Giáo án Hình học lớp 6 - Tiết 7 - Bài 6: Đoạn thẳng

I.MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức:

- Biết khái niệm đoạn thẳng.

2. Về kỹ năng:

- Biết vẽ một đoạn thẳng,

- Nhận biết được một đoạn thẳng trong hình vẽ.

II. CHUẨN BỊ

1. GV: SGK, Giáo án, Bảng phụ, thước thẳng có chia khoảng, phấn màu.

2. HS: SGK, thước thẳng có chia khoảng.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số và điều kiện học tập của lớp.

 

doc 5 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 857Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học lớp 6 - Tiết 7 - Bài 6: Đoạn thẳng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7	Ngày soạn:28/09/2015
Tiết 7	Ngày dạy: 29/10/2015
§6: ĐOẠN THẲNG
I.MỤC TIÊU:
Về kiến thức:
Biết khái niệm đoạn thẳng.
Về kỹ năng:
- Biết vẽ một đoạn thẳng,
- Nhận biết được một đoạn thẳng trong hình vẽ.
II. CHUẨN BỊ
GV: SGK, Giáo án, Bảng phụ, thước thẳng có chia khoảng, phấn màu.
HS: SGK, thước thẳng có chia khoảng.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số và điều kiện học tập của lớp.
Kiểm tra bài cũ: (5 phút).
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Thế nào là một tia? Em hãy lên bảng vẽ một tia?
Tia Ox giới hạn ở đâu?
HS: lên bảng thực hiện:
Tia Ox giới hạn ở gốc O, nhưng không giới hạn “về phía x”.
 3. Bài mới: 
	Ø Giới thiệu bài: Tia Ox bị giới hạn ở gốc O, nhưng không giới hạn “về phía x”. Còn hình bị giới hạn ở hai đầu gọi là gì? Ta sẽ trả lời câu hỏi đó qua bài học hôm nay.
Tiến trình bài dạy:
 Bài mới 	Bài 6: ĐOẠN THẲNG.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Vẽ đoạn thẳng, đoạn thẳng AB là gì ?(13ph).
GV: Vẽ hai điểm A và B. Đặt cạnh thước thẳng đi qua hai điểm A và B, rồi lấy đầu phấn vạch theo cạnh thước từ A đến B, ta được một hình. 
Sau khi nối hai điểm A và B lại, ta được hình ảnh của đoạn thẳng AB.
GV: Khi ta vach đầu phần từ điểm A đến B, đầu phấn đi qua vô số điểm từ A đến B.
GV: Vậy đoạn thẳng AB là gì? Mời HS đọc định nghĩa (SGK/tr115).
GV: Nhấn mạnh lại định nghĩa.
Đoạn thẳng AB còn gọi là đoạn thẳng BA. 
Hai điểm A, B gọi là hai mút (hoặc hai đầu) của đoạn thẳng AB.
GV : Lưu ý HS khi gọi tên đoạn thẳng ta gọi tên hai đầu mút của nó, thứ tự tùy ý. 
GV: Cho hai điểm C và D, hãy vẽ đoạn thẳng và gọi tên đoạn thẳng đó 
GV: Phần giới hạn của đoạn thẳng CD nằm ở đâu? 
Lưu ý : Khi vẽ đoạn thẳng phải vẽ rõ hai mút.
GV: Giờ các em đã biết đoạn thẳng AB là gì, Hãy nêu sự khác nhau giữa đoạn thẳng, tia và đường thẳng.
Quan sát hình vẽ, hãy chỉ ra hình nào là đoạn thẳng , và giải thích vì sao?
(Nâng cao cho lớp học khá):
Trên đường thẳng EF hình c có đoạn thẳng nào?
Dùng bút khác màu tô đoạn thẳng đó và đọc tên đoạn thẳng đó.
Em có nhận xét gì về đoạn thẳng với đường thẳng đó? 
HS làm bài 33(SGK/tr115).
GV: Gọi một HS đọc đề.
GV: Gọi 1 vài HS đứng tại chỗ trình bày.
GV: Cho HS khác nhận xét kết quả của bạn.
Hoạt động 2: Tìm hiểu quan hệ giữa Đoạn thẳng với đoạn thẳng, với tia, với đường thẳng(18ph).
GV: Cho HS quan sát hình vẽ 
GV: Hai đoạn thẳng trên hình có bao nhiêu điểm chung?
GV: Hai đoạn thẳng trên hình 33 được gọi là hai đoạn thẳng cắt nhau. 
GV: vậy hãy cho biết như thế nào gọi là hai đoạn thẳng cắt nhau?
Hình 33: AB và CD cắt nhau tại I. I là giao điểm.
Tương tự như vậy,
Quan sát hình 34 và cho biết:
Đoạn thẳng AB và tia Ox có cắt nhau không? Nếu có chúng cắt nhau tại đâu?
