Giáo án Hình học khối 9 - Tiết 37, 38

§1. GÓC Ở TÂM. SỐ ĐO CUNG

 I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

Nhận biết được góc ở tâm, có thể chỉ ra hai cung tương ứng, trong đó có một cung bị chắn.

 Hiểu định nghĩa số đo của cung nhỏ, cung lớn, cung nửa đường tròn.

 Hiểu thế nào là hai cung bằng nhau, cung lớn hơn ( hay nhỏ hơn) trong hai cung.

 Biết: nếu hai cung nhỏ của một đường tròn mà bằng nhau thì hai góc ở tâm tương ứng bằng nhau và ngược lại.

Hiểu được định lí về “cộng hai cung”.

2. Kĩ năng:

 Rèn luyện học sinh kỹ năng vẽ, đo cẩn thận và suy luận lôgíc.

 Biết cách đo góc ở tâm hoặc tính góc ở tâm để tìm số đo hai cung tương ứng, nhất là tìm số đo cung nhỏ.

 Biết cách so sánh hai cung của một đường tròn bằng cách so sánh số đo (độ) của chúng.

 Biết cách chuyển số đo cung (cung nhỏ) sang số đo của góc ở tâm và ngược lại.

3. Thái độ:

Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn trong tính toán, học tập nghiêm túc, tích cực.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

- GV: Giáo án, bảng phụ, thước thẳng, compa, êke.

- HS: Chuẩn bị bảng nhóm, thước thẳng, compa, êke.

 

