LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức : Củng cố và khắc sâu kiến thức; nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB qua một số bài tập.
2. Kỹ năng : Nhận biết một điểm nằm giữa hay không nằm giữa hai điểm khác.
3. Thái độ : Bước đầu tập suy luận và rèn luyện kỹ năng tính toán.
II. Chuẩn bị :
Giáo viên : SGK, thước thẳng, bảng phụ ghi các bài tập.
Học sinh : SGK, thước thẳng.
III. Hoạt động trên lớp :
Tuần : 10. Ngày soạn : Tiết : 10. Ngày dạy : LUYỆN TẬP I. Mục tiêu : 1. Kiến thức : Củng cố và khắc sâu kiến thức; nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB qua một số bài tập. 2. Kỹ năng : Nhận biết một điểm nằm giữa hay không nằm giữa hai điểm khác. 3. Thái độ : Bước đầu tập suy luận và rèn luyện kỹ năng tính toán. II. Chuẩn bị : Giáo viên : SGK, thước thẳng, bảng phụ ghi các bài tập. Học sinh : SGK, thước thẳng. III. Hoạt động trên lớp : TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 7’ 8’ 8’ 8’ 8’ 1. Ổn định lớp : 2. Kiểm tra bài cũ : -Khi nào thì độ dài đoạn thẳng AM cộng MB bằng độ dài đoạn thẳng AB ? Giải BT : Gọi N là một điểm của đoạn thẳng AB, biết AN = 5cm, AB = 10cm. So sánh AN và NB ? 3. Dạy bài mới :(luyện tập) -Treo bảng phụ bài tập 48, SGK trang 121 : Em Hà có sợi dây dài 1,25m, em dùng dây đó đo chiều rộng của lớp học. Sau bốn lần căng dây đo liên tiếp thì khoảng cách giữa hai đầu dây và mép tường còn lại bằng độ dài sợi dây. Hỏi chiều rộng lớp học ? -Hướng dẫn hs giải, gọi 01 hs trình bày bảng. -Treo bảng phụ bài tập 49, SGK trang 121 : Gọi M và N là hai điểm nằm giữa hai mút đoạn thẳng AB. Biết rằng AN = BM. So sánh AM và BN. Xét cả hai trường hợp như hình vẽ : -Gọi 2 hs lên bảng trình bày, mỗi hs làm 1 câu. -Treo bảng phụ bài tập 50, SGK trang 121 : Cho ba điểm V, A, T thẳng hàng. Điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại nếu : TV + VA = TA -Treo bảng phụ bài tập 51, SGK trang 122 : Trên một đường thẳng, hãy vẽ ba điểm V, A, T sao cho TA = 1cm, VA = 2cm, VT = 3cm. Hỏi điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại ? -Cho hs hoạt động nhóm. 4. Củng cố -Khi M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB. Vì điểm N nằm giữa hai điểm A, B nên ta có : AN + NB = AB 5 + NB = 10 NB = 10 – 5 = 5cm Vậy AN = NB -HS giải : Gọi M, N, P, Q là các điểm trên cạnh mép bề rộng lớp học. Theo đầu bài ta có : AM + MN + NP + PQ + QB = AB. Vì AM = MN = NP = PQ = 1,25 QB = . 1,25 = 0,25m AB = 1,25 . 4 + 0,25 = 5,25m Vậy chiều rộng lớp học : 5,25m -HS giải : a). Vì M nằm giữa A và B, ta có AM + MB = AB Þ AM = AB – MB (1) Vì N nằm giữa A và B, ta có AN + NB = AB Þ NB = AB – AN (2) Mà AN = BM (3) Từ (1), (2), (3) suy ra AM = BN b). Giải tương tự như câu a). Suy ra AM = BN. -HS giải : Ta có : TV + VA = TA Do đó điểm V nằm giữa hai điểm T và A. -Đại diện nhóm trình bày : Ta thấy TA + VA = VT (1 + 2 = 3) Nên điểm A nằm giữa hai điểm V và T. -BT 48, SGK trang 121 : Em Hà có sợi dây dài 1,25m, em dùng dây đó đo chiều rộng của lớp học. Sau bốn lần căng dây đo liên tiếp thì khoảng cách giữa hai đầu dây và mép tường còn lại bằng độ dài sợi dây. Hỏi chiều rộng lớp học ? -BT 49, SGK trang 121 : Gọi M và N là hai điểm nằm giữa hai mút đoạn thẳng AB. Biết rằng AN = BM. So sánh AM và BN. Xét cả hai trường hợp như hình vẽ. -BT 50, SGK trang 121 : Cho ba điểm V, A, T thẳng hàng. Điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại nếu : TV + VA = TA -BT 51, SGK trang 122 : Trên một đường thẳng, hãy vẽ ba điểm V, A, T sao cho TA = 1cm, VA = 2cm, VT = 3cm. Hỏi điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại ? 5. Dặn dò : -Về nhà xem lại các BT đã giải. -Chuẩn bị bài : Vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài.
Tài liệu đính kèm: