I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Ôn tập các kiến thức đã học về tính chất đối xứng của đường tròn, liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây; vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn, của hai đường tròn.
2. Kĩ năng:
Vận dụng các kiến thức đã học vào các bài tập về tính toán và chứng minh.
Rèn luyện cách phân tích tìm lời giải của bài toán và trình bày lời giải.
3. Thái độ:
Rèn luyện ý thức làm việc tập thể, đoàn kết trong học tập, nhanh nhẹn trong tính toán, học tập nghiêm túc, tích cực.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- GV: Giáo án, bảng phụ, thước thẳng, compa, êke, máy tính bỏ túi.
- HS: Chuẩn bị bảng nhóm, thước thẳng, compa, êke, máy tính bỏ túi.
Tuần 16 Ngày soạn : 02/12/2014 Tiết 31 Ngày giảng: 06/12/2014 ÔN TẬP CHƯƠNG II I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Ôn tập các kiến thức đã học về tính chất đối xứng của đường tròn, liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây; vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn, của hai đường tròn. 2. Kĩ năng: Vận dụng các kiến thức đã học vào các bài tập về tính toán và chứng minh. Rèn luyện cách phân tích tìm lời giải của bài toán và trình bày lời giải. 3. Thái độ: Rèn luyện ý thức làm việc tập thể, đoàn kết trong học tập, nhanh nhẹn trong tính toán, học tập nghiêm túc, tích cực. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: - GV: Giáo án, bảng phụ, thước thẳng, compa, êke, máy tính bỏ túi. - HS: Chuẩn bị bảng nhóm, thước thẳng, compa, êke, máy tính bỏ túi. III. Tiến trình dạy học: Hoạt động 1 (1 phút) : Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số lớp Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Nội dung Hoạt động 2 (42 phút): Ôn tập lý thuyết và bài tập Gv treo bảng phụ các bài tập trắc nghiệm cho HS làm Bài tập 1: Nối mỗi ô ở cột trái với một ô ở cột phải để được khẳng định đúng : 1. Đường tròn ngoại tiếp một tam giác 7. là giao điểm các đường phân giác trong tam giác 2. đường tròn nội tiếp một tam giác 8. là đường tròn đi qua 3 đỉnh của tam giác 3. Tâm đối xứng của đường tròn 9. là giao điểm các đường trung trực các cạnh của tam giác . 4. Trục đối xứng của đường tròn 10. chính là tâm của đường tròn 5. Tâm của đường tròn nội tiếp tam giác 11. là bất kì đường kính nào của đường tròn 6.Tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác 12. là đường tròn tiếp xúc với cả 3 cạnh của tam giác Bài tập 2: Điền vào chỗ (..) để được các định lí : 1. Trong các dây của 1 đường tròn, dây lớn nhất là .. 2. Trong 1 đường tròn : A. Đường kính vuông góc với 1 dây thì đi qua . B. Đường kính đi qua trung điểm của 1 dây .thì . C. Hai dây bằng nhau thì .. Hai dây thì bằng nhau. D. Dây lớn hơn thì .tâm hơn Dây ..tâm hơn thì . hơn Bài tập 3: Nêu các vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn; các vị trí tương đối của 2 đường tròn ? Vị trí tương đối Hệ thức Đường thẳng cắt đường tròn d< R Đường thẳng tiếp xúc đường tròn d= R Đường thẳng không cắt đường tròn d> R 2 đường tròn cắt nhau R-r < d< R+ r 2 đường tròn tiếp xúc ngoài d= R+ r 2 đường tròn tiếp xúc trong d= R- r 2 đường tròn ở ngoài nhau d> R+r Đường tròn lớn đựng đường tròn nhỏ d< R-r 2 đường tròn đồng tâm d=0 Nêu dấu hiệu nhận biết và tính chất tiếp tuyến của đường tròn? Tiếp điểm của 2 đường tròn tiếp xúc nhau, các giao điểm của 2 đường tròn cắt nhau có vị trí như thế nào đối với đường nối tâm ? Hs đứng tại chỗ làm các bài tập trắc nghiệm HS trả lời Đường kính Trung điểm của dây ấy Không đi qua tâm / vuông góc với dây ấy Cách đều tâm Cách đều tâm Gần Gần / lớn - HS đứng tại chỗ nêu các vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn; các vị trí tương đối của 2 đường tròn: Hs đứng tại chỗ trả lời Hs phát biều định lí về tính chất đường nối tâm . Bài tập 1: Kết quả : 1-8 2-12 3-10 4-11 5-7 6-9 Hoạt động 4 (2 phút): Hướng dẫn về nhà Ôn tập lí thuyết chương II Chứng minh định lí : Trong các dây của đường tròn, đường kính là dây cung lớn nhất BTVN: 42,43/128 SGK ; 83,84,85,86 /141 SBT Tiết sau ôn tập chương II tiếp theo
Tài liệu đính kèm: