NK = 6cm, ta có : IK = 3 + 6 = 9 (cm).
5. Hướng dẫn học tập ở nhà: Học bài.
Xem lại các BT đã chữa.
Làm các BT còn lại trong SGK.
Tiết sau luyện tập.
D. RÚT KINH NGHIỆM:
Tổ duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 8 - 9.doc