Giáo án Hình học lớp 6 - Tiết 6: Khi nào thì AM + MB = AB

1. MỤC TIÊU:

1.1. Kiến thức

 HS biết một số dụng cụ đo khỏang cách giữa hai điểm trên mặt đất

 HS hiểu nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM +MB = AB và ngược lại

1.2. Kĩ năng

- HS thực hiện được: vận dụng hệ thức AM + MB = AB khi M nằm giữa hai điểm A và B để giải các bài toán đơn giản

- HS thực hiện thành thạo: làm một số bài tập liên quan.

1.3. Thái độ

- Thói quen: cẩn thận vẽ hình

- Tính cách: chính xác

2. NỘI DUNG HỌC TẬP:

 M nằm giữa hai điểm A và B thì AM +MB = AB và ngược lại.

 Một số dụng cụ đo khỏang cách giữa hai điểm trên mặt đất

3. CHUẨN BỊ:

3.1. GV: Thước thẳng, thước cuộn, thước chữ A, bảng phụ

3.2. HS: thước thẳng.

 

doc 3 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 532Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học lớp 6 - Tiết 6: Khi nào thì AM + MB = AB", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9, tiết 9
Ngày dạy: 
KHI NÀO THÌ AM + MB = AB?
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức
 HS biết một số dụng cụ đo khỏang cách giữa hai điểm trên mặt đất
HS hiểu nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM +MB = AB và ngược lại 
1.2. Kĩ năng
- HS thực hiện được: vận dụng hệ thức AM + MB = AB khi M nằm giữa hai điểm A và B để giải các bài toán đơn giản
- HS thực hiện thành thạo: làm một số bài tập liên quan.
1.3. Thái độ
- Thói quen: cẩn thận vẽ hình
- Tính cách: chính xác
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
M nằm giữa hai điểm A và B thì AM +MB = AB và ngược lại.
Một số dụng cụ đo khỏang cách giữa hai điểm trên mặt đất
3. CHUẨN BỊ:
GV: Thước thẳng, thước cuộn, thước chữ A, bảng phụ
HS: thước thẳng.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1p)
	6a2.	6a4
 4.2. Kiểm tra miệng: (5p)
Câu 1: Vẽ ba điểm A; B; C sao cho B nằm giữa A;C. Nói cách vẽ. (4đ)
Câu 2: Trên hình có những đoạn thẳng nào? Kể tên? (3đ)
Câu 3: Đo độ dài các đoạn thẳng trên hình vẽ? (3đ) (đ)
Đáp án:
Câu 1: 
 Cách vẽ: Vẽ ba điểm A, B, C cùng thuộc một đường thẳng.
Câu 2: Trên hình có 3 đoạn thẳng: AB, BC, AC
Câu 3: Chẳng hạn: AB = 20cm , BC = 40cm , AC = 60cm
4.3. Tiến trình bài học: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
 Hoạt động 1: (25 phút) Khi nào thì tổng độ dài hai đoạn thẳng AM và MB bằng độ dài đoạn thẳng AB?
*Mục tiêu:
KT: HS hiểu nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM +MB = AB và ngược lại.
KN: HS nhận biết một điểm nằm giữa hay không nằm giữa hai điểm khác.
GV: Dựa vào bài tập trên hãy so sánh AB + BC và AC?
HS: AB + BC = 20cm + 40cm= 60cm
 AC = 60 cm
 Vậy AB+ BC = AC
GV: Qua bài tập trên ta rút ra: khi nào thì AB + BC = AC ?
HS: Khi điểm B nằm giữa A và C
GV: Chỉ vào tựa bài và hỏi: Vậy khi nào ta có AM + MB = AB?
HS: Khi điểm M nằm giữa A và B
GV: Đó chính là nội dung phần nhận xét/SGK
GV: Gọi HS đọc phần nhận xét
HS: Đọc VD/SGK/120 ( ghi ở bảng phụ)
GV: Dẫn dắt HS giải BT47/SGK/121 để làm mẫu về cách trình bày cho HS.
GV: Cho ba điểm thẳng hàng ta chỉ cần đo độ dài mấy đoạn thẳng mà biết được độ dài của cả ba đoạn thẳng?
HS: Ta chỉ cần đo độ dài của hai đoạn thẳng thì biết độ dài ba đoạn thẳng.
GV: Nếu biết AN + NB = AB thì ta kết luận gì về vị trí của N đối với A và B?
HS: N nằm giữa A và B
Hoạt động 2: (7 phút) Một vài dụng cụ đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất
*Mục tiêu:
KT: HS biết một số dụng cụ đo khỏang cách giữa hai điểm trên mặt đất
KN: Nhận biết thước thẳng , thước cuộn , thước chữ A , thước gấp
GV: Để đo độ dài đoạn thẳng hay k/c giữa hai điểm trên mặt đất ta thường dùng dụng cụ gì?
HS: Nêu một số dụng cụ
GV: gọi HS đọc mục 2 / SGK
1/ Khi nào thì tổng độ dài hai đoạn thẳng AM và MB bằng độ dài đoạn thẳng AB?
 AB + BC = 20cm + 40cm= 60cm
 AC = 60 cm
 Vậy AB+ BC = AC
* Nhận xét: 
Nếu điểm M nằm giữa A và B thì AM + MB = AB , ngược lại nếu AM + MB = AB thì điểm M nằm giữa A và B
* Ví dụ: (SGK/120)
* Bài tập 47/SGK
Vì M nằm giữa hai điểm E và F nên
 EM + MF = EF
Thay EM = 4cm, EF = 8cm
Ta có : 4+ MF = 8
 MF =8-4=4
Vậy MF = 4(cm)
Suy ra EM = MF = (4 cm)
2/ Một vài dụng cụ đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất
Thước thẳng , thước cuộn , thước chữ A , thước gấp .
 4.4. Tổng kết: (5p)
GV: treo bảng phụ có bài tập sau:
Bài tập: Trong ba điểm A, B, C thẳng hàng, điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại nếu: 
 a/ AB=4cm, AC=5cm, BC=1cm
 b/ AB= 1,8cm ; AC= 5,2 cm ; BC= 4cm
HS: Hoạt động nhóm làm và trình bày kết quả ở bảng nhóm.
 Đáp án:
a/ Ta có AB + BC = AC (vì 4 + 1 = 5)
 Suy ra điểm B nằm giữa A và C
b/ BA + AC BC (vì 1,5 + 5,2 4)
 AB + BC AC (vì 1,8 + 4 5)
 AC + BC AB (vì 5,2 + 4 1,8)
Suy ra không có điểm nào nằm giừa hai điểm còn lại trong ba điểm A, B, C
 4.5. Hướng dẫn học tập: (2p)
Đ/v bài học ở tiết này:
Học thuộc phần nhận xét.
Xem lại mẫu trình bày lời giải (BT47/SGK/121)
Làm bài tập 46, 48, 49/ SGK theo mẫu.
Đ/v bài học ở tiết tới:
Chuản bị đầy đủ thước thẳng có chia khoảng
Tiết sau luyện tập.
5. PHỤ LỤC: SGK + SGV + SBT

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET9.doc