Giáo án Hình học lớp 6 - Tiết 17: Số đo góc

1. MỤC TIÊU:

1.1. Kiến thức:

- Hs biết khái niệm số đo góc, biết mỗi góc có một số đo xác định, số đo của góc bẹt bằng 180 0, biết cách so sánh hai góc

- HS hiểu cách đo góc, hiểu khái niệm góc vuông, góc nhọn, góc tù

1.2. Kĩ năng:

- HS thực hiện được: Biết dùng thước đo góc để đo góc, so sánh được hai góc trong hình vẽ

- Hs thực hiện thành thạo bài tập

1.3. Thái độ

 - Thói quen: cẩn thận vẽ hình

 - Tính cách: chính xác

2. NỘI DUNG HỌC TẬP:

Học sinh nắm được cách đo góc, biết được mỗi góc có một số đo.

3. CHUẨN BỊ:

3.1. GV: Thước đo góc, có ghi độ theo 2 chiều

3.2. HS: Thứơc đo góc, có ghi độ theo 2 chiều. Đọc kĩ cách đo góc.

 

doc 4 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 902Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học lớp 6 - Tiết 17: Số đo góc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22 , Tiết 17
Ngày dạy:
SỐ ĐO GÓC
1. MỤC TIÊU:
Kiến thức: 
Hs biết khái niệm số đo góc, biết mỗi góc có một số đo xác định, số đo của góc bẹt bằng 180 0, biết cách so sánh hai góc
HS hiểu cách đo góc, hiểu khái niệm góc vuông, góc nhọn, góc tù
Kĩ năng: 
HS thực hiện được: Biết dùng thước đo góc để đo góc, so sánh được hai góc trong hình vẽ
Hs thực hiện thành thạo bài tập
1.3. Thái độ
 - Thói quen: cẩn thận vẽ hình
 - Tính cách: chính xác
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
Học sinh nắm được cách đo góc, biết được mỗi góc có một số đo.
3. CHUẨN BỊ:
GV: Thước đo góc, có ghi độ theo 2 chiều
HS: Thứơc đo góc, có ghi độ theo 2 chiều. Đọc kĩ cách đo góc. 
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1p) 6a4 
 4.2. Kiểm tra miệng: (5p)
Câu 1 (5điểm): Nêu định nghĩa góc. 
Câu 2 (4điểm): Đọc tên các góc ở hình sau:
Câu 3 (1điểm) Hôm nay chúng ta tìm hiểu bài học gì? Có những nội dung nào?
 * Đáp án:
Câu 1: (SGK/73) 
Câu 2: Góc BAC, góc BAD và góc CAD.
Câu 3: Hôm nay chúng ta tìm hiểu bài Số đo góc. Có 3 nội dung chính là Đo góc, so sánh hai góc và Góc vuông, góc nhọn, góc tù
4.3 Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Vào bài
Làm thế nào để so sánh các góc? Tiết học này chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài học “Số đo góc”
 Hoạt động 1: (12 phút) Đo góc
*Mục tiêu:
- KT: HS biết đo góc
- KN: HS thực hiện thành thạo xác định số đo 1 góc
GV: Để đo độ dài đoạn thẳng ta dùnh dụng cụ gì?
HS: Thước thẳng có chia khoảng.
GV: - Để đo góc ta dùng thước đo góc 
Giới thiệu thước đo góc
GV: Hướng dẫn học sinh cách đo góc và nêu chú ý
HS: Nhắc lại cách đo góc.
GV: Vẽ 1 góc lên bảng
Yêu cầu HS : Xác định số đo của các góc trên hình vẽ? 
GV: Gọi 1 học sinh đo góc để kiểm tra lại kết quả.
Vậy mỗi góc có mấy số đo? 
GV: Vẽ góc bẹt và hỏi: Số đo của góc bẹt bằng bao nhiêu?
HS: Đo và trả lời
GV: Cho HS trả lới miện bài điền khuyết:
- Mỗi góc có  số đo. Số đo của góc bẹt là  .
- Số đo của mỗi góc không vượt quá  . 
GV: Chốt lại thành nhận xét.
HS: Thực hiện ?1
GV: Gọi HS nhận xét sau đó chốt kết quả.
Hoạt động 2: (10 phút) so sánh hai góc
*Mục tiêu:
- KT: HS biết so sánh hai góc
- KN: HS thực hiện thành thạo so sánh số đo 2 góc
GV: Thông báo: Ta so sánh hai góc bằng cách so sánh số đo của chúng.
HS: Quan sát hai góc xOy và uIv trên màn hình và nêu dự đoán.
GV: - Dùng hình ảnh thể hiện việc kiểm tra lại và hướng dẫn cách ghi kết quả.
Thực hiện tương tự với hai góc sOt và pIq
Hai góc bằng nhau khi nào? Hãy so sánh các góc ở hình vẽ trên bảng
GV: Cho HS thực hiện ?2
HS: Nhận xét kết quả.
GV: Chốt lại.
 Hoạt động 3: (10 phút) Góc vuông, góc nhọn, góc tù
*Mục tiêu:
- KT: HS biết góc vuông, góc nhọn , góc tù
- KN: HS thực hiện thành thạo vẽ được góc vuông, góc nhọn, góc tù
GV: Dùng hình ảnh trực quan để dẫn dắt HS xây dựng các khái niệm góc vuông, góc nhọn, góc tù
1/ Đo góc:
a) Dụng cụ: là thước đo góc
b) Cách đo:
- Đặt thước sao cho:
+ Tâm của thước trùng với đỉnh O của góc
+ Một cạnh của góc trùng với vạch số 0 của thước.
- Cạnh kia của góc đi qua vạch bao nhiêu của thước thì số đo của góc là bấy nhiêu độ.
Chẳng hạn : góc xOy bằng 1050 ta viết
c) Nhận xét: 
- Mỗi góc có một số đo. Số đo của góc bẹt là 1800.
- Số đo của mỗi góc không vượt quá 1800.
?1
SGK/77
 Độ mở của cái kéo: 600
 Độ mở của compa: 500
2/ So sánh hai góc: 
Ta so sánh hai góc bằng cách so sánh số đo của chúng. 
- Hai góc bằng nhau nếu số đo của chúng bằng nhau.
O
Góc sOt lớn hơn góc pIq ta viết:
 hoặc 
?2
 SGK/78:
 ; 
Vậy: 
3/ Góc vuông, góc nhọn, góc tù.
 * Góc vuông là góc có số đo bằng 900.
* Góc nhọn là góc nhỏ hơn góc vuông
* Góc tù là góc lớn hơn góc vuông nhưng nhỏ hơn góc bẹt.
 4.4. Tổng kết: (5p)
 BT11/SGK/79:
 ; ; 
BT12/SGK/79:
BT14/SGK/79:
Dự đoán:
- Góc vuông là: H.1, H.5
- Góc nhọn là: H.3, H.6
- Góc tù là: H.4
- Góc bẹt là: H.2
 4.5. Hướng dẫn học tập: (2p)
Đ/v bài học ở tiết này:
Học thuộc cách đo góc. Phân biệt góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
Làm bài tập 13; 14; 15; 16; 17 sgk / 79; 80
Hướng dẫn bài tập 14 /SGK/79
+ Ước lượng bằng mắt xem góc nào là góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt
+ Dùng thước đo góc đo rồi kiểm tra
+ Xác định xem mỗi góc bằng bao nhiêu độ.
Đ/v bài học ở tiết tiếp theo:
Chuẩn bị thước đo góc
Chuẩn bị bài mới: Vẽ góc trên nửa mặt phẳng. 
Chú ý tìm hiểu các nhận xét (SGK/83-84).
5. PHỤ LỤC: sgv + sgk + sbt

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET17.doc