doc 6 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 783Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học khối 9 - Tiết 37, 38", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21	 	 Ngày soạn : 04/01/2015
Tiết 37 	 Ngày giảng: 08/01/2015
CHƯƠNG III: GÓC VỚI ĐƯỜNG TRÒN
§1. GÓC Ở TÂM. SỐ ĐO CUNG
 I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
Nhận biết được góc ở tâm, có thể chỉ ra hai cung tương ứng, trong đó có một cung bị chắn.
	Hiểu định nghĩa số đo của cung nhỏ, cung lớn, cung nửa đường tròn.
	Hiểu thế nào là hai cung bằng nhau, cung lớn hơn ( hay nhỏ hơn) trong hai cung.
	Biết: nếu hai cung nhỏ của một đường tròn mà bằng nhau thì hai góc ở tâm tương ứng bằng nhau và ngược lại.
Hiểu được định lí về “cộng hai cung”.
2. Kĩ năng:
	Rèn luyện học sinh kỹ năng vẽ, đo cẩn thận và suy luận lôgíc.
	Biết cách đo góc ở tâm hoặc tính góc ở tâm để tìm số đo hai cung tương ứng, nhất là tìm số đo cung nhỏ.
	Biết cách so sánh hai cung của một đường tròn bằng cách so sánh số đo (độ) của chúng.
	Biết cách chuyển số đo cung (cung nhỏ) sang số đo của góc ở tâm và ngược lại.
3. Thái độ: 
Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn trong tính toán, học tập nghiêm túc, tích cực.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- GV: Giáo án, bảng phụ, thước thẳng, compa, êke. 
- HS: Chuẩn bị bảng nhóm, thước thẳng, compa, êke.
III. Tiến trình dạy học: 
Hoạt động 1 (1 phút) : Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số lớp
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung
Hoạt động 2 (10 phút): Góc ở tâm
- GV giới thiệu nội dung chương III và giới thiệu nội dung bài mới.
- Đưa bảng phụ có hình ảnh góc ở tâm giới thiệu với học sinh.
? Vậy góc như thế nào được gọi là góc ở tâm?
? Với hai điểm nằm trên đường tròn thì nó sẽ chia đường tròn thành mấy cung?
- GV giới thiệu cho học sinh kí hiệu về cung. Kí hiệu cung nhỏ cung lớn trong một đường tròn.
- GV giới thiệu phần chú ý.
HS lắng nghe
- Là góc có đỉnh trùng với tâm đường tròn.
- Thành hai cung.
- Học sinh ghi bài
- Học sinh ghi bài
1. Góc ở tâm
Định nghĩa: Góc có đỉnh trùng với tâm đường tròn được gọi là góc ở tâm.
Kí hiệu: 
- Cung AB được kí hiệu là 
 	 là cung nhỏ.
	 là cung lớn.
Chú ý: - Với thì mỗi cung là một nửa đường tròn.
- Cung nằm bên trong góc gọi là cung bị chắn. là cung bị chắn bởi góc .
- Góc chắn nửa đường tròn.
Hoạt động 3 (12 phút): Số đo cung
- GV yêu cầu một học sinh lên bảng đo góc AOB chắn cung nhỏ AB, rồi tính góc AOB chắn cung lớn.
- Gọi một học sinh đọc định nghĩa trong SGK.
- Giới thiệu kí hiệu. Yêu cầu học sinh đọc và trình bày bảng ví dụ SGK.
- Giới thiệu phần chú ý.
- Học sinh thực hiện
 chắn cung nhỏ là 1000
 chắn cung lớn là 2600
- Học sinh thực hiện
- Trình bày bảng
2. Số đo cung 
Định nghĩa: (SGK)
Số đo cung AB được kí hiệu sđ
Ví dụ: sđ = 1000
sđ = 3600 - sđ = 2600
Chú ý: (SGK)
Hoạt động 4 (7 phút): So sánh hai cung
? So sánh hai cung thì hai cung đó phải như thế nào?
? Hai cung như thế nào là hai cung bằng nhau?
? Tương tự trong hai cung khác nhau ta so sánh như thế nào?
- GV giới thiệu kí hiệu.
- Cùng một đường tròn hay hai đường tròn bằng nhau.
- Chúng có cùng số đo
- Cung nào có số đo lớn hơn thì cung đó lớn hơn.
3. So sánh hai cung
Chú ý: Ta chỉ so sánh hai cung trong một đường tròn hay trong hai đường tròn bằng nhau.
Hai cung được gọi là bằng nhau nếu chúng có số đo bằng nhau. Kí hiệu: 
Trong hai cung, cung nào có số đo lớn hơn được gọi là cung lớn hơn. Kí hiệu: hoặc .
Hoạt động 5 (8 phút) : Khi nào thì sđ = sđ + sđ
? Cho C là một điểm nằm trên cung AB vậy C chia cung AB thành mấy cung?
