Gíao án Hình học 9 - Tiết 39: Góc nội tiếp

I. Mục Tiêu:

 1. Kiến thức:

- Hiểu khái niệm góc nội tiếp, mối liên hệ giữa góc nội tiếp và cung bị chắn.

- Nhận biết được góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung.

- Nhận biết được góc có đỉnh bên trong hay bên ngoài đường tròn, biết cách tính số đo của các góc trên.

 2. Kĩ năng:

- Vận dụng được các định lí, hệ quả để giải bài tập

 3. Thái độ:

- Tự giác, tích cực trong học tập;

- Cẩn thận chính xác tính toán .

II. Chuẩn Bị:

- GV: Giáo án, compa, thước thẳng.

- HS: Vở ghi, SGK, compa, thước thẳng.

 

doc 4 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 690Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Gíao án Hình học 9 - Tiết 39: Góc nội tiếp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: Chu Đình Đảng
ND: Chu Đình Đảng
Tuần: 22
Tiết: 39
§3: GÓC NỘI TIẾP
I. Mục Tiêu:
	1. Kiến thức: 
- Hiểu khái niệm góc nội tiếp, mối liên hệ giữa góc nội tiếp và cung bị chắn.
- Nhận biết được góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung.
- Nhận biết được góc có đỉnh bên trong hay bên ngoài đường tròn, biết cách tính số đo của các góc trên.
	2. Kĩ năng: 
- Vận dụng được các định lí, hệ quả để giải bài tập
	3. Thái độ: 
- Tự giác, tích cực trong học tập;
- Cẩn thận chính xác tính toán .
II. Chuẩn Bị:
- GV: Giáo án, compa, thước thẳng.
- HS: Vở ghi, SGK, compa, thước thẳng.
III. Phương Pháp Dạy Học:
- Thuyết trình;
- Dạy học định nghĩa bằng con đường quy nạp
- Gợi mở vấn đáp.
IV.Tiến Trình Bài Dạy:
Ổn định lớp: 
Kiểm tra bài cũ:
	3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội Dung
Hoạt động 1: Định nghĩa
* Giáo viên giới thiệu góc nội tiếp và cung bị chắn thông qua hình ảnh và đưa ra định nghĩa.
* Gọi học sinh đứng tại chỗ trả lời ?1 trong SGK.
* Nhận xét.
* Học sinh lắng nghe và ghi bài.
* Suy nghĩ trả lời ?1
Định nghĩa:
Góc nội tiếp là góc có đỉnh nằm trên đường tròn và hai cạnh chứa hai dây cung của đường tròn đó.
Cung nằm bên trong góc được gọi là cung bị chắn.
Ví dụ: Ở hinh dưới, cung bị chắn là cung nhỏ BC; là góc nội tiếp.
Hoạt động 2: Định lí
* Gọi học sinh so sánh số đo góc nội tiếp với số đo của cung bị chắn BC trong mỗi hình 16, 17, 18 (SGK trang74).
* Giáo viên trình bày trực tiếp định lí và hệ quả (không chứng minh)
* Học sinh đo đạc và trả lời yêu cầu của giáo viên.
* Lắng nghe và ghi bài
Định lí:
Trong một đường tròn, số đo của góc nội tiếp bằng nửa số đo của cung bị chắn.
Minh họa:
sđ
Hệ quả:
Trong một đường tròn:
a) Các góc nội tiếp bằng nhau chắn các cung bằng nhau.
b) Các góc nội tiếp cùng chắn một cung hoặc chắn các cung bằng nhau thì bằng nhau.
c) Góc nội tiếp (nhỏ hơn hoặc bằng ) có số đo bằng nửa số đo góc ở tâm chắn một cung.
d) Góc nội tiếp chắn nửa đường tròn là góc vuông.
Hoạt động 2: Vận dụng
* Giáo viên nêu bài tập vận dụng.
* Giáo viên vẽ hình đồng thời yêu cầu học sinh thảo luận theo cặp về bài toán.
* Gọi học sinh trình bày ý tưởng. Trường hợp học sinh không làm được thì đưa ra gợi ý cho câu b: Chứng minh BN và AN là các tia phân giác của tam giác ACB.
* Hs suy nghĩ cách làm và lên bảng làm bài.
Bài tập vận dụng:
Cho nửa đường tròn đường kính AB và cung AC có số đo bằng .
Tính số đo các góc của tam giác ABC.
Gọi M và N lần lượt là điểm chính giữa của các cung AC và BC. Hai dây AN và BM cắt nhau tại I. Chứng minh CI là tia phân giác của góc ACB.
Giải
a) + là góc nội tiếp chắn nửa đường tròn.
+ 
+ .
b) Ta có: và là các góc nội tiếp chắn 2 cung CM và cung MA bằng nhau nên BM là tia phân giác của góc B.
Tương tự, AN là tia phân giác của góc A nên AN là tia phân giác của góc A.
CI là tia phân giác của góc ACB.
4. Củng Cố: 
 - GV cho HS nhắc lại định nghĩa góc nội tiếp và các tính chất liên quan.
5. Hướng Dẫn Và Dặn Dò Về Nhà: 
 - Về đọc lại bài, làm bài tập 16, 18, 22, 26
6. Rút Kinh Nghiệm Tiết Dạy

Tài liệu đính kèm:

  • docChuong III 3 Goc noi tiep_12254034.doc