Quan sát hình 35 và cho biết:
Đoạn thẳng AB và đường thẳng xy có cắt nhau không? Chúng cắt nhau tại đâu?
GV: Đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, cắt đường thẳng,cắt tia khi chúng có một điểm chung.
GV: Trường hợp hình vẽ 33,34,35 là các trường hợp thường gặp. Ngoài ra còn có các trường hợp khác.
Giao điểm có thể trùng với mút của đoạn thẳng hoặc trùng với gốc của tia.
GV: Vẽ hai đoạn thẳng AB và CD.
Hình a: Hai đoạn thẳng AB và CD cắt nhau tại đâu?
GV: Ta thấy giao điểm của hai đoạn thẳng trùng với mút của đoạn thẳng.
Tương tự ở những trường hợp hình còn lại.
Hình c: Giao điểm của đoạn thẳng và tia điểm mút của đoạn thẳng trùng với gốc 0.
Hoạt động 3: Củng cố(7ph).
GV: Cho HS đọc đề Bài34(SGK/tr116) và nêu yêu cầu của bài toán.
GV: Cho HS lên bảng trình bày.
GV: Cho HS nhận xét và bổ sung thêm. 
Đoạn thẳng là gì? khi nào đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, cắt tia, cắt đường thẳng?
Hướng dẫn HS làm bài tập 35 (SGK/tr116).
HS: Vẽ hình vào vở.
HS: Đọc định nghĩa.
HS: Lên bảng thực hiện.
HS: Phần giới hạn nằm ở 2 đầu mút của đoạn thẳng.
HS: Đoạn thẳng CD có hai đầu mút giới hạn còn đường thẳng AB không bị giới hạn về hai phía, ta không xác định được hai điểm đầu mút của nó, Tia AB bị giới hạn ở gốc A và không bị giới hạn về phía B.
HS: Có đoạn thẳng EF.
HS: Vẽ và đọc tên đoạn thẳng
HS: Đoạn thẳng là một phần của đường thẳng chứa nó.
HS: Đọc đề bài 33: 
a) Hình gồm hai điểm R và S và tất cả các điểm nằm giữa R, S được gọi là đoạn thẳng RS.
Hai điểm R, S được gọi là hai mút của đoạn thẳng RS.
b) Đoạn thẳng PQ là hình gồm điểm P, điểm Q và tất cả các điểm nằm giữa P và Q.
HS: Có 1 điểm chung
HS: Hai đoạn thẳng cắt nhau chỉ có một điểm chung.
HS: Đoạn thẳng AB tia Ox cắt nhau tại K, K là giao điểm.
HS: Đoạn thẳng AB và đường thẳng xy cắt nhau tại H, H là giao điểm.
HS:
Hình a: Hai đoạn thẳng AB và CD cắt nhau tại D, D là giao điểm cũng là mút D của đoạn thẳng CD.
HS: Đọc đề bài tập 34
HS: Lên bảng trình bày.
1. Đoạn thẳng AB là gì ? 
Đoạn thẳng AB là hình gồm điểm A, điểm B và tất cả các điểm nằm giữa A, B. 
Hai điểm A, B gọi là hai mút (hoặc hai đầu) của đoạn thẳng AB.
Nhận xét: Đoạn thẳng là một phần của đường thẳng chứa nó.
Bài tập 33(SGK/tr115).
a) Hình gồm hai điểm và tất cả các điểm nằm giữa R, S được gọi là đoạn thẳng RS.
Hai điểm R, S được gọi là hai mút của đoạn thẳng RS.
b) Đoạn thẳng PQ là hình gồm điểm P, điểm Q và tất cả các điểm nằm giữa P và Q.
2. Đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, cắt tia, cắt đường thẳng.
a) Đoạn thẳng cắt đoạn thẳng:
AB và CD cắt nhau tại I. I là giao điểm.
b) Đoạn thẳng cắt tia:
Đoạn thẳng AB cắt tia Ox tại K, K là giao điểm
c) Đoạn thẳng cắt đường thẳng
Đoạn thẳng AB và đường thẳng xy cắt nhau, giao điểm là điểm H.
Các trường hợp khác Giao điểm có thể trùng với mút của đoạn thẳng hoặc trùng với gốc của tia:
 Hình a Hình b
Hình c Hình d
Hình e
Bài tập 34(SGK/tr166):
Hướng dẫn 
Có ba đoạn thẳng là : AB, AC và BC( hoặc BA,CA và CB).
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà(2ph).
Học sinh về nhà học bài và làm bài tập 36, 37, 39(SGK/tr116).
Chuẩn bị bài mới.
Mỗi tổ tiết sau đem : tổ 1 thước dây, tổ 2 thước gấp.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
.

Tài liệu đính kèm:

  • docChuong_I_6_Doan_thang.doc