? Vậy khi nào thì sđ=sđ+sđ?
? Làm bài tập ?2
- Thành hai cung AC và CB.
- Khi C là một điểm nằm trên cung AB.
- Trình bày bảng ?2
4. Khi nào thì sđ=sđ+sđ
Cho C là một điểm nằm trên cung AB, khi đó ta nói: điểm C chia cung AB thành hai cung AC và CB.
Điểm C nằm trên cung nhỏ AB Điểm C nằm trên cung lớn AB
Định lí: (SGK)
Chứng minh: (Bài tập ?2)
Hoạt động 6 (5 phút): Củng cố
- Gọi một học sinh đọc bài 2 trang 69 SGK. Yêu cầu học sinh vẽ hình.
?! Áp dụng tính chất góc đối đỉnh, hãy giải bài toán trên?
- Học sinh thực hiện
- Trình bày bảng
Bài 2 trang 69 SGK
Hoạt động 7 (2 phút): Hướng dẫn về nhà
- Học kĩ lý thuyết từ vở và SGK.
- Làm bài tập 1,3, 4, 5, 6 SGK/69.
- Chuẩn bị bài “Luyện tập”.
Tuần 21	 	 Ngày soạn : 04/01/2015
Tiết 38 	 Ngày giảng: 08/01/2015
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
Học sinh ôn tập để nắm vững các kiến thức về góc ở tâm.
2. Kĩ năng: 
	Rèn luyện học sinh kỹ năng vẽ, đo cẩn thận và suy luận lôgíc.
	Biết cách đo góc ở tâm hoặc tính góc ở tâm để tìm số đo hai cung tương ứng, nhất là tìm số đo cung nhỏ.
	Biết cách so sánh hai cung của một đường tròn bằng cách so sánh số đo (độ) của chúng.
	Biết cách chuyển số đo cung (cung nhỏ) sang số đo của góc ở tâm và ngược lại.
3. Thái độ: 
Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn trong tính toán, học tập nghiêm túc, tích cực.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- GV: Giáo án, bảng phụ, thước thẳng, compa, êke. 
- HS: Chuẩn bị bảng nhóm, thước thẳng, compa, êke.
III. Tiến trình dạy học: 
Hoạt động 1 (1 phút) : Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số lớp
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung
Hoạt động 2 (7 phút): Kiểm tra bài cũ
? Như thế nào gọi là góc ở tâm? Vẽ hình minh họa?
? Khi nào thì sđ=sđ+sđ?
- GV nhận xét và cho điểm cho học sinh.
Góc có đỉnh trùng với tâm đường tròn được gọi là góc ở tâm.
Trả lời: Khi điểm C nằm trên cung AB.
Hoạt động 3 (35 phút) : Luyện tập
- GV gọi một học sinh đọc bài 4 trang 69 SGK. Yêu cầu học sinh vẽ lại hình vẽ lên bảng và nhìn vào hình vẽ đọc lại đề bài.
? Muốn tính ta dựa vào đâu? Hãy tính ?
? Muốn tính sđ ta dựa vào đâu? Hãy tính sđ?
- GV gọi một học sinh trình bày bảng. Nhận xét và sửa chữa bài làm.
- GV gọi học sinh lên bảng vẽ hình bài 5 trang 69 SGK. Yêu cầu học sinh nhìn vào hình vẽ đọc lại đề bài.
? Tứ giác OAMB đã biết được số đo mấy góc? Hãy tính số đo góc còn lại và giải thích vì sao?
? Muốn tính số đo cung AmB ta dựa vào đâu? Hãy tính số đo ?
- Gọi học sinh lên bảng, trình bày bài giải.
- Gọi một học sinh lên đọc đề bài 9 trang 70 SGK. Cho các nhóm cùng làm bài tập này. Yêu cầu các nhóm trình bày bài giải và nhận xét bài làm của từng nhóm.
- GV nhận xét và đánh giá bài giải của từng nhóm. Sau đó trình bày lại bài giải một cách đầy đủ.
- Thực hiện theo yêu cầu GV
- Dựa vào rOAT. Vì rOAT là tam giác vuông cân tại A nên .
- Số đo cung AB bằng số đo góc ở tâm AOB. sđ.
- Thực hiện theo yêu cầu học sinh.
- Ta đã biết được số đo 3 góc.
 sđ
sđsđ 
- Thảo luận nhóm.
* Điểm C nằm trên cung 
Ta có 
sđ
sđ- sđ
* Điểm C nằm trên cung 
Ta có 
sđ
sđ
Bài 4 trang 69 SGK
Trong tam giác rOAT có OA = OT và nên rOAT vuông cân tại A. Suy ra: 
Hay .
Vậy sđ.
Bài 5 trang 69 SGK
a. Tính số đo 
Trong tứ giác AMOB có: 
Vậy 
b. Tính số đo 
sđ
sđsđ 
Bài 9 trang 70 SGK
a. Điểm C nằm trên cung 
Ta có 
sđ
sđ- sđ
b. Điểm C nằm trên cung 
Ta có 
sđ
sđ
Hoạt động 5 (2 phút) : Hướng dẫn về nhà
- Bài tập về nhà: 6; 7; 8 trang 69, 70 SGK
- Chuẩn bị bài mới “Liên hệ giữa cung và dây cung”

Tài liệu đính kèm:

  • docHH 37.38